-
Tôi là một nông dân trồng lúa đã nhiều năm. Tôi thấy vụ lúa nào nông dân cũng phải phun phòng bệnh lem lép hạt, công ty cho tôi hỏi nguyên nhân gây bệnh này và cách phòng trị như thế nào để có hiệu quả tốt nhất?
- Triệu trứng
- Nguyên nhân
- Do nhện gié: nhện gié thường sống trong các bẹ lá lúa. Khi mật độ cao chúng có thể bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển. Các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép.
- Do vi khuẩn Pseudomonas glumae (hay Bukhoderia glumae), vi khuẩn này làm thối đen hạt hoặc gây vết bệnh trên vỏ hạt.
- Do các loại nấm: Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp, Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp, Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens…
- Trên các chân đất ruộng nhiễm phèn, nhiễm mặn thì các bệnh gạch nâu, đốm nâu sẽ phát triển mạnh và cũng làm cho hạt lúa bị lem lép về sau.
- Ngoài ra, các loại sâu bệnh tấn công lúa vào giai đoạn đòng trổ như bệnh đạo ôn cổ bông, rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít cũng làm gia tăng bệnh lem lép hạt
- Biện pháp phòng trừ
- Chọn giống sạch bệnh, không dùng giống tại các ruộng có biểu hiện bệnh lem lép
- Xử lý giống bằng hóa chất để loại bỏ các bào tử nấm có trên vỏ hạt (dùng KMnO4 1% để ngâm giống trong 1h hoặc dùng các thuốc ngâm giống có bán trên thị trường)
- Phun thuốc phòng ngừa bệnh lem lép khi lúa đã trỗ đều. Sử dụng thuốc AzostarGold 625SC (hoạt chất Azoxystronin và Carbendazim) để ngừa bệnh lem lép hiệu quả và dưỡng lá đòng, dưỡng hạt sáng chắc.
-
Vườn cao su nhà tôi ở Tây Ninh bị phấn trắng trên lá rất nhiều làm lá vàng và rụng. Bệnh này làm ảnh hưởng đến sản lượng mủ cao su thu hoạch của tôi, mong công ty chỉ giúp thuốc phòng trị bệnh phấn trắng hiệu quả?
- Triệu chứng
Một đọt cành bị bệnh phấn trắng
- Nguyên nhân
- Biện pháp phòng trừ
- Ở những vườn có nguy cơ nhiễm bệnh cao và những vườn cây năm trước đã bị bệnh thì căn cứ vào thời gian ra lá mới để quyết định dùng thuốc bvtv phun ướt toàn bộ lá để phòng bệnh
- Dùng thuốc Galirex 55SC (hoạt chất hexaconazole) để phòng trị hiệu quả bệnh nấm phấn trắng trên cây cao su. Cách dùng: pha 1 lít Galirex 55SC pha với 600 – 700 lít nước phun ướt toàn bộ tán lá cao su. Chú ý tập trung phun ướt mặt dưới lá và phun ướt tới ngọn. Thời điểm phun là khi trong vườn có 10% lá non nhú chân chim tới khi 80 lá đã già. Mỗi lần phun cách nhau 5-7 ngày, phun vào lúc sáng sớm ít gió.
-
Tôi là một người dân trong vùng chuyên canh cây mãng cầu tại Tây Ninh. Trên cây mãng cầu có rệp sáp rất khó trị, tôi đã dùng nhiều loại thuốc nhưng hiệu quả không cao. Nhờ công ty chỉ giúp thuốc nào có thể diệt hiệu quả được rệp sáp để nông dân trồng mãng cầu có thể sử dụng?
- Triệu chứng
- Nguyên nhân
- Biện pháp phòng trị
- Cắt bỏ các cành, lá có quá nhiều rệp bu bám để loại bỏ nguồn phát sinh rệp trong vườn
- Dọn sạch cỏ rác quanh gốc cây, diệt kiến để hạn chế tác nhân giúp rệp sáp di chuyển từ cây này sang cây khác
- Dùng sản phẩm Bamper 500EC (hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl, Buprofezin, Imidacloprid) để diệt rệp hiệu quả. Có thể trộn chung Bamper 500EC với dầu khoáng để dễ phá vỡ cấu trúc sáp của rệp và hạn chế con đường hô hấp của rệp.
