Lo ngại tăng phát thải khí nhà kính do nông nghiệp
S Mai Văn Trịnh – Phó Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp (IAE) cho biết, các khí thải như CO2, CH4, N2O thải ra môi trường từ hoạt động sản xuất nông nghiệp ở mức cao hiện nay đang góp phần vào hiện tượng nóng lên của toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp nói riêng và đời sống con người nói chung trong tương lai.
Theo
đó, trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng như hiện
nay, việc phát thải khí nhà kính từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp
là mối lo ngại lớn của các nhà khoa học.
Tại
Hội thảo “Công nghệ sinh học, hướng phát triển cho tương lai” do Đại sứ
quán Mỹ tại Việt Nam và Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM tổ chức ngày
19.8, ông Trịnh cho biết, trong điều kiện canh tác bình thường, hoạt
động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam làm phát sinh khoảng 95,74 triệu
tấn CO2.
Con số
này đã giảm xuống mức 83,55 triệu tấn vào năm 2010 khi Bộ NNPTNT thực
hiện “Đề án giảm phát thải trong ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn đề ra đến năm 2020” với nhiều giải pháp để tăng năng suất sản xuất,
giảm phát thải khí nhà kính.
Để
giảm lượng khí nhà kính thải ra môi trường, các nhà khoa học khuyến cáo
áp dụng các biện pháp kỹ thuật như thoát nước giữa vụ, giảm lượng hạt
giống, sử dụng phân bón hợp lý, hiệu quả, thay việc đốt bỏ rơm rạ trên
đồng ruộng bằng việc xử lý thành phân hữu cơ sinh học…
Việc
chuyển đổi sản xuất lúa ở các vùng năng suất thấp sang trồng màu cũng
giúp giảm phát thải khí nhà kính vào môi trường. Nhờ đó, đảm bảo năng
suất, chất lượng sản xuất nông nghiệp trong tương lai.
(Nguồn: danviet.vn)