Chuyển đến nội dung chính

Giải pháp phòng trừ bệnh hại để phát triển thanh long bền vững

Giải pháp phòng trừ bệnh hại để phát triển thanh long bền vững


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) sẽ thành lập Ban chỉ đạo phát triển thanh long; cùng với đó sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu các vấn đề khoa học kỹ thuật có liên quan đến phòng chống bệnh đốm trắng.

Đây là một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo tại Hội nghị về thực trạng tình hình dịch bệnh trên cây thanh long và đề xuất các giải pháp quản lý bênh hại trong phát triển thanh long bền vững do Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức vào ngày 23-8 tại TP Phan Thiết (Bình Thuận).
 
 
Giai-phap-phong-tru-benh-hai-đe-phat-trien-thanh-long-ben-vung-(1).jpg
 
 
Thanh long được trồng tập trung chủ yếu ở ba tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang với diện tích gần 34 nghìn ha. Do diện tích trồng thanh long tăng nhanh trong thời gian ngắn, đầu tư thâm canh không cao và không áp dụng hợp lý các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp theo hướng bền vững đã tạo sâu bệnh gia tăng, đặc biệt các bệnh hại trên thanh long phát sinh gây hại, lây lan nhanh rất khó kiểm soát như bệnh đốm trắng, thán thư đã gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.
 
Theo các nhà chuyên môn, bệnh đốm trắng tuy không ảnh hưởng đến năng suất của thanh long, nhưng lại ảnh hưởng đến mẫu mã của trái thanh long. Đây chính là nguyên nhân làm cho thanh long bán không được, dẫn đến việc nhiều nhà vườn phải đổ bỏ thanh long như trong thời gian gần đây.
Tại hội nghị, đại diện các cơ quan chuyên môn cùng với các nhà khoa học đầu ngành của Bộ NN-PTNT đã báo cáo các kết quả nghiên cứu về tình hình bệnh hại, cơ chế gây bệnh, con đường lây bệnh cũng như đưa ra một số giải pháp ban đầu để phòng trừ bệnh hại trên cây thanh long.
 
Theo đại diện Cục trồng trọt, nấm bệnh phát triển và lan truyền qua bốn con đường, đó là không khí, con người, xác bã bị bệnh, đất và nước. Trên cơ sở nắm được cơ chế lan truyền của nấm bệnh thì chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp để ngăn chặn hoặc hạn chế tối đa bệnh hại.
 
Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc nông dân sử dụng thuốc BTVT nhiều cũng làm tăng cơ hội cho các loại nấm bệnh phát triển. Trước tình hình bệnh hại đang rất cấp bách thì việc đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý bệnh hiệu quả, tập trung vào các biện pháp phòng trừ bệnh đốm trắng hại thanh long.
 
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, cây thanh long đang đứng trước tình hình rất nghiêm trọng do bệnh hại phát triển mạnh; ảnh hưởng đến chất lượng trái cây và khả năng thương mại của trái cây. Vấn đề đặt ra là phải có hành động cấp bách và quyết liệt để xử lý.
 
Bộ trưởng chỉ đạo phải sử dụng hai nhóm giải pháp kỹ thuật, tổ chức và chính sách. Về kỹ thuật, phải làm rõ nguồn bệnh ở đâu và phải khống chế nguồn bệnh; ngăn chặn các đường lây lan bệnh; phải vệ sinh đồng ruộng; sử dụng thuốc phải hợp lý theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật và khuyến nông. Về tổ chức, phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quy trình kỹ thuật cho nông dân. Phải gấp rút xây dựng tổng kết những mô hình làm hay để phổ biến cho bà con nông dân. Các địa phương cơ sở trồng nhiều thanh long nên thành lập tổ tư vấn kỹ thuật hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ không riêng bệnh đốm trắng mà còn nhiều loại bệnh khác.
 
Trong tuần tới, Bộ sẽ thành lập Ban chỉ đạo phát triển thanh long do Thứ trưởng Lê Quốc Doanh làm trưởng ban với sự tham gia của ba tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang để phối hợp không chỉ chống dịch bệnh mà còn về quy hoạch, phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cơ chế chính sách, thị trường… Thành lập tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu các vấn đề khoa học kỹ thuật có liên quan đến phòng chống bệnh đốm trắng do Cục trưởng Cục BVTV làm tổ trưởng, thành viên là các Viện thành viên của Viện khoa học nông nghiệp Việt nam, Học viện nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, các nhà khoa học hàng đầu về vấn đề này…cần thiết thuê chuyên gia hàng đầu của thế giới. Cục trồng trọt phải xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển cây thanh long của Việt Nam để Bộ phê duyệt trong năm nay. Trên cơ sở đó, các tỉnh cụ thể hóa và hướng dẫn nông dân làm một cách chặt chẽ, không thể phát triển ồ ạt mọi nơi và mọi địa phương. Phải tổ chức chặt chẽ hơn, quản lý theo chuỗi giá trị thì mới có thể phát triển cây thanh long bền vững.
Theo Nhân Dân

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh