Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2014

Hợp tác Nông nghiệp Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Hợp tác Nông nghiệp Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp mở rộng giao thương trao đổi hàng hóa nông sản, từ ngày 25-8 đến 30-8 năm 2014, Đoàn cán bộ Sở NN&PTNT TP Hà Nội và một số doanh nghiệp đã làm việc và ký kết hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại, hợp tác tiêu thụ sản phẩm với Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Theo chương trình ký kết hợp tác, Sở NN&PTNT TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ sẽ tiến hành trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng cánh đồng mẫu lớn, sản xuất hoa cây cảnh,chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Phối hợp lấy mẫu định kỳ phân tích chất lượng nông sản , hàng hóa, kiểm soát quản lý vận chuyển gia súc, gia cầm lưu thông từ Hà Nội vào các tỉnh phía Nam và ngược lại. Đặc biệt Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với Sở NN&PTNT TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ đẩy mạnh Chương trình xúc tiến thương mại tạo cơ hội,

Thủ tục vay vốn quá rườm ra, nông dân ‘ngại’ nghiệp công nghệ cao

Thủ tục vay vốn quá rườm ra, nông dân ‘ngại’ nghiệp công nghệ cao Trên thực tế, nông nghiệp công nghệ cao vẫn chưa được áp dụng phổ biến đối với những vùng nông thôn của thành phố.   Nông nghiệp công nghệ cao là việc áp dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng.   Để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả và bền vững, thời gian qua, thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung đầu tư để phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao và có chính sách hỗ trợ vốn vay với lãi suất thấp để người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế, nông nghiệp công nghệ cao vẫn chưa được áp dụng phổ biến đối với những vùng nông thôn của thành phố và cần có những giải pháp hiệu quả hơn trong thời gian tới. Huyện Củ Chi có diện tích đất sản xuất lên đến 25.000 và có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Thời gian gần đây, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ

Dự báo sâu bệnh trên lúa và cây trồng tới ngày 31.8

Dự báo sâu bệnh trên lúa và cây trồng tới ngày 31.8   Tại các tỉnh phía Bắc, bệnh bạc lá phát sinh tăng trên giống nhiễm và các vùng thường nhiễm nặng, nhất là sau mưa ẩm.     1. Các tỉnh phía Bắc a) Trên lúa - Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục phát sinh tăng trên lúa đòng - trỗ - chín, nhất là lúa HT chắc xanh - chín tại các tỉnh Bắc Trung bộ, gây cháy cục bộ tại một số diện tích có mật độ cao; lúa mùa sớm các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Cần theo dõi chặt và phòng trừ sớm ở những nơi có mật độ cao. - Sâu cuốn lá nhỏ: Mật độ, diện tích nhiễm sâu non giảm. Tuy nhiên cần tiếp tục hoàn thành một số diện tích còn lại và theo dõi trên trà lúa mùa cực muộn. - Chuột: Tiếp tục phát sinh, gây hại tăng trên lúa giai đoạn làm đòng. Thực hiện vệ sinh đồng ruộng, tổ chức đồng loạt ra quân diệt chuột. - Bệnh bạc lá phát sinh tăng trên giống nhiễm và các vùng thường nhiễm nặng, nhất là sau mưa ẩm. Hạn chế bón phân đạm, phân bón qua lá t

