Tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Đắk Nông
Mục tiêu Đắk Nông đã và đang thực hiện là xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, có khả năng cạnh tranh dựa trên nền tảng của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa công nghệ cao.
Tỉnh Đắk Nông có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục Quốc lộ 14 và Quốc lộ 28 giao thương thuận lợi với tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng là các địa phương có nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tương đối phát triển, với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ là thị trường tiêu thu nông sản đầy triển vọng, là điều kiện tốt để vươn ra thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Nông còn có quỹ đất nông nghiệp tương đối lớn, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Trước đây, trong giai đoạn 2005- 2010, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tại Đắk Nông tăng bình quân 7,5%. Đến năm 2012, tổng giá trị sản xuất của ngành đạt hơn 5.000 tỷ đồng, chiếm hơn 50% GDP của toàn tỉnh Đắk Nông. Trong các năm 2012, 2013 tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp tiếp tục đạt khá.
Ngoài ra, khi xét về năng suất, sản lượng ở một số loại cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp còn có bước phát triển vượt bậc. Như năng suất cà phê trước đây bình quân 1,5 tấn/ha đã tăng lên 2,3 tấn/ha vào năm 2013; cây ngô từ 5tấn/ha lên 7tấn/ha và lúa từ 4-5tấn/ha tăng 5,8 – 6 tấn/ha. Mặt khác, nếu như năm 2005, giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác từ 15,9 triệu đồng/ha/năm thì năm 2013 đã tăng lên gần 60 triệu đồng/ha/năm, gấp gần 4 lần.
Chăn nuôi gia cầm
Mục
tiêu tổng quát của nền nông nghiệp công nghệ cao mà tỉnh Đắk Nông đã và
đang thực hiện là xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo
hướng hiện đại, bền vững, có khả năng cạnh tranh dựa trên nền tảng của
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa công nghệ cao, đảm bảo an ninh lương
thực và vệ sinh môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Bảo đảm vững
chắc an ninh lương thực trong tỉnh.Gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nông dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao trình độ dân trí, trình độ sản xuất, kỹ thuật canh tác cho nông dân để làm chủ nông thôn mới. Thực hiện tốt các tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát tiển, hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội, môi sinh, môi trường được đảm bảo.
Ngành nông nghiệp Đắk Nông đã chủ động lựa chọn cây, con chủ lực để quy hoạch, phát triển những vùng chuyên canh với quy mô sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chăm sóc vườn hoa công nghệ cao. Ảnh: Trọng Ngọc
Cụ thể,
tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình trồng
trọt mang lại hiệu quả như sản xuất Chanh dây tại các huyện Đắk R’Lấp,
Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Glong; Chanh không hạt tại Đăk Rlấp, Tuy Đức; rau
an toàn và hoa cao cấp trong nhà kính, nhà lưới, tưới nước tiết kiệm
tại thị xã Gia Nghĩa, Đắk Mil, Cư Jút, Krông Nô; Đăk Glong; khoai tây
Atlantic tại Đắk Song, Tuy Đức, Đắk Mil; Khoai lang Nhật tại Tuy Đức,
Đắk Song.Xây dựng mô hình trồng xen ca cao trong vườn điều tại huyện Đắk Rlấp; cây cọ dầu tại huyện Đắk Glong, cây Mắc ca tại huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Tuy Đức, Krông Nô; cây Măng tây xanh tại huyện Tuy Đức; lúa công nghệ cao tại huyện Krông Nô; cây ăn quả (đặc biệt là nhóm cây có múi) tại thị xã Gia Nghĩa, Đắk Mil, Đắk Glong; sản xuất hoa, cây cảnh tại thị xã Gia Nghĩa, Krông Nô và huyện Đắk Mil; đầu tư sản xuất chè công nghệ cao tại Tuy Đức; phát triển ca cao, hồ tiêu bền vững và thực hiện sản xuất cà phê theo quy trình 4C UTZ Certified (cà phê bền vững, đảm bảo thân thiện với môi trường, tăng giá trị sản xuất).
Hồ tiêu Đắk Song. Ảnh: Trọng Ngọc
Tỉnh
Đắk Nông cũng đã quy hoạch và đầu tư xây dựng khu công nghiệp công nghệ
cao với quy mô 120ha để xây dựng các mô hình trình diễn, thực hiện các
đề tài nghiên cứu, thu hút các nhà khoa học, doanh nghiệp đầu tư chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với
điều kiện cụ thể của tỉnh. Mỗi địa phương hình thành các vùng nông
nghiệp công nghệ cao, đồng thời đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng
thực hành nông nghiệp tốt (GAP); xây dựng, nhân rộng các mô hình phòng
trừ dịch hại bằng các chế phẩm sinh học trên các loại cây trồng (lúa,
rau, đậu đỗ, cà phê...), đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ
môi trường.Đối với lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản đã từng bước chuyển đổi phương thức chăn nuôi, thủy sản theo hướng trang trại. Quy hoạch vùng chăn nuôi, nuôi thủy sản gắn với bảo vệ môi trường và an toàn sinh học. Xã hội hóa hoạt động dịch vụ khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi, thú ý, thủy sản để huy động các nguồn lực phát triển chăn nuôi, nuôi thủy sản. Triển khai xây dựng các Trung tâm giống về chăn nuôi, thủy sản tại địa bàn huyện. Tiếp tục thực hiện cải tạo đàn bò địa phương bằng giống bò đực lai Brahman đỏ tại huyện Cư Jút và mở rộng ra các huyện Đắk G’Long, Tuy Đức.
Để phát triển sản xuất nông nghiệp, ngoài đầu tư của Nhà nước và nỗ lực của chính những nông dân thì điều quan trọng nữa phải kể đến đó là sự đầu tư, góp sức của khối doanh nghiệp. Vì vậy, trong những năm tới, sản xuất nông nghiệp Đắk Nông sẽ tiếp tục tập trung mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng trung tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, trung tâm sản xuất giống thuuỷ sản; thành lập cơ sở chế biến và chăn nuôi bò sữa.
Mặt khác, Đắk Nông còn mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ gia súc theo quy trình khép kín với dây chuyền trang thiết bị hiện tại, chế biến nông sản với những chính sách ưu đãi hấp dẫn về đất đai, thuế.
(Nguồn: baodautu.vn)