Chuyển đến nội dung chính

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu


Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình.
Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae) và có kỹ thuật trồng cây rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó

Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó

Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc và Lào.

Kỹ thuật trồng cây

Người dân có thể trồng cây lá lốt quanh năm. Lá lốt có thể phát triển trên nhiều chân đất, nhưng tốt là ở đất nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng. Người trồng có thể lên liếp với tỉ lệ sau:15 cm x chiều dài vườn x 1,2 m; khoảng cách giữa các liếp khoảng 3 cm.
Người dân có thể trồng cây trong thùng xốp để tiết kiệm không gian

Người dân có thể trồng cây lá lốt trong thùng xốp để tiết kiệm không gian

Sau đó, bà con chọn những cây lá lốt sinh trưởng mạnh (lá xanh bóng, mượt, kích thước lá to) cắt thành từng đoạn dài 20 – 30 cm để giâm. Người dân giâm những đoạn thân vừa cắt trực tiếp trên liếp đã chuẩn bị để trồng, giâm từng hàng vào đất (ngập 2/3 đoạn thân vừa cắt), sau đó tưới nước nhẹ cho cây đủ ẩm. Hằng ngày, cây cần được tưới nước 2 lần. Lượng phân bón cho 1.000 m2 được tính như sau: bón lót gồm hỗn hợp phân chuồng hoai 1,5 tấn, phân lân 35 kg; bón thúc: phân Urê 10 – 12 kg.
Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch
Lá lốt là loại cây trồng ít sâu bệnh hại. Trong trường hợp trồng cây với mật độ dày thì những lá phía dưới hay bị cháy đầu lá nhưng sản phẩm thu được từ lá lốt thường là những lá non, do đó công tác bảo vệ thực vật trên cây tương đối nhẹ.

Cây lá lốt ít khi bị sâu bệnh
Cây lá lốt rất ít bị sâu bệnh
Sau khi trồng khoảng 1 tháng, người trồng có thể thu hoạch lá lốt. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà bà con có thể cắt nguyên đoạn thân (chừa lại 10 – 15 cm để cho cây tái sinh) hoặc hái lá.
Công dụng của lá lốt
Ngoài công dụng làm rau ăn, lá lốt còn được làm thuốc sắc uống chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay, chân, đi ngoài lỏng. Trong chế biến món ăn, lá lốt tươi luộc chung với các rau khác thường có mùi thơm, nồng.

Chả lá lốt là món ăn đặc trưng của người Việt Nam
Chả lá lốt là món ăn truyền thống của người Việt Nam
Loài thực vậy này thường được làm gia vị khi nấu canh với mít, chuối, cua, ốc, ba ba, xào với thịt trâu, thịt bò, gói chả nướng, thịt nướng. Thành phần dinh dưỡng trong lá lốt gồm: Nước 86,5g, Protein 4,3g, Gluxit 5,4g, Xơ 2,5g, Tro 1,3g, Canxi 260mg, Photpho 980mg, Sắt 0,4mg, Caroten 8,1mg, Vitamin C 34mg
(Nguồn: taydo)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tích cực phòng trừ đạo ôn

Tích cực phòng trừ đạo ôn Dự báo, thời gian tới bệnh đạo ôn hại lá có thể gây hại trên diện rộng. Riêng đối với những diện tích lúa trỗ sớm trong tháng 4, bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh. (Ánh minh hoạ)   Vụ xuân năm nay, tỉnh Tuyên Quang gieo cấy 20.169 ha lúa, đạt 104,3% kế hoạch. Hiện lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ đến đứng cái làm đòng; tuy nhiên thời tiết diễn biến bất thường, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại rải rác trên một số giống nhiễm như BC 15, HT 1, Bắc thơm số 7, nếp... với diện tích 7 ha tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa, TP Tuyên Quang..., tỷ lệ bệnh nơi cao 3 - 5 % số lá. Dự báo, thời gian tới bệnh đạo ôn hại lá có thể gây hại trên diện rộng. Riêng đối với những diện tích lúa trỗ sớm trong tháng 4, bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh.   Anh Vũ Đình Tám, Trưởng trạm BVTV huyện Yên Sơn cho biết, trạm đã phân công cán bộ, bám sát cơ sở phối hợp với khuyến nông hướng dẫn bà con thực hiện bón cân đối NPK, không bón quá nhiều ho

Người Tây Nguyên khánh kiệt trong đại hạn lịch sử

Người Tây Nguyên khánh kiệt trong đại hạn lịch sử Hàng loạt vườn tiêu, cà phê ở Tây Nguyên chết khô sau nhiều tháng không đủ nước tưới khiến người dân phải chặt bỏ "dù đứt từng khúc ruột". Những ngày đầu tháng 4, trên rẫy tiêu, cà phê ở các khu vực tâm hạn của Tây Nguyên - được đánh giá là nghiêm trọng nhất 20 năm qua - người dân đã buông xuôi mặc khối tài sản cả trăm triệu đồng chết khô vì không có nước tưới. Nhiều hộ quyết định nhổ cọc tiêu, chặt cà phê chuyển sang trồng các loại cây ngắn ngày, chịu hạn như bắp, cỏ cho bò. Những trụ tiêu được người dân Tây Nguyên nhổ bỏ vì không chịu nổi hạn hán. Ảnh:   Duy Trần Thẫn thờ nhìn rẫy tiêu hơn 1,2 ha (từng thu hơn 250 triệu đồng hồi năm ngoái - đang héo dần), ông Võ Lâm Ba (huyện Chư Pưh, Gia Lai) - nơi hạn hán nghiêm trọng nhất Tây Nguyên - cho biết đang nhổ bỏ dần các cọc tiêu. Diện tích mới sẽ được ông chia ra trồng bắp và cỏ để nuôi đàn bò 4 con. &