-
Cây ớt của nhà tôi và 1 số người dân trong vùng Đơn Dương hiện đang bị một hiện tượng rất lạ là nó bị héo rũ trong khi lá còn xanh mặc dù vẫn được tưới nước bình thường. Các cây ớt cứ lần lượt héo rồi chết. Tôi và những người dân ở trong vùng đã có mua các loại thuốc trừ nấm bệnh để sử dụng nhưng bệnh vẫn lây lan làm chết nhiều cây trong vườn. Nhờ công ty chỉ giúp nguyên nhân gây nên hiện tượng héo xanh của cây ớt và các cách phòng trị?
- Triệu chứng
Cách nhận biết:
Dùng dao xẻ dọc thân cây sẽ thấy các mạch dẫn bị phá hủy có màu nâu. Dùng tay bóp mạnh đoạn thân này sẽ thấy có dịch nhầy màu trắng sữa chảy ra hoặc lấy đoạn thân này ngâm trong nước sẽ thấy có những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.
- Nguyên nhân
- Biện pháp phòng trị
- Luân canh cây trồng (không trồng với các cây họ cà, họ đậu, có thể luân canh với cây lúa nước)
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục và bón vôi
- Tưới nước vừa đủ, trồng trên đất thoát nước tốt
- Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh
- Diệt các côn trùng chích hút để hạn chế tác nhân truyền bệnh vi khuẩn
- Dùng thuốc BVTV đặc trị bệnh vi khuẩn như thuốc Kamycinusa 75SL (hoạt chất Ningnanmycin và Kasugamycin) hoặc Strepgold 100WP (hoạt chất Streptomycin sulfate) để phòng trị bệnh vi khuẩn
- Kamycinusa 75SL: pha 15 – 20ml Kamycinusa 75SL với 25 lít nước để phun ướt đều các cây ớt khi bị bệnh héo xanh do vi khuẩn. Có thể phun lặp lại sau 7 – 10 nếu áp lực bệnh cao (số cây bị bệnh nhiều)
- Strepgold 100WP: pha 15g Strepgold 100WP với 16 lít nước để phun ướt đều các cây ớt khi bị bệnh héo xanh do vi khuẩn. Có thể phun lặp lại sau 7 – 10 nếu áp lực bệnh cao (số cây bị bệnh nhiều)
-
Nhà tôi ở huyện Chợ Gạo có trồng 5 công ớt chỉ thiên. Gần đây ớt của tôi bị thối trái còn non khá nhiều, làm rụng trái hàng loạt không thu hoạch được. Trên lá cây cũng bị đốm nâu, hơi lõm làm lá vàng và rụng. Công ty cho tôi hỏi cây của tôi có phải mắc bệnh thán thư không và có cách nào phòng trị hiện tượng này hiệu quả không?
- Triệu trứng
- Nguyên nhân
- Biện pháp phòng và trị
- Trước khi trồng mới thì phải thu gom các tàn dư của cây bệnh vụ trước đem đi tiêu huỷ để tránh lây lan nguồn bệnh cho cây trồng mới
- Lên luống cao, phủ bạt nylon để hạn chế nguồn bệnh từ đất lây lan lên cây ớt
- Xử lý hạt giống bằng dung dịch thuốc tím KMnO4 0,1% trong 1 giờ để loại nấm bệnh có trên hạt giống
- Luân canh với những nhóm cây trồng khác
- Không bón thừa đạm
- Trồng ớt với mật độ thích hợp tạo sự thông thoáng để không gây ẩm độ cao trong tán làm phát sinh nấm bệnh
- Trong quá trình bón lót nên bổ sung nguồn nấm đối kháng trichoderma. Loại nấm này sẽ cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với nấm bệnh, phân huỷ các chất hữu cơ trong đất, tiết ra kháng sinh để diệt nấm bệnh
- Sử dụng phân bón lá Catado (Vôi sữa) để bổ sung lượng Canxi giúp cho màng tế bào của các tế bào lá và tế bào trái vững chắc hơn, hạn chế được sự xâm nhiễm phát triển của nấm bệnh. Catado (Vôi sữa) còn giúp ức chế sự phát triển của nấm bệnh giúp cây cứng chắc, cho lá và trái có màu sắc đặc trưng. Cách dùng: pha 15 – 20 ml Catado (Vôi sữa) với 16 – 25 lít nước để phun ướt toàn bộ cây ớt. Phun định kỳ 10 ngày/lần
- Biện pháp hóa học:
Cách dùng:
- BPByms 800WP: Pha 19 – 28 g BPByms 800WP với khoảng 25 – 32 lít nước để phun ướt đều toàn bộ cây ớt. Phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần
- Galirex 55SC: Pha 60 ml Galirex 55SC với khoảng 25 – 32 lít nước để phun ướt đều toàn bộ cây ớt. Phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần
- Khi áp lực bệnh cao thì có thể phối hợp 2 loại thuốc này để có thể phòng trị bệnh thán thư hiệu quả tốt hơn.
-
Nhà tôi ở Vĩnh Long có 4 công trồng bưởi da xanh. Hiện nay các cây bưởi đều đang có trái và bị sâu đục trái gây hại nặng làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái. Tôi có dùng một số loại thuốc trừ sâu trên thị trường nhưng thấy chưa hiệu quả, mong công ty chỉ giúp cách nào phòng trừ sâu đục trái bưởi được hiệu quả hơn?
- Triệu chứng
- Nguyên nhân
- Sâu đục quả bưởi gây hại nặng ở giai đoạn trái từ 2-3 tháng tuổi và kế đến là trái chuẩn bị thu hoạch thương phẩm làm ảnh hưởng đến năng suất
Cách phòng trị sâu đục trái bưởi- Tiêu huỷ trái bị nhiễm sâu và không di chuyển đất có chứa nhộng từ vườn này sang vườn khác
- Tìm và diệt sâu trưởng thành đang buông tơ thả xuống đất
- Bao trái để tránh sự tấn công của con ngài (thành trùng của sâu đục quả bưởi)
- Thiên địch: Các nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy ong Cotesia flavipes ký sinh trên sâu non trong khi ong Chelonus sp ký sinh trên nhộng. Giai đoạn nhộng cũng bị tấn công bởi một số loài ăn mồi như Solenopsis geminata hoặc bởi mối Euborellia stali hoặc nhện bắt mồi Zygiella calyptrata
- Biện pháp hoá học: theo dõi thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu. Khi thấy tỷ lệ quả bị sâu khoảng 7 – 10% thì tiến hành phun thuốc. Có thể dùng sản phẩm Bamper 500EC để diệt sâu đục trái hiệu quả. Bamper 500EC có 3 thành phần là Chlorpyrifos ethyl, Buprofezin, Imidacloprid để xông hơi, tiếp xúc, vị độc đối với sâu đục trái và làm chống lột xác, hoá nhộng, thay đổi tập tính sinh sản của sâu trưởng thành. Cách dùng: pha 480ml thuốc Bamper 500EC với khoảng 400 – 500 lít nước để phun cho 1ha. Có thể phun đều trên toàn bộ tán cây nhưng nên tập trung vào khu vực có quả.