Thêm 18.000 hộ dân nông thôn Cần Thơ sẽ có nước sạch

Thêm 18.000 hộ dân nông thôn Cần Thơ sẽ có nước sạch (Hình minh hoạ)   Tại cuộc họp về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và các công trình xây dựng cơ bản, ngày 27/8, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ Phạm Văn Quỳnh cho biết sẽ gia tăng thêm 18.315 hộ dân nông thôn có nước sạch sử dụng, tăng tỷ lệ thêm 11% và đạt 67% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch vào năm 2015. Để đạt được mục tiêu trên, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố cho rằng cần đầu tư xây mới 72 trạm cấp nước với công suất 500-1.000 m3/ngày; nâng cấp công suất của 168 trạm hiện đang hoạt động từ 80m3 lên 250 m3/ngày; mở rộng 234.000m đường ống phân phối với tổng kinh phí 513 tỷ đồng. Cụ thể, hiện có sáu công trình hệ thống cấp nước tập trung đã được thành phố phê duyệt vốn, chuẩn bị thi công ở các xã Giai Xuân huyện Phong Điền; xã Thạnh Lộc, Thạnh Mỹ huyện Vĩnh Thạnh; xã T
Cây biến đổi gene đổ bộ Việt Nam: Gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng Ngày 11.8, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã chính thức ký các quyết định công nhận 4 sự kiện ngô biến đổi gene (BĐG) đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Việc công nhận thực phẩm BĐG được coi là một bước tiến quan trọng để tiến tới việc chính thức ứng dụng cây trồng này vào sản xuất ở nước ta, nhằm tăng thu nhập cho người nông dân.   Theo kế hoạch của Bộ NNPTNT, để giảm áp lực tiêu thụ lúa gạo, ngành nông nghiệp đang chủ trương chuyển đổi 260.000ha lúa sang trồng cây màu, trong đó ngô chiếm diện tích nhiều nhất. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu cây trồng BĐG được thừa nhận, thì đây là cơ hội tốt để gắn cây này với mục tiêu chuyển đổi cây trồng.   Nông dân ngóng chờ Từ tháng 4 vừa qua, được sự hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp huyện Giang Thành (Kiên Giang), gia đình ông Phạm Văn Hai ở ấp Mẹt Lung, xã Vĩnh Phú đã lần đầu tiên tiếp cận và trồng cây ngô thay vì cây lúa như thông t
190 tỷ đồng đầu tư vào khu nông nghiệp công nghệ cao Khu nông nghiệp công nghệ cao TP HCM đang xây dựng các chuỗi cung ứng nông sản, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Sáng 26/8, Khu nông nghiệp công nghệ cao TP HCM tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập. Đây là khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên trong cả nước nhằm cung cấp hạt giống chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao các mô hình sản xuất rau an toàn cho các xã nông thôn của TP HCM. Đến nay, khu nông nghiệp công nghệ cao TP HCM đã thu hút được 3 Tiến sỹ, 24 Thạc sỹ và hơn 100 kỹ sư, cử nhân tham gia nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao cho TP HCM và các tỉnh, thành khu vực phía Nam.   Tập trung ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. (Ảnh: KT)   Riêng 3 năm trở lại đây, đã có hơn 190 tỷ đồng từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào khu nông nghiệp công nghệ cao này. Hiện khu nông nghiệp

Hai mảng màu đối lập của doanh nghiệp nông nghiệp

Hai mảng màu đối lập của doanh nghiệp nông nghiệp 6 tháng đầu năm, DN ngành cao su giảm mạnh lợi nhuận do diễn biến bất lợi của thị trường mủ cao su   (ĐTCK) Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 của 8 DN thuộc ngành nông nghiệp và dịch vụ niêm yết trên hai sàn chứng khoán cho thấy hai mảng màu khá đối lập. Nếu như lợi nhuận của nhóm DN trồng và sơ chế nguyên liệu nông sản như cao su, thuốc lá tiếp tục sút giảm do biến động bất lợi của thị trường thì nhóm DN ngành giống cây trồng lại vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt, hứa hẹn những bứt phá mạnh trong thời gian tới.   Lợi nhuận DN cao su tiếp tục sa sút 7 tháng đầu năm nay, giá cao su trên thị trường thế giới tiếp tục giảm mạnh, đầu ra khó khăn. Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu cao su 7 tháng đầu năm 2014 ở mức 451.000 tấn, đạt kim ngạch 828 triệu USD, giảm 10% về khối lượng và giảm tới 32,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng

Giải pháp phòng trừ bệnh hại để phát triển thanh long bền vững

Giải pháp phòng trừ bệnh hại để phát triển thanh long bền vững Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) sẽ thành lập Ban chỉ đạo phát triển thanh long; cùng với đó sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu các vấn đề khoa học kỹ thuật có liên quan đến phòng chống bệnh đốm trắng . Đây là một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo tại Hội nghị về thực trạng tình hình dịch bệnh trên cây thanh long và đề xuất các giải pháp quản lý bênh hại trong phát triển thanh long bền vững do Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức vào ngày 23-8 tại TP Phan Thiết (Bình Thuận).         Thanh long được trồng tập trung chủ yếu ở ba tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang với diện tích gần 34 nghìn ha. Do diện tích trồng thanh long tăng nhanh trong thời gian ngắn, đầu tư thâm canh không cao và không áp dụng hợp lý các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp theo hướng bền vững đã tạo sâu bệnh gia tăng, đặc biệt cá

(Thái Bình) Tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ đợt 2

(Thái Bình) Tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ đợt 2 Vụ lúa mùa năm 2014, huyện Tiền Hải gieo cấy 10.400 ha, trong đó nhóm lúa thuần cho năng suất cao chiếm 50% diện tích; nhóm lúa thuần chất lượng cao chiếm 40% diện tích; còn lại là nhóm lúa lai, thích hợp cấy vùng trũng. Ðến nay, lúa mùa phát triển tốt, đang ở giai đoạn đứng cái, làm đòng. Nông dân xã Tây An (Tiền Hải) kiểm tra đồng ruộng sau phun thuốc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ. Trước diễn biến của tình hình sâu bệnh, để bảo vệ lúa mùa, từ ngày 16 - 20/8, Tiền Hải phát động và triển khai chiến dịch phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ kết hợp với rầy các loại trên 100% diện tích gieo cấy. Sau đợt phun thuốc lần 1, lượng sâu giảm đi đáng kể. Các xã Vân Trường, Ðông Quý, Ðông Xuyên, Vũ Lăng, công tác phòng trừ sâu bệnh tốt, cơ bản sâu bị tiêu diệt. Tuy nhiên, do thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường trong đợt phun thuốc lần 1 nên mặc dù đã triển khai phòng trừ đồng bộ trên toàn bộ diện tích song tình hì

Trái thanh long đắng

Trái thanh long đắng Hình ảnh những trái thanh long bị đổ thành đống cho bò ăn hay thành rác gây sốc trong dư luận. Thực ra không chỉ thanh long mà vải thiều, dưa hấu, cá da trơn nhiều khi cũng chung số phận...   Thực ra chúng ta nên làm quen với hiện tượng này vì đó là một sản phẩm của cơ chế thị trường, chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu chứ không có gì khác. Tình hình quan hệ ngoại giao đương nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến xuất nhập khẩu. Và đó là thứ khó lường, ngay cả khi không có biến động gì thì thị trường vẫn luôn là cô gái đỏng đảnh không ai dễ dàng dự báo chính xác được. Nếu mỗi người Việt ăn thêm một con tôm trong một bữa cơm hay mỗi gia đình tráng miệng bằng một trái dưa hấu 3kg thôi thì người nuôi tôm và trồng dưa có thể bán được thêm 8.000 tấn tôm thẻ và 60.000 tấn dưa hấu mỗi ngày! Và ngay lập tức cháy hàng. Vấn đề đặt ra của bài toán kinh tế là: Người trồng thanh long, nuôi cá hay sản xuất bất kỳ sản phẩm nôn

Xuất khẩu vật tư nông nghiệp: Campuchia là thị trường quan trọng

Xuất khẩu vật tư nông nghiệp : Campuchia là thị trường quan trọng Ngành nông nghiệp Việt Nam lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu vật tư nông nghiệp (VTNN), mỗi năm tiêu tốn khoảng 12-14 tỷ USD. Tuy nhiên, những năm gần đây, nước ta đã bắt đầu xuất khẩu (XK) một số VTNN, với tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trong đó, Campuchia đang là thị trường tiêu thụ lớn nhất VTNN của nước ta. Mặc dù mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu trên dưới 4 triệu tấn phân bón, nhưng vài năm trở lại đây, chúng ta đã XK phân bón, do tổng công suất sản xuất loại phân bón urê đã thừa so với nhu cầu thực tế. Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2014, cả nước XK trên 553.000 tấn phân bón, đem về hơn 192 triệu USD. Thị trường tiêu thụ phân bón của Việt Nam chủ yếu là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á: Campuchia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Lào. Nhiều loại phân bón và thương hiệu phân bón Việt Nam đã có chỗ đứng khá vững chắc trên t

Việt Nam- Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác KHCN trong nông nghiệp

Việt Nam- Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác KHCN trong nông nghiệp Tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) sẽ hỗ trợ tối đa cho nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là hợp tác khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là nội dung buổi làm việc hôm qua (20/8) giữa Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Trần Việt Thanh và Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng với Thống đốc tỉnh Ibaraki Masaru Hashimoto tại trụ sở tỉnh. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Việt Thanh đã chuyển lời mời đến thăm Việt Nam của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới ngài Thống đốc. Thứ trưởng Trần Việt Thanh đề nghị tỉnh Ibaraki ủng hộ các hoạt động hợp tác khoa học công nghiệp trong nông nghiệp nhằm thực hiện các dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn trọng điểm ở Việt Nam. Trong đó, các công nghệ, kỹ thuật cao trong phát triển các loại giống mới chịu hạn, chịu úng, kháng sâu bệnh và các kỹ thuật lai tạo, canh tác, bảo quản sản phẩm nông nghiệp được Việt Nam đặc biệt quan tâm.  

Lo ngại tăng phát thải khí nhà kính do nông nghiệp

Lo ngại tăng phát thải khí nhà kính do nông nghiệp S Mai Văn Trịnh – Phó Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp (IAE) cho biết, các khí thải như CO2, CH4, N2O thải ra môi trường từ hoạt động sản xuất nông nghiệp ở mức cao hiện nay đang góp phần vào hiện tượng nóng lên của toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp nói riêng và đời sống con người nói chung trong tương lai.   Theo đó, trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay, việc phát thải khí nhà kính từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp là mối lo ngại lớn của các nhà khoa học. Tại Hội thảo “Công nghệ sinh học, hướng phát triển cho tương lai” do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM tổ chức ngày 19.8, ông Trịnh cho biết, trong điều kiện canh tác bình thường, hoạt động sản xuất nông nghiệp của Việt Nam làm phát sinh khoảng 95,74 triệu tấn CO2. Con số này đã giảm xuống mức 83,55 triệu tấn vào năm 2010 khi Bộ NNPT

Tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Đắk Nông

Tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Đắk Nông Mục tiêu Đắk Nông đã và đang thực hiện là xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, có khả năng cạnh tranh dựa trên nền tảng của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa công nghệ cao. Tỉnh Đắk Nông có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục Quốc lộ 14 và Quốc lộ 28 giao thương thuận lợi với tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng là các địa phương có nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tương đối phát triển, với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ là thị trường tiêu thu nông sản đầy triển vọng, là điều kiện tốt để vươn ra thị trường tiêu thụ rộng lớn. Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Nông còn có quỹ đất nông nghiệp tương đối lớn, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Trước đây, trong giai đoạn 2005- 2010, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tại Đắk Nông tăng bình quân 7,5%. Đến năm 2012, tổng giá trị sản xuất của

Huyện Quế Võ chủ động phòng trừ sâu, bệnh hại lúa mùa

Huyện Quế Võ chủ động phòng trừ sâu , bệnh hại lúa mùa   Cùng cán bộ phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Quế Võ ra thăm đồng, ở đâu chúng tôi cũng thấy người nông dân đang bón đạm, cắt cỏ, phun thuốc trừ sâu hoặc sách xô đi thu gom, diệt ốc bươu vàng.   Nông dân huyện Quế Võ chăm sóc bổ sung cho trà lúa mùa sớm. Bà Nguyễn Thị Nga, thôn Phán Lâm, xã Bằng An đang trăn trở vì không còn mạ để dặm vào những chỗ ốc bươu vàng và chuột ăn trên diện tích lúa đã gieo cấy chia sẻ: “Vụ mùa năm nay, gia đình tôi cấy 8 sào chủ yếu bằng các giống lúa thuần, lúa hàng hóa. Kiểm tra, thăm đồng sau khi cấy, gia đình phát hiện khoảng 2 sào phải cấy dặm vì ốc bươu vàng và chuột phá hoại. Mặc dù đã được phun thuốc BOLIS diệt trừ nhưng tình trạng ốc bươu vàng vẫn tiếp tục lây lan nên gia đình đành tổ chức thu gom, tiêu diệt và mua mạ để dặm lại lúa. Ngoài ốc bươu vàng, qua thăm đồng và thông báo hướng dẫn của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, gia đình cũng đ
Ngành gỗ Việt Nam lại đang thua đau ở thị trường nội địa Xuất khẩu đứng đầu thế giới, nhưng ngành gỗ Việt Nam lại đang thua đau ở thị trường nội địa.  Khảo sát nhiều phố nội thất ở Hà Nội, không dễ để tìm được những sản phẩm “made in Việt Nam”, mà đa phần là hàng Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Malaysia… Tại Melinh Plaza, một trong những siêu thị nội thất lớn tại Hà Nội, có tới 80 - 90% sản phẩm nội thất được bày bán là hàng ngoại nhập, từ bàn ăn, bàn làm việc, ghế sofa, giường ngủ, bàn ghế văn phòng…. Nhân viên tư vấn của siêu thị cho hay, trong nước cũng có nhiều sản phẩm nội thất có chất lượng tốt của Xuân Hòa, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai… Tuy nhiên, sản phẩm trong nước thường không đa dạng mẫu mã, hình thức cũng không đẹp bằng hàng nhập khẩu, trong khi giá cả còn đắt hơn, nên nguời tiêu dùng không ưa chuộng. Theo Hiệp hội Chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam, Việt Nam nằm trong 6 nước xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới. Các doanh ng