Tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa và cây trồng cạn (HOÀ BÌNH)
Theo Chi cục phó BTVT, dự báo những ngày tới tiếp tục có các đợt không khí lạnh, mưa nhỏ, mưa phùn, ngày thiếu nắng, đêm có nhiều sương là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh trên cây lúa.
Cán bộ trạm BVTV huyện Lương Sơn điều tra đối tượng sâu bệnh hại trên trà lúa chiêm - xuân xã Nhuận Trạch.
|
Bệnh sẽ tiếp tục xuất hiện gây hại trên trà sớm và chính vụ ở giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ, bệnh hại nặng sẽ gây lụi từng chòm, từng ruộng. Rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ hại chủ yếu trên trà sớm và chính vụ, có thể gây cháy chòm hay cả ruộng trên trà sớm, những chân ruộng lúa sinh trưởng kém. Từ ngày 15/3 – 1/4, sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 vũ hóa rộ, sâu non hại diện rộng từ cuối tháng 3 – giữa tháng 4 trên tất cả các trà lúa, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ gây xơ trắng bộ lá. Các bệnh lùn sọc đen, vàng lùn, lùn xoắn lá có thể xuất hiện trên trà sớm, giống nhiễm, giai đoạn đẻ nhánh rộ. Chi cục BTVT khuyến cáo, các địa phương cần tập trung chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn bà con nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi triển khai các biện pháp chăm sóc, bón phân cho lúa và cây trồng cạn theo đúng quy trình kỹ thuật. Lưu ý bón đầy đủ, cân đối đam, lân, kali giúp lúa sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức đề kháng, khắc phục hiện tượng vàng lá sinh lý và hạn chế sâu bệnh cuối vụ. Tiếp tục quản lý chặt nguồn nước, hỗ chứa nước, chủ động chống hạn cho diện tích lúa đã cấy. Đối với những nơi đã xuất hiện đạo ôn lá chỉ đạo phun trừ sớm bằng các thuốc đặc hiệu, tăng cường điều tra, phát hiện sớm để phòng trừ kịp thời. Trạm BVTV các huyện, thành phố cần theo dõi sát diễn biến thời tiết, nắm bắt diện tích và cơ cấu giống lúa, tỷ lệ lúa lai, chú ý phân loại tỷ lệ các giống nhiễm rầy và theo dõi diễn biến rầy di trú trên lúa mới cấy, chỉ đạo xử lý kịp thời các đối tượng dịch hại trên lúa và các cây trồng cạn khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao |
(Nguồn: taydo)