Tôm nuôi sáng giá ở ĐBSCL
Khi
cây lúa không còn thống trị ở “ngôi vương” tại vựa lúa ĐBSCL thì thủy
sản chính là ứng cử viên số 1. Trong đó, con tôm nuôi nước lợ là sáng
giá nhất do thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Năm nay, người nuôi tôm tại ĐBSCL thắng lớn với diện tích, sản lượng tăng mạnh và giá cả đầu ra luôn duy trì ở mức cao.
Tại
tỉnh Kiên Giang, với các hình thức thả nuôi gồm: thâm canh công nghiệp,
quảng canh - quảng canh cải tiến và tôm – lúa, chỉ trong 10 tháng đầu
năm đã đạt 116.675 ha, vượt 3,3% so với kế hoạch. Trong đó, nuôi tôm –
lúa tăng mạnh, đạt gần 90.000 ha. Sản lượng tôm thu hoạch đến nay đã đạt
57.189 tấn, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các huyện vùng U Minh Thượng (huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận) và Gò Quao, khu vực phát triển nghề nuôi tôm - lúa chính của tỉnh đều tăng mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng. Thậm chí, chính con tôm đã cứu nguy, giúp ngành nông nghiệp lấy lại đà tăng trưởng dương.
Ông Lê Hữu Toàn, Trưởng phòng NN-PTNT Gò Quao cho biết, năm nay toàn huyện bị giảm khoảng trên 2.000 ha lúa, trong đó có hơn 1.000 ha chuyển sang làm tôm – lúa. Vì vậy, sản lượng tôm nuôi của huyện ước vượt khoảng 500 tấn so với kế hoạch. Tương tự, huyện An Minh hụt giảm khoảng 15.000 tấn lúa, nhưng bù lại sản lượng tôm ước đạt khoảng 20.900 tấn, tăng 900 tấn so với kế hoạch. Ngoài ra, huyện còn phát triển 1.450 ha tôm càng xanh và cua biển nuôi xen canh với tôm nước lợ (ước sản lượng cua khoảng 12.600 tấn)… Huyện Vĩnh Thuận sản lượng lúa sụt giảm 9.000 tấn, nhưng sản lượng tôm nuôi tăng, ước đạt 12.500 tấn nên phần nào bù đắp sản lượng lúa hụt giảm.
Lão nông Lê Văn Lương, xã Thuận Hòa, huyện An Minh, có 3 ha sản xuất theo mô hình tôm – lúa cho biết: “Đợt hạn mặn lịch sử cách đây mấy năm đã làm cho đất đai vùng này nhiễm mặn khá nặng, làm lúa liên tục thất mùa. Năm nay trời mưa nhiều nhưng cây lúa sống cũng khá èo uột. Nếu không có con tôm nước lợ thì dân ở đây chắc phải bỏ xứ đi làm thuê hết. Hiện đã là vụ nghịch nhưng nhiều hộ vẫn còn tôm trong vuông, tuy không nhiều nhưng có thu hoạch lai rai, sống khỏe nhờ giá tôm cao”.
Còn vùng Tứ giác Long Xuyên (huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành và TX Hà Tiên), tôm nuôi công nghiệp cũng phát triển tốt, đến nay đã đạt 2.084 ha thả nuôi. Đặc biệt là mô hình nuôi tôm 2-3 giai đoạn, nuôi công nghệ cao đã giúp nhiều người nuôi thắng lớn. Nuôi trong nhà có mái che đã giúp giảm thiểu những tác động bất lợi từ môi trường. Công nghệ lọc nước tuần hoàn giúp người nuôi tăng vụ thả nuôi ngay cả trong điều kiện không thể lấy được nước mặn từ biển.
