Chủ động phòng, trừ dịch bệnh trên vật nuôi và cây trồng
Kiểm tra tình hình dịch bệnh sâu cuốn lá nhỏ ở xã Quỳnh Diễn (Quỳnh Lưu, Nghệ An).
(Ảnh: minh hoạ)
Nguyên
nhân một phần do nước lũ từ thượng nguồn đổ về, mang phù sa đỏ ngầu
cộng thêm thời tiết mưa nhiều làm môi trường thay đổi đột ngột khiến cá
tra dễ bệnh về gan, thận, mủ. Theo UBND xã Phổ Thạnh (Đức Phổ, Quảng
Ngãi), tại lồng nuôi của 12 hộ ở khu vực phía trong cửa biển Sa Huỳnh,
tình trạng cá chết đã xảy ra hàng loạt.
Chính quyền địa phương đang phối hợp cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và xác định nguyên nhân. Hiện vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên), tình hình dịch bệnh tôm ở vụ nuôi thứ hai đang diễn biến phức tạp, nguyên nhân do nắng nóng kéo dài kết hợp gió nam khiến tôm bị yếu, không đủ sức đề kháng. Một số hộ thả nuôi chưa đồng bộ, chất lượng con giống không bảo đảm.
Tính đến đầu tháng 8, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuống giống được 334.800 ha lúa, chiếm 42,43% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm trước 7,6%.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý các địa phương vùng ĐBSCL cần rà soát lại tình hình sản xuất lúa thu đông, nơi nào có điều kiện bảo đảm sản xuất an toàn cần hướng dẫn nông dân mở rộng diện tích gieo trồng, nhưng lưu ý đề phòng lũ lớn về sớm. Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho biết: Sâu cuốn lá nhỏ trên lúa tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và miền núi phía bắc, phát sinh cao hơn nhiều so với những năm gần đây, nguy cơ gây hại cao. Cần theo dõi và phòng trừ trên những diện tích có mật độ cao, nhất là lúa giai đoạn đòng - trỗ. Theo Chi cục BVTVLâm Đồng: Bệnh bạc lá lúa tuy có xuất hiện trong nhiều năm qua nhưng chỉ rải rác và mức độ gây hại không đáng kể. Tuy nhiên, từ vụ hè thu 2014, lần đầu tiên bệnh này đã xuất hiện tập trung ở cánh đồng huyện Đạ Tẻh với diện tích nhiễm bệnh lên đến 25 ha và tỷ lệ gây hại từ 50% đến 80% (cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước). Toàn tỉnh Bình Phướchiện có 15.646 ha cây cà-phê đang trong giai đoạn ra hoa và đậu trái. Chi cục BVTV tỉnh cho biết, hiện diện tích bị rệp sáp gây hại là 109 ha, diện tích do bệnh gỉ sắt gây hại là 130 ha. Dự báo thời gian tới, nông dân cần chú ý tới bệnh nấm hồng, gỉ sắt, rệp sáp, rệp vảy có thể phát sinh mạnh.
Ngày 7-8, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đác Nông phối hợp UBND huyện Đác R'lấp, thị trấn Kiến Đức tiến hành kiểm tra địa điểm sụt lún đất xảy ra tại tổ dân phố 4, thị trấn Kiến Đức. Đoàn kiểm tra đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Đác R'lấp cần có phương án di dời các hộ dân ra khỏi khu vực trên và lập biển cảnh báo, cấm người dân đi vào khu vực này khi có mưa lớn. Các ngành chức năng của tỉnh và huyện đang khẩn trương tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng sụt lún đất này.
Chính quyền địa phương đang phối hợp cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và xác định nguyên nhân. Hiện vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên), tình hình dịch bệnh tôm ở vụ nuôi thứ hai đang diễn biến phức tạp, nguyên nhân do nắng nóng kéo dài kết hợp gió nam khiến tôm bị yếu, không đủ sức đề kháng. Một số hộ thả nuôi chưa đồng bộ, chất lượng con giống không bảo đảm.
Tính đến đầu tháng 8, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuống giống được 334.800 ha lúa, chiếm 42,43% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm trước 7,6%.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý các địa phương vùng ĐBSCL cần rà soát lại tình hình sản xuất lúa thu đông, nơi nào có điều kiện bảo đảm sản xuất an toàn cần hướng dẫn nông dân mở rộng diện tích gieo trồng, nhưng lưu ý đề phòng lũ lớn về sớm. Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho biết: Sâu cuốn lá nhỏ trên lúa tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và miền núi phía bắc, phát sinh cao hơn nhiều so với những năm gần đây, nguy cơ gây hại cao. Cần theo dõi và phòng trừ trên những diện tích có mật độ cao, nhất là lúa giai đoạn đòng - trỗ. Theo Chi cục BVTVLâm Đồng: Bệnh bạc lá lúa tuy có xuất hiện trong nhiều năm qua nhưng chỉ rải rác và mức độ gây hại không đáng kể. Tuy nhiên, từ vụ hè thu 2014, lần đầu tiên bệnh này đã xuất hiện tập trung ở cánh đồng huyện Đạ Tẻh với diện tích nhiễm bệnh lên đến 25 ha và tỷ lệ gây hại từ 50% đến 80% (cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nước). Toàn tỉnh Bình Phướchiện có 15.646 ha cây cà-phê đang trong giai đoạn ra hoa và đậu trái. Chi cục BVTV tỉnh cho biết, hiện diện tích bị rệp sáp gây hại là 109 ha, diện tích do bệnh gỉ sắt gây hại là 130 ha. Dự báo thời gian tới, nông dân cần chú ý tới bệnh nấm hồng, gỉ sắt, rệp sáp, rệp vảy có thể phát sinh mạnh.
Ngày 7-8, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đác Nông phối hợp UBND huyện Đác R'lấp, thị trấn Kiến Đức tiến hành kiểm tra địa điểm sụt lún đất xảy ra tại tổ dân phố 4, thị trấn Kiến Đức. Đoàn kiểm tra đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Đác R'lấp cần có phương án di dời các hộ dân ra khỏi khu vực trên và lập biển cảnh báo, cấm người dân đi vào khu vực này khi có mưa lớn. Các ngành chức năng của tỉnh và huyện đang khẩn trương tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng sụt lún đất này.
(Nguồn: nhandan.com.vn)