Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa
Trong năm 2014-2015, cả nước chuyển đổi khoảng 260 ngàn ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Ảnh minh họa |
Đây là
mục tiêu đặt ra tại quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng
lúa giai đoạn 2014-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa
phê duyệt.
Quy
hoạch cũng nêu rõ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa nhằm mục
tiêu vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa,
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho người dân, góp
phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường và
thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo nguyên tắc chuyển đổi nhưng
không được làm mất các yếu tố phù hợp để trồng lúa, khi cần thiết có thể
quay lại trồng lúa mà không phải đầu tư lớn; cây trồng chuyển đổi phải
có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao
hơn trồng lúa.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo vùng
Theo quy
hoạch, vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung chuyển đổi mô hình chuyên
lúa sang mô hình luân canh 2 lúa – màu, 1 lúa – 2 màu; chuyên rau, màu
và lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Năm 2014-2015, chuyển đổi khoảng 112
ngàn ha diện tích gieo trồng lúa, trong đó chuyển sang trồng ngô 30
ngàn ha, đậu tương 8 ngàn ha, vừng, lạc 11 ngàn ha; rau, hoa 27 ngàn
ha…Giai đoạn 2016-2020, tiếp tục chuyển đổi khoảng 204 ngàn ha.
Vùng
Đồng bằng sông Hồng, tập trung chuyển đổi mô hình 2 lúa sang trồng các
loại rau, hoa, màu; mô hình 1 lúa chuyển sang trồng rau màu, mô hình
trồng lúa sang lúa – cá và tăng diện tích cây màu vụ Đông trên đất trồng
lúa.
Vùng
Trung du miền núi phía Bắc, chuyển đổi một số diện tích 2 vụ lúa sang
trồng rau các loại, hoa; chuyển đổi mô hình 1 lúa sang trồng rau, màu,
tăng cường cây vụ Đông trên đất trồng lúa.
Vùng Bắc
Trung bộ, trong năm 2014-2015 chuyển đổi khoảng 26 ngàn ha đất lúa sang
trồng ngô, đậu tương, vừng, lạc…Giai đoạn 2016-2020 chuyển đổi tiếp 34
ngàn ha đất lúa sang các cây trồng khác.
Đối với vùng Duyên hải Nam trung bộ, giai đoạn 2014-2020, chuyển đổi khoảng 105 ngàn ha đất lúa sang các cây trồng khác.
Đối với vùng Tây Nguyên, chuyển đổi khoảng 15 ngàn ha đất trồng lúa sang trồng ngô và các cây trồng khác.
Vùng Đông
Nam bộ, tập trung chuyển đổi mô hình chuyên lúa sang các loại cây có
giá trị kinh tế cao như hoa, cây cảnh, rau an toàn
(Nguồn: chinhphu.vn