Hộ ông Trần Đình Bửu, ở xã Thổ Sơn, Hòn Đất, người đã có 23 năm gắn bó với nghề nuôi tôm, cho biết: “Nuôi tôm công nghệ cao với ao nuôi lót bạt đáy, mái che lưới lan sẽ giúp giảm thiểu được những tác động bất lợi từ môi trường, hạn chế dịch bệnh, nuôi được mật độ cao, năng suất tăng gấp nhiều lần so với nuôi ao đất truyền thống. Chính nhờ nuôi công nghệ cao 3 giai đoạn mà giờ này tôi vẫn thả được tôm nuôi, sẽ cho thu hoạch trong khoảng 1-2 tháng nữa, thời điểm mà thị trường thường khan hiếm tôm nguyên liệu trầm trọng”.
Phó
Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang Quảng Trọng Thao đánh giá: “Là năm thắng
lợi đối với người nuôi tôm của tỉnh. Không chỉ tăng về diện tích thả
nuôi mà sản lượng cả năm ước sẽ vượt mốc 63.000 tấn (kế hoạch năm của
ngành), ít nhất sẽ tăng thêm hơn 1.000 tấn tôm nguyên liệu”. Vì hiện
nay, vùng nuôi tôm công nghiệp, các doanh nghiệp và hộ nuôi vẫn duy trì
thả nuôi. Các vùng nuôi quảng canh đang chuẩn bị cải tạo để sớm vào vụ
nuôi mới khi điều kiện cho phép.
Ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu cho biết, từ đầu năm đến nay tình hình nuôi trồng thủy sản có gặp một số khó khăn nhất định như: thời tiết diễn ra phức tạp, giá vật tư đầu vào vẫn giữ ở mức cao, nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản còn hạn chế so với nhu cầu. Nhưng với kinh nghiệm sản xuất hiện có trong dân kết hợp với quỹ đất phục vụ nuôi trồng thủy sản khá lớn và giá tôm nguyên liệu cao, đặc biệt là đối với tôm thẻ chân trắng nên tiến độ thả nuôi đạt xấp xỉ cùng kỳ năm 2016.
Diện tích nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh Bạc Liêu vào khoảng 133.600 ha, hiện đang nuôi 101.205 ha, trong đó nuôi tôm 98.553 ha. Đối tượng nuôi gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng với các hình thức nuôi quảng canh, tôm - lúa (90.799 ha) bán thâm canh và siêu thâm canh (7.754 ha). Diện tích thủy sản đã thu hoạch là 122.029 ha, sản lượng đạt 153.517 tấn, riêng diện tích tôm nước lợ đã thu hoạch là 74.457 ha. Có 3.644 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đang được nông dân cải tạo, thả nuôi lại, sẽ cho thu hoạch vào dịp Tết sắp tới.
Những
mô hình nuôi trồng nổi bật ở Bạc Liêu đem lại hiệu quả kinh tế cao như:
Mô hình nuôi tôm thẻ thâm canh với giá thành sản xuất bình quân 70 ngàn
đồng/kg, tổng doanh thu 2,7 tỷ đồng/ha/vụ, lợi nhuận bình quân 600
triệu/ha/vụ; mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh, giá thành sản
xuất bình quân 106 ngàn đồng/kg, tổng doanh thu 710 triệu đồng/ha/vụ,
lợi nhuận bình quân 332 triệu đồng/ha...
Hiện tại, tỉnh Bạc Liêu có nhiều đơn vị nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với diện tích gần 972 ha, diện tích mặt nước thả nuôi tôm là 95 ha, đến nay thu hoạch được hơn 57 ha, sản lượng thu được 1.550 tấn, với năng suất bình quân khá cao, đạt 27,1 tấn/ha, diện tích đang còn tôm là 36,5 ha.
Còn tại Cà Mau, trong tháng 10 tỉnh đã thu sản lượng thủy sản ước đạt 46.000 tấn, tăng 110,31% so với cùng kỳ, trong đó, sản lượng tôm nuôi là 15.600 tấn, bằng 120,46% so với cùng kỳ. Như vậy, lũy kế đến nay sản lượng tôm nuôi của tỉnh này đã đạt 139.730 tấn, bằng 108,93% so với cùng kỳ.
Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các cơ sở chế biến tôm xuất khẩu hợp tác liên kết xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm sạch, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu truy xuất nguồn gốc tôm, đảm bảo an toàn thực phẩm để có đủ nguyện liệu phục vụ chế biến và thị trường đầu ra luôn ổn định
(Nguồn: Tây Đô)
Tăng tốc
Tâm trạng chung của phần lớn nông dân nuôi tôm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL năm nay đều rất phấn khởi. Do tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, tôm thu hoạch vừa trúng mùa, vừa trúng giá. Giá tôm nguyên liệu luôn duy trì ở mức cao là yếu tố quan trọng thúc đẩy người nuôi mạnh dạn đầu tư.Nuôi tôm công nghệ cao giúp nông dân thả nuôi được vụ nghịch, kể cả trong điều kiện không thể lấy được nước mặn từ biển. (Ảnh: Thắng Ngọc) |
Các huyện vùng U Minh Thượng (huyện An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận) và Gò Quao, khu vực phát triển nghề nuôi tôm - lúa chính của tỉnh đều tăng mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng. Thậm chí, chính con tôm đã cứu nguy, giúp ngành nông nghiệp lấy lại đà tăng trưởng dương.
Ông Lê Hữu Toàn, Trưởng phòng NN-PTNT Gò Quao cho biết, năm nay toàn huyện bị giảm khoảng trên 2.000 ha lúa, trong đó có hơn 1.000 ha chuyển sang làm tôm – lúa. Vì vậy, sản lượng tôm nuôi của huyện ước vượt khoảng 500 tấn so với kế hoạch. Tương tự, huyện An Minh hụt giảm khoảng 15.000 tấn lúa, nhưng bù lại sản lượng tôm ước đạt khoảng 20.900 tấn, tăng 900 tấn so với kế hoạch. Ngoài ra, huyện còn phát triển 1.450 ha tôm càng xanh và cua biển nuôi xen canh với tôm nước lợ (ước sản lượng cua khoảng 12.600 tấn)… Huyện Vĩnh Thuận sản lượng lúa sụt giảm 9.000 tấn, nhưng sản lượng tôm nuôi tăng, ước đạt 12.500 tấn nên phần nào bù đắp sản lượng lúa hụt giảm.
Lão nông Lê Văn Lương, xã Thuận Hòa, huyện An Minh, có 3 ha sản xuất theo mô hình tôm – lúa cho biết: “Đợt hạn mặn lịch sử cách đây mấy năm đã làm cho đất đai vùng này nhiễm mặn khá nặng, làm lúa liên tục thất mùa. Năm nay trời mưa nhiều nhưng cây lúa sống cũng khá èo uột. Nếu không có con tôm nước lợ thì dân ở đây chắc phải bỏ xứ đi làm thuê hết. Hiện đã là vụ nghịch nhưng nhiều hộ vẫn còn tôm trong vuông, tuy không nhiều nhưng có thu hoạch lai rai, sống khỏe nhờ giá tôm cao”.
Còn vùng Tứ giác Long Xuyên (huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành và TX Hà Tiên), tôm nuôi công nghiệp cũng phát triển tốt, đến nay đã đạt 2.084 ha thả nuôi. Đặc biệt là mô hình nuôi tôm 2-3 giai đoạn, nuôi công nghệ cao đã giúp nhiều người nuôi thắng lớn. Nuôi trong nhà có mái che đã giúp giảm thiểu những tác động bất lợi từ môi trường. Công nghệ lọc nước tuần hoàn giúp người nuôi tăng vụ thả nuôi ngay cả trong điều kiện không thể lấy được nước mặn từ biển.
