Chuyển đến nội dung chính

Lợi ích của cây trồng biến đổi gen GMO

Lợi ích của cây trồng biến đổi gen GMO

Cây trồng biến đổi gen (GMO) được tạo ra để đạt được những tính trạng mong muốn như kháng côn trùng hoặc đẩy nhanh giai đoạn chín của trái cây, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đã có 8 loại cây trồng GMO phổ biến hiện nay (ngô, đậu tương, bông, cây cải dầu, cỏ linh lăng, củ cải đường, đu đủ, bí đỏ).

Những lợi ích của cây trồng GMO
- Kháng côn trùng: Tính trạng này giúp nông dân được bảo đảm cả mùa vụ khỏi các loại sâu bệnh, giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu và giảm chi phí đầu vào.
 Loi ich cua cay trong bien doi gen GMO
Mô hình trồng ngô biến đổi gen ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Ảnh: Trang Thu
- Chịu hạn: Cây trồng GMO thể hiện khả năng chịu hạn có thể phát triển ở những khu vực thổ nhưỡng khô hạn hơn, bảo tồn nguồn nước và các nguồn tài nguyên môi trường khác.

- Chịu thuốc diệt cỏ: Cây trồng chịu được những loại thuốc diệt cỏ nhất định giúp nông dân sử dụng thuốc diệt cỏ để diệt cỏ dại chỉ khi cần thiết và tạo điều kiện cho nông dân áp dụng phương pháp canh tác không cày xới để bảo tồn lớp đất mặt, ngăn chặn tình trạng xói mòn và giảm lượng phát thải khí các-bon.
- Kháng bệnh: Thông qua hoạt động GMO, ngành đu đủ của Hawaii đã có thể phục hồi sau khi bị tê liệt bởi dịch đốm vòng trên cây đu đủ.
- Hàm lượng dinh dưỡng tăng/được cải thiện: Giống đậu nành GMO đang được phát triển hiện nay được tăng cường hàm lượng dầu, giống dầu ô-liu, giữ được lâu hơn và không chứa chất béo chuyển hóa.
Ai canh tác GMO?
Hiện nay, có nhiều thông tin cho rằng, chỉ có nông dân Mỹ mới trồng cây trồng GMO? Song thực tế cho thấy, tính đến năm 2014, cây trồng GMO đã được canh tác, nhập khẩu và/hoặc nghiên cứu trong các thử nghiệm thực địa tại 70 quốc gia trên thế giới. Theo TS Clive James- Chủ tịch sáng lập Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (ISAAA), tính đến nay, đã có 3.083 giấy chứng nhận đã được ban hành cho 357 sự kiện GMO thuộc 27 loại cây trồng khác nhau, trong đó 1.458 giấy chứng nhận cho sử dụng làm thực phẩm (sử dụng trực tiếp hoặc chế biến), 958 giấy chứng nhận cho sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (sử dụng trực tiếp hoặc chế biến) và 667 giấy chứng nhận phóng thích ra môi trường. Nhật Bản là quốc gia phê duyệt nhiều nhất (201 giấy chứng nhận), tiếp theo là Mỹ (171 giấy chứng nhận, không kể các sự kiện tổ hợp), Canada (155 giấy chứng nhận)…
Cũng theo báo cáo Triển vọng Ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học trên toàn cầu đầu năm 2015 của ISAAA, trong năm 2014, 181,5 triệu ha cây trồng công nghệ sinh học đã được canh tác trên toàn cầu, tăng hơn 6 triệu ha so với năm 2013.
Theo Trung tâm Quốc tế về đánh giá rủi ro đối với môi trường (CERA), tính đến 2014, đã có 60 sự kiện ngô GMO được cấp phép trồng trọt ngoài môi trường tự nhiên. Các đặc tính chủ yếu được biến đổi ở ngô là kháng sâu, chống chịu thuốc trừ cỏ và nâng cao hàm lượng dinh dưỡng. tỷ USD. Giá trị tăng thêm khi canh tác ngô kháng sâu là 4.8%.
(Nguồn: taydo)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Tích cực phòng trừ đạo ôn

Tích cực phòng trừ đạo ôn Dự báo, thời gian tới bệnh đạo ôn hại lá có thể gây hại trên diện rộng. Riêng đối với những diện tích lúa trỗ sớm trong tháng 4, bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh. (Ánh minh hoạ)   Vụ xuân năm nay, tỉnh Tuyên Quang gieo cấy 20.169 ha lúa, đạt 104,3% kế hoạch. Hiện lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ đến đứng cái làm đòng; tuy nhiên thời tiết diễn biến bất thường, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại rải rác trên một số giống nhiễm như BC 15, HT 1, Bắc thơm số 7, nếp... với diện tích 7 ha tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa, TP Tuyên Quang..., tỷ lệ bệnh nơi cao 3 - 5 % số lá. Dự báo, thời gian tới bệnh đạo ôn hại lá có thể gây hại trên diện rộng. Riêng đối với những diện tích lúa trỗ sớm trong tháng 4, bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh.   Anh Vũ Đình Tám, Trưởng trạm BVTV huyện Yên Sơn cho biết, trạm đã phân công cán bộ, bám sát cơ sở phối hợp với khuyến nông hướng dẫn bà con thực hiện bón cân đối NPK, không bón quá nhiều ho

Định hướng dài hạn nhằm thu hút vốn FDI vào nông nghiệp

Định hướng dài hạn nhằm thu hút vốn FDI vào nông nghiệp Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Lê Bá Liễu/TTXVN) Là ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế, song dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng hạn chế so với nhu cầu thu hút vốn và những kỳ vọng. Trong khi đầu tư nước ngoài của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư nước ngoài của cả nước. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có một chiến lược, định hướng dài hạn để thu hút vốn FDI. FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được đặc biệt coi trọng và được khuyến khích để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Với quyết tâm vực dậy nguồn vốn này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh Bộ sẽ rà soát lại cơ chế chính sách để thực sự khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, từ đó tạo m