Báo động tình trạng chặt bỏ cây ca-cao và cao su
Gia
đình ông Hà Tư Lệnh ở thôn 8, xã Nhân Đạo (Đác R'lấp, Đắc Nông)
đã chặt bỏ hơn 2,3 ha cao-su để trồng hồ tiêu. Ảnh: NGUYỄN
LƯƠNG
* Sâu bệnh, sâu hại đe dọa lúa, hoa màu trên diện rộng
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Ðác Nông, tính đến thời điểm hiện nay, nông dân đã chặt bỏ 359,39 ha cao-su để chuyển sang trồng tiêu, cà-phê...; tập trung nhiều nhất là tại huyện Ðác R'lấp (212 ha), huyện Ðác Song (83 ha), huyện Tuy Ðức (32 ha), huyện Krông Nô (23,5 ha), huyện Cư Giút (8,9 ha). Ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không chạy theo thị trường, yên tâm chăm sóc cây cao-su, ổn định diện tích đang có.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Ðác Nông, tính đến thời điểm hiện nay, nông dân đã chặt bỏ 359,39 ha cao-su để chuyển sang trồng tiêu, cà-phê...; tập trung nhiều nhất là tại huyện Ðác R'lấp (212 ha), huyện Ðác Song (83 ha), huyện Tuy Ðức (32 ha), huyện Krông Nô (23,5 ha), huyện Cư Giút (8,9 ha). Ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không chạy theo thị trường, yên tâm chăm sóc cây cao-su, ổn định diện tích đang có.
Sở NN
và PTNT Bến Tre cho biết, tổng diện tích cây ca-cao trên địa bàn chỉ còn
5.100 ha, giảm hơn 50% so với cuối năm 2012. Ðáng chú ý, giá ca-cao dù
tăng khá mạnh từ giữa năm 2013 nhưng nông dân vẫn tiếp tục đốn bỏ,
nguyên nhân một phần là do giá bưởi da xanh, chanh tăng mạnh, luôn ở mức
cao khiến người dân đốn bỏ ca-cao để chuyển đổi sang trồng các loại cây
này. Bên cạnh đó, việc phát triển diện tích ca-cao tràn lan, manh mún
khiến nông dân gặp khó khăn, nhất là đối với việc tiêu thụ sản phẩm.
Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Hòa Bình cho biết, hiện địa phương có 887 ha lúa hè thu bị ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá... gây hại. Chi cục khuyến cáo các địa phương và nông dân tiếp tục theo dõi diễn biến rầy lứa 5 và chỉ phun trừ nếu ruộng có mật độ rầy cao hơn 2.000 con/m2.
Theo Chi cục BVTV Hà Nam, hiện nay nhiều loại sâu bệnh hại lúa mùa đang phát triển mạnh. Chi cục đã yêu cầu Trạm BVTV các huyện, thành phố theo dõi sát tình hình phát triển của sâu, tiếp tục điều tra, xác định thời điểm sâu non nở rộ để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Theo ngành nông nghiệp Nghệ An, sâu cuốn lá nhỏ lứa 4 đã phát sinh gây hại thành dịch trên diện rộng, tổng diện tích bị nhiễm sâu hơn 71.500 ha. Tuy nhiên, 96% diện tích đã được nông dân phun trừ hiệu quả, không ảnh hưởng đến năng suất. Nhưng vẫn còn một số địa phương triển khai phòng trừ chậm, dẫn đến 28 nghìn ha bị sâu ăn cháy 70% số lá, một số diện tích đã có đòng già nên nguy cơ giảm năng suất.
Ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa đang tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho hàng nghìn ha cây trồng bị nhiễm sâu bệnh; đến thời điểm này, mía là cây trồng bị thiệt hại nặng nhất do nhiễm bệnh trắng lá với khoảng 1.700 ha, tập trung chủ yếu ở thị xã Ninh Hòa. Nguyên nhân phát sinh do mầm bệnh còn lại của diện tích mía vụ trước chưa tiêu hủy hết.
Từ ngày 9-7 đến nay, đoàn thanh tra của Sở NN và PTNT tỉnh Ðác Nông tiến hành thanh tra diện rộng về quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn. Khi tranh tra 34 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV tại ba huyện Ðác R'lấp (15 cơ sở), Tuy Ðức (8 cơ sở) và thị xã Gia Nghĩa (11 cơ sở) thì phát hiện toàn bộ các loại thuốc BVTV bày bán đều không có phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm thuốc BVTV.
UBND tỉnh Phú Yên cũng vừa ban hành văn bản chỉ đạo UBND thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu trong tháng 8-2014 phải hoàn tất việc xử lý hai kho thuốc BVTV gây ô nhiễm tại thôn Ngọc Phong, xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa) và tại thôn Chánh Nam, xã Xuân Thọ 1 (thị xã Sông Cầu).
Chi cục Thú y Tây Ninh đã chủ động tổ chức tiêm 16.700 liều vắc-xin phòng, chống dịch cúm H5N1, bệnh tai xanh tại 19 xã biên giới và 13 xã nội địa trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, nước lũ vùng đầu nguồn của tỉnh Ðồng Tháp đang lên nhanh, cho nên nông dân đang tập trung gia cố đê bao bảo vệ và tranh thủ thu hoạch dứt điểm lúa vụ hè thu vào trung tuần tháng 8. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, vụ hè thu năm nay nông dân trúng mùa, không bị ảnh hưởng do lũ, nhưng vì phần lớn diện tích được xuống giống sớm và thu hoạch đại trà trong tháng 7, cho nên thu lợi nhuận thấp.
Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Hòa Bình cho biết, hiện địa phương có 887 ha lúa hè thu bị ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá... gây hại. Chi cục khuyến cáo các địa phương và nông dân tiếp tục theo dõi diễn biến rầy lứa 5 và chỉ phun trừ nếu ruộng có mật độ rầy cao hơn 2.000 con/m2.
Theo Chi cục BVTV Hà Nam, hiện nay nhiều loại sâu bệnh hại lúa mùa đang phát triển mạnh. Chi cục đã yêu cầu Trạm BVTV các huyện, thành phố theo dõi sát tình hình phát triển của sâu, tiếp tục điều tra, xác định thời điểm sâu non nở rộ để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Theo ngành nông nghiệp Nghệ An, sâu cuốn lá nhỏ lứa 4 đã phát sinh gây hại thành dịch trên diện rộng, tổng diện tích bị nhiễm sâu hơn 71.500 ha. Tuy nhiên, 96% diện tích đã được nông dân phun trừ hiệu quả, không ảnh hưởng đến năng suất. Nhưng vẫn còn một số địa phương triển khai phòng trừ chậm, dẫn đến 28 nghìn ha bị sâu ăn cháy 70% số lá, một số diện tích đã có đòng già nên nguy cơ giảm năng suất.
Ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa đang tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho hàng nghìn ha cây trồng bị nhiễm sâu bệnh; đến thời điểm này, mía là cây trồng bị thiệt hại nặng nhất do nhiễm bệnh trắng lá với khoảng 1.700 ha, tập trung chủ yếu ở thị xã Ninh Hòa. Nguyên nhân phát sinh do mầm bệnh còn lại của diện tích mía vụ trước chưa tiêu hủy hết.
Từ ngày 9-7 đến nay, đoàn thanh tra của Sở NN và PTNT tỉnh Ðác Nông tiến hành thanh tra diện rộng về quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn. Khi tranh tra 34 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV tại ba huyện Ðác R'lấp (15 cơ sở), Tuy Ðức (8 cơ sở) và thị xã Gia Nghĩa (11 cơ sở) thì phát hiện toàn bộ các loại thuốc BVTV bày bán đều không có phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm thuốc BVTV.
UBND tỉnh Phú Yên cũng vừa ban hành văn bản chỉ đạo UBND thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu trong tháng 8-2014 phải hoàn tất việc xử lý hai kho thuốc BVTV gây ô nhiễm tại thôn Ngọc Phong, xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa) và tại thôn Chánh Nam, xã Xuân Thọ 1 (thị xã Sông Cầu).
Chi cục Thú y Tây Ninh đã chủ động tổ chức tiêm 16.700 liều vắc-xin phòng, chống dịch cúm H5N1, bệnh tai xanh tại 19 xã biên giới và 13 xã nội địa trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, nước lũ vùng đầu nguồn của tỉnh Ðồng Tháp đang lên nhanh, cho nên nông dân đang tập trung gia cố đê bao bảo vệ và tranh thủ thu hoạch dứt điểm lúa vụ hè thu vào trung tuần tháng 8. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, vụ hè thu năm nay nông dân trúng mùa, không bị ảnh hưởng do lũ, nhưng vì phần lớn diện tích được xuống giống sớm và thu hoạch đại trà trong tháng 7, cho nên thu lợi nhuận thấp.
Sạt lở kè ta-luy ở Yên Bái
Khoảng
24 giờ, ngày 8-8 đã xảy ra tình trạng sạt lở kè ta-luy làm nhiều nhà
dân được xây kiên cố ở tổ dân phố 21, 22 đường Ngô Gia Tự, phường Ðồng
Tâm, TP Yên Bái, bị rạn nứt tường và sập một số công trình phụ trợ. Ngay
sau khi sự cố xảy ra, lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng đã có mặt
tại hiện trường kiểm tra và đưa ra phương án khắc phục thiệt hại giúp
người dân sớm ổn định cuộc sống. Tỉnh đã nhiều lần tuyên truyền, vận
động người dân không làm nhà ở tại những nơi ta-luy cao hoặc vùng đồi
núi có nguy cơ sạt lở. Tuy nhiên, nhiều hộ dân đang trong diện phải di
dời khỏi vùng nguy hiểm, trong đó có nguy cơ sạt lở đất cao đã bất chấp
hiểm nguy không chịu di dời ra nơi ở mới an toàn. |