Hộ ông Trần Đình Bửu, ở xã Thổ Sơn, Hòn Đất, người đã có 23 năm gắn bó với nghề nuôi tôm, cho biết: “Nuôi tôm công nghệ cao với ao nuôi lót bạt đáy, mái che lưới lan sẽ giúp giảm thiểu được những tác động bất lợi từ môi trường, hạn chế dịch bệnh, nuôi được mật độ cao, năng suất tăng gấp nhiều lần so với nuôi ao đất truyền thống. Chính nhờ nuôi công nghệ cao 3 giai đoạn mà giờ này tôi vẫn thả được tôm nuôi, sẽ cho thu hoạch trong khoảng 1-2 tháng nữa, thời điểm mà thị trường thường khan hiếm tôm nguyên liệu trầm trọng”.
Giá tôm nguyên liệu luôn duy trì ở mức cao là yếu tố quan trọng thúc đẩy người nuôi mạnh dạn đầu tư. (Ảnh: Thắng Ngọc) |
Giá tôm khởi sắc
Thị trường đầu ra của con tôm khá rộng mở nên giá tôm nguyên liệu luôn được duy trì ở mức cao. Tình hình xuất khẩu tôm trong 9 tháng năm 2017 đạt 2,7 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tôm Việt Nam được xuất khẩu sang 93 thị trường, tăng 8 thị trường so với năm 2016. Tuy nhiên, cơn bão số 12 vừa qua đã làm thiệt hại hàng nghìn ha nuôi trồng thủy sản ở khu vực miền Trung, trong đó có nhiều diện tích nuôi tôm. Theo dự đoán, khả năng giá tôm nguyên liệu tiếp tục tăng thêm trong những tháng cuối năm, do nguồn cung hạn chế.Ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu cho biết, từ đầu năm đến nay tình hình nuôi trồng thủy sản có gặp một số khó khăn nhất định như: thời tiết diễn ra phức tạp, giá vật tư đầu vào vẫn giữ ở mức cao, nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản còn hạn chế so với nhu cầu. Nhưng với kinh nghiệm sản xuất hiện có trong dân kết hợp với quỹ đất phục vụ nuôi trồng thủy sản khá lớn và giá tôm nguyên liệu cao, đặc biệt là đối với tôm thẻ chân trắng nên tiến độ thả nuôi đạt xấp xỉ cùng kỳ năm 2016.
Diện tích nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh Bạc Liêu vào khoảng 133.600 ha, hiện đang nuôi 101.205 ha, trong đó nuôi tôm 98.553 ha. Đối tượng nuôi gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng với các hình thức nuôi quảng canh, tôm - lúa (90.799 ha) bán thâm canh và siêu thâm canh (7.754 ha). Diện tích thủy sản đã thu hoạch là 122.029 ha, sản lượng đạt 153.517 tấn, riêng diện tích tôm nước lợ đã thu hoạch là 74.457 ha. Có 3.644 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đang được nông dân cải tạo, thả nuôi lại, sẽ cho thu hoạch vào dịp Tết sắp tới.
Tôm nuôi sáng giá. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ - Vũ Hoàng) |
Hiện tại, tỉnh Bạc Liêu có nhiều đơn vị nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với diện tích gần 972 ha, diện tích mặt nước thả nuôi tôm là 95 ha, đến nay thu hoạch được hơn 57 ha, sản lượng thu được 1.550 tấn, với năng suất bình quân khá cao, đạt 27,1 tấn/ha, diện tích đang còn tôm là 36,5 ha.
Còn tại Cà Mau, trong tháng 10 tỉnh đã thu sản lượng thủy sản ước đạt 46.000 tấn, tăng 110,31% so với cùng kỳ, trong đó, sản lượng tôm nuôi là 15.600 tấn, bằng 120,46% so với cùng kỳ. Như vậy, lũy kế đến nay sản lượng tôm nuôi của tỉnh này đã đạt 139.730 tấn, bằng 108,93% so với cùng kỳ.
Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các cơ sở chế biến tôm xuất khẩu hợp tác liên kết xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm sạch, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu truy xuất nguồn gốc tôm, đảm bảo an toàn thực phẩm để có đủ nguyện liệu phục vụ chế biến và thị trường đầu ra luôn ổn định
(Nguồn: Tây Đô)