- Cần lưu ý là hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và vị trí của sâu trong quả. Sâu non và lúc sâu chưa đục sâu vào trong quả sẽ dễ bị diệt bởi thuốc hơn so với sâu trưởng thành đã đục sâu vào bên trong quả. Phun thuốc muộn hiệu quả phòng trừ sẽ giảm do sâu ít chết hơn. Thêm vào đó, phun quá muộn, khi quả đã bị sâu hại nặng đặc biệt hại đến thịt quả, phẩm chất quả sẽ giảm
-
Phun thuốc trừ sâu ở nhiệt độ cao có lợi hay có hại?Ở điều kiện nhiệt độ cao, trời nóng bức, phun thuốc trừ sâu rất dễ bị ngộ độc, vì càng nóng, hơi độc bốc lên càng mạnh, phản ứng hóa học giữa thuốc sâu với các chất trong cơ thể càng nhanh. Vì vậy, người ta tránh phun thuốc trong một số giờ nóng bức trưa hè. Tuy nhiên nhiệt độ cao và ẩm độ cao làm cho thuốc phun trên cây nhanh chóng bị phân hủy và có thể rút ngắn thời gian từ khi phun cho tới lúc thu hoạch mà không sợ thuốc vẫn còn sót lại trên cây trồng
-
Xin cho biết sơ lược về tác nhân của các loại bệnh ở cây trồng?Bệnh cây trồng gây ra do các loại nấm, vi khuẩn và virút. Thường các loại này ký sinh không thể thấy bằng mắt thường. Các bệnh này lây lan nhanh do gio,ï mưa hoặc do sâu, tuyến trùng hay do các loại dụng cụ.Thông thường một cây bệnh có thể phát triển, lây lan ra toàn bộ cánh đồng. Biện pháp rất có hiệu qủa là phòng ngừa và hủy bỏ các loại cây bệnh để ngăn chặn gây hại ra diện rộng.
-
Phải xử lý như thế nào nếu bị đổ vỡ thuốc trên đường vận chuyển?Nếu bị đổ vỡ, rò rỉ trên đường vận chuyển, phải làm theo chỉ dẫn sau:
- Bịt kín lỗ rò rỉ
- Không để người và gia súc đến gần
- Lấy đất, cát, mùn cưa thấm thuốc, quét sạch
- Rửa sạch xe bị đổ thuốc
- Chôn hoặc đốt thực phẩm bị nhiễm độc
- Chôn sâu chai bể, cặn bã thuốc ở nơi an toàn
-
Những điểm nào cần lưu ý khi đọc nhãn thuốc bảo vệ thực vật?Những điểm nào cần lưu ý khi đọc nhãn thuốc bảo vệ thực vật?Hướng dẫn sử dụng thuốc phải ghi rõ bằng tiếng địa phương trên mỗi loại thuốc. Nếu nhãn thuốc không có phần hướng dẫn sử dụng thì phải có kèm theo tờ bướm hướng dẫn phụ. Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun thuốc
Các điểm quan trọng cần lưu ý trên nhãn thuốc là:
- Tên thương mãi, tên hoạt chất, công ty nào sản xuất?
- Thuốc này phòng trừ loại dịch hại gì? Trên cây trồng gì?
- Phương pháp sử dụng như thế nào?
- Độ độc thế nào đối với người sử dụng?
- Phòng độc như thế nào?
- Những mặt nào cần chú ý để ngăn ngừa?
- Có dư lượng nguy hiểm không? Thời gian cách ly an toàn sau khi phun?
-
Hiện tại gia đình tôi đang canh tác gần 3 hecta mãng cầu tại Tây Ninh. Trong quá trình canh tác, chúng tôi nhận thấy mãng cầu có hiện tượng dòi trong trái chín và trái sống trên cây sau khi hái xuống để chín. Tôi quan sát thấy thủ phạm chính là ruồi vàng (xem link ảnh dưới đây). Cho tôi hỏi hiện tại có phương cách nào phòng trừ con này. Xin cám ơn nhiều Link ảnh: http://d.f11.photo.zdn.vn/upload/original/2012/07/21/17/26/13428663831958988339_574_574.jpgRuồi đục trái ( Bactrocera dorsalis), thuộc họ Trypetidae, bộ Diptera, là một loài côn trùng gây hại khá phổ biến trên nhiều loại trái cây như: táo, ổi, xoài, nhãn, mận (doi), đu đủ… của nước ta.
Do đặc điểm của chúng là con cái dùng vòi đẻ trứng vào bên trong vỏ trái, nên việc dùng thuốc hóa học để phun xịt thường không mang lại hiệu quả mong muốn. Hơn nữa loài ruồi này thường xuất hiện và gây hại cho trái từ khi trái già chín trở đi, nên nếu phun xịt thuốc hóa học sẽ rất khó đảm bảo được thời gian cách ly của thuốc. Vì thế để hạn chế tác hại của ruồi đục trái chúng ta phải áp dụng những biện pháp mang tính chất đặc thù riêng như bao trái nếu có điều kiện hoặc trồng cây xua đuổi như cây sả hoặc dùng bẫy bả dẫn dụ con trưởng thành đến để tiêu diệt.
Hiện nay trên thị trường có các chế phẩm dẫn dụ ruồi đục trái như Vizubon-D của công ty VIPESCO, Flykill, Jianet của công ty JIANON, Sofri protein 10 DD của công ty thuốc sát trùng Cần Thơ. Trong đó chế phẩm Sofri prorein có khả năng dẫn dụ cả ruồi trưởng thành đực lẫn ruồi cái. Tuy nhiên để tăng hiệu quả tiêu diệt ruồi đục trái bằng các chế phẩm dẫn dụ, anh nên cùng phối hợp với các vườn trồng xung quanh đặt bẫy cùng lúc, trên diện rộng và đồng loạt. Khi sử dụng thuốc BVTV anh cần đọc kỹ nhãn thuốc để được hướng dẫn chi tiết trước khi sử dụng.
-
Do đâu thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường?Thuốc gây ô nhiễm môi trường do các trường hợp sau:
- Thuốc rò rỉ, rơi vải khi lưu chứa trong kho, khi vận chuyển, pha trộn và phun thuốc
- Không xử lý các bao bì, chai, lo đựng thuốc sau khi sử dụng trên đồng ruộng
- Rửa các dụng cụ chứa thuốc, bơm thuốc dư thừa vào nguồn nước hoặc đổ ra ven đường
Nên nhớ:
- Không sử dụng thuốc gần các nguồn nước cho ăn, uống và ao hồ nuôi cá
- Thuốc còn dư sau khi phun, cần pha loãng ra 10 lần, phun tiếp trên cây trồng, không đổ bỏ vào môi trường. -
Xin cho biết những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?Thuốc bảo vệ thực vật là thuốc độc. Độc đối với người, sinh vật và làm ô nhiễm môi trường. Người sử dụng thuốc phải biết được tính năng độc hại của các loại thuốc và cần phải được tập huấn để phòng ngừa và xử lý tai nạn rủi ro. Nhân viên phân phối thuốc và người bán thuốc phải hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho khách hàng. Nên nhớ: Không cho phép người không biết sử dụng thuốc đi phun xịt thuốc Cấm trẻ em và gia súc đến gần dụng cụ phun thuốc khi chưa được lau chùi sạch sẽ.
-
Làm thế nào để chọn thuốc sử dụng cho có hiệu quả?Muốn mua thuốc phải biết loại dịch hại và và phải xác định được thời gian nào cần sử dụng. Nếu không biết, phải hỏi cán bộ chuyên môn hoặc người bán thuốc. Khi sử dụng thuốc, phải nắm được:
- Lọai thuốc, hoạt tính
- Thời gian và cách sử dụng
- Liều lượng, cách pha trộn
- Phương pháp phun hoặc rải
- Biện pháp an toàn
- Băng màu biểu hiện độ độc
- Thuốc còn trong hạn sử dụng
- Có đầy đủ số đăng ký chất lượng và kinh doanh -
Thuốc bảo vệ thực vật là gì? Cách phân loại tổng quát ra sao?Thuốc bảo vệ thực vật là loại hóa chất có thể tiêu diệt hoặc phòng trừ dịch hại. Dịch hại là sinh vật, vi sinh vật, các loại sâu hại, các loài gậm nhấm ... cỏ khả năng gây hại cho cây trồng và lương thực. - Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại: - Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ ve - Thuốc trừ ốc, sên - Thuốc trừ tuyến trùng - Thuốc trừ gậm nhấm - Thuốc trừ vi khuẩn - Thuốc trừ nấm mốc - Thuốc trừ trừ cỏ Thuốc bảo vệ thực vật có hiệu lực đối với dịch hại bằng nhiều cách khác nhau như qua đường ruột, qua miệng, qua da, qua hít thở....
Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae) và có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc