Mô hình cà phê khuyến nông TP.HCM đang rơi vào “tình trạng suy thoái”
Sau thời gian rôm rả, mô hình cà phê khuyến nông TP.HCM đang rơi vào “tình trạng suy thoái”, không còn thu hút được nông dân.
Học tập
mô hình cà phê khuyến nông ở An Giang, từ năm 2009, Trung tâm Khuyến
nông TP.HCM (TTKN) đã triển khai mô hình này tại 6 xã nông thôn mới trên
địa bàn thành phố: Tân Thông Hội, Xuân Thới Thượng, Tân Nhựt, Nhơn Đức,
Lý Nhơn, Thái Mỹ. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai rôm rả, giờ mô
hình này “có cũng như không”, thậm chí quán cà phê khuyến nông ở xã Tân
Nhựt đã… dẹp tiệm!
Không hấp dẫn nông dân
Ông Nguyễn Văn Nhung – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bonsai Tân Chánh (xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh), khi nghe tôi hỏi về quán cà phê khuyến nông của xã đã phải chưng hửng chốc lát rồi mới gật gù: “À, nó ở nhà Mười Tâm. Trước đây tôi có nghe nói nhưng chưa đặt chân đến!”.
Tôi hối hả chạy đến nhà Mười Tâm – Huỳnh Minh Tâm, chủ quán cà phê khuyến nông xã Tân Nhựt. Trước cửa quán treo một tấm băng rôn bụi bám đầy với dòng chữ lờ mờ: “Hân hạnh phục vụ bà con nông dân”. Trong quán chẳng thấy một người khách. Cái tủ đựng máy vi tính và tủ sách khuyến nông – những phương tiện do TTKN trang bị từ những ngày đầu khai trương, giờ đã biến mất. Thấy tôi hỏi về quán cà phê khuyến nông, anh Mười Tâm cười ái ngại: “Dẹp tiệm rồi anh ơi. Chuyển hết đồ về nhà Tám Bãnh rồi”. Theo anh Mười Tâm, thời gian đầu mới khai trương, mấy “lão nông tri điền” tò mò máy vi tính nên cũng đến truy cập Internet, nhưng theo thời gian rơi rụng dần và rồi chẳng ai chịu mò đến nữa.
Tôi lại tất tả chạy đến nhà ông Tám Bãnh. Người nhà ông Tám nghe tôi hỏi đến quán cà phê khuyến nông nói tỉnh bơ: “Dẹp hơn 1 năm rồi! Nhân viên khuyến nông huyện xuống gom đồ đi hết”.
Trong khi đó, tại quán cà phê khuyến nông xã Nhơn Đức (Nhà Bè) – quán cà phê khuyến nông từng được đánh giá là đẹp nhất trong hệ thống cà phê khuyến nông thành phố, tình hình cũng chẳng khá gì hơn. Chị Nguyễn Thị Kim Phượng – chủ quán cho biết, 2 năm nay không thấy ông nông dân nào đụng đến cái máy vi tính của quán. “Những ngày đầu một số nông dân cũng chịu khó đến đây lắm. Họ cũng vào truy cập Internet để tìm tài liệu nông nghiệp nhưng 2 năm nay cái máy vi tính chưa bao giờ được mở” - chị Phượng nói.
Tại những điểm cà phê khuyến nông ở các xã khác, nông dân cũng đã chê… không thèm tới!
“Không ra ngô ra khoai gì cả!”
Một nông dân ở huyện Củ Chi đã nói thẳng thừng như thế về tính hiệu quả của mô hình cà phê khuyến nông đang làm ở các vùng ngoại thành tại TP.HCM. Theo một số chủ quán cà phê khuyến nông ở thành phố, việc triển khai hệ thống cà phê khuyến nông là không thực tế. Chị Phượng cho biết bây giờ nông dân có quá nhiều kênh thông tin khuyến nông để thu thập, không nhất thiết phải đến quán. Vả lại, thói quen làm nông qua truyền miệng vẫn là chính ở nông thôn.
Ông Mai
Vương Khánh – Phó Chủ tịch xã Tân Nhựt cho biết: “Tôi thấy mô hình cà
phê khuyến nông ở TP.HCM chẳng hiệu quả gì cả, đấy là do không xác định
đúng đối tượng. Mấy ông nông dân xã tôi chẳng ai chịu đến quán hết ráo.
Họ đều đã lớn tuổi nên có mấy ai biết về máy vi tính mà truy cập”. Theo
ông Khánh, để giải quyết việc này, lúc đầu xã cũng cử nhân viên kỹ thuật
đến quán hỗ trợ nông dân. Tuy nhiên, nhân viên kỹ thuật ngồi cả ngày mà
chỉ phục vụ một hai nông dân, thấy lãng phí quá lại rút về.
Trong khi đó, ông Trần Trường Sơn – Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM cho rằng mô hình cà phê khuyến nông thành phố chưa phát huy hết tính hiệu quả.
Trước đó, theo kế hoạch, sau khi triển khai thí điểm mô hình cà phê khuyến nông tại 6 xã nông thôn mới như đã nói ở trên để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, chủ trương chính sách, pháp luật đến nhà nông, TTKN thành phố sẽ triển khai tiếp tại 13 xã khác. Tại các xã này, quán cà phê khuyến nông sẽ được trang bị hệ thống internet, máy in, sách báo, băng đĩa khuyến nông… phục vụ nông dân miễn phí. Tuy nhiên, cho đến giờ kế hoạch này vẫn chưa được triển khai.
Không hấp dẫn nông dân
Ông Nguyễn Văn Nhung – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bonsai Tân Chánh (xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh), khi nghe tôi hỏi về quán cà phê khuyến nông của xã đã phải chưng hửng chốc lát rồi mới gật gù: “À, nó ở nhà Mười Tâm. Trước đây tôi có nghe nói nhưng chưa đặt chân đến!”.
Hệ thống hàng quán cà phê khuyến nông TP.HCM hiện trong tình trạng vắng khách.
Tôi hối hả chạy đến nhà Mười Tâm – Huỳnh Minh Tâm, chủ quán cà phê khuyến nông xã Tân Nhựt. Trước cửa quán treo một tấm băng rôn bụi bám đầy với dòng chữ lờ mờ: “Hân hạnh phục vụ bà con nông dân”. Trong quán chẳng thấy một người khách. Cái tủ đựng máy vi tính và tủ sách khuyến nông – những phương tiện do TTKN trang bị từ những ngày đầu khai trương, giờ đã biến mất. Thấy tôi hỏi về quán cà phê khuyến nông, anh Mười Tâm cười ái ngại: “Dẹp tiệm rồi anh ơi. Chuyển hết đồ về nhà Tám Bãnh rồi”. Theo anh Mười Tâm, thời gian đầu mới khai trương, mấy “lão nông tri điền” tò mò máy vi tính nên cũng đến truy cập Internet, nhưng theo thời gian rơi rụng dần và rồi chẳng ai chịu mò đến nữa.
Tôi lại tất tả chạy đến nhà ông Tám Bãnh. Người nhà ông Tám nghe tôi hỏi đến quán cà phê khuyến nông nói tỉnh bơ: “Dẹp hơn 1 năm rồi! Nhân viên khuyến nông huyện xuống gom đồ đi hết”.
Trong khi đó, tại quán cà phê khuyến nông xã Nhơn Đức (Nhà Bè) – quán cà phê khuyến nông từng được đánh giá là đẹp nhất trong hệ thống cà phê khuyến nông thành phố, tình hình cũng chẳng khá gì hơn. Chị Nguyễn Thị Kim Phượng – chủ quán cho biết, 2 năm nay không thấy ông nông dân nào đụng đến cái máy vi tính của quán. “Những ngày đầu một số nông dân cũng chịu khó đến đây lắm. Họ cũng vào truy cập Internet để tìm tài liệu nông nghiệp nhưng 2 năm nay cái máy vi tính chưa bao giờ được mở” - chị Phượng nói.
Tại những điểm cà phê khuyến nông ở các xã khác, nông dân cũng đã chê… không thèm tới!
“Không ra ngô ra khoai gì cả!”
Một nông dân ở huyện Củ Chi đã nói thẳng thừng như thế về tính hiệu quả của mô hình cà phê khuyến nông đang làm ở các vùng ngoại thành tại TP.HCM. Theo một số chủ quán cà phê khuyến nông ở thành phố, việc triển khai hệ thống cà phê khuyến nông là không thực tế. Chị Phượng cho biết bây giờ nông dân có quá nhiều kênh thông tin khuyến nông để thu thập, không nhất thiết phải đến quán. Vả lại, thói quen làm nông qua truyền miệng vẫn là chính ở nông thôn.
Theo
ông Võ Ngọc Anh - Giám đốc TTKN TP.HCM, đề án về hệ thống cà phê khuyến
nông tại TP.HCM vẫn chưa được viết. Nguyên nhân phải đình việc viết đề
án lại do: “Lúc đầu nông dân hào hứng lắm nhưng giờ thưa vắng lắm rồi
nên thành phố đang xem xét lại”.
|
Trong khi đó, ông Trần Trường Sơn – Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM cho rằng mô hình cà phê khuyến nông thành phố chưa phát huy hết tính hiệu quả.
Trước đó, theo kế hoạch, sau khi triển khai thí điểm mô hình cà phê khuyến nông tại 6 xã nông thôn mới như đã nói ở trên để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, chủ trương chính sách, pháp luật đến nhà nông, TTKN thành phố sẽ triển khai tiếp tại 13 xã khác. Tại các xã này, quán cà phê khuyến nông sẽ được trang bị hệ thống internet, máy in, sách báo, băng đĩa khuyến nông… phục vụ nông dân miễn phí. Tuy nhiên, cho đến giờ kế hoạch này vẫn chưa được triển khai.
(Nguồn: danviet.vn)