Hàng loạt đặc sản nông nghiệp bị mất giá
Thông
tin về việc hàng loạt đặc sản nông nghiệp của nông dân như xoài, dưa
hấu, muối được mùa mất giá, ngư dân sập bẫy thương lái Trung Quốc...
được quan tâm nhất tuần qua.
Nông dân khóc ròng trên ruộng dưa hấu thối
Nhiều ngày nay, nông dân xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ phải hái dưa đổ xuống kênh, vì toàn bộ các ruộng dưa hấu sắp thu hoạch đã bị hư hại do mưa. Mưa sớm khiến dưa hấu thối trái ngay trên ruộng, người nông dân huyện Thới Lai đứng trước nguy cơ lỗ nặng. Bình quân 1 công dưa người nông dân phải đầu tư từ 4 đến 5 triệu đồng phân thuốc, chưa kể công chăm sóc, nhưng vài chục triệu tiền vốn chẳng thu lại được bao nhiêu. Nếu trồng dưa trúng mùa sẽ thu nhập cao hơn lúa gấp 3-4 lần; nhưng năm nay nông dân xã Tân Thạnh bỏ lúa trồng dưa hấu bị mất trắng.
Nhiều
nông dân tiếc, thu hoạch bán rẻ cho thương lái nhưng không ai mua. Ông
Bùi Thanh Nhàn, trồng 5,5 công dưa giống Bảo Long, nói: “Ruộng của tôi
còn 2 ngày nữa thương lái vào thu hoạch, khi gặp mưa thương lái 'bỏ của
chạy lấy người'. Tôi phải thuê người chọn cắt những trái còn nguyên đem
đi bán ở chợ nổi, nhưng giá 2.500 đồng/kg mà người ta cũng chỉ chọn được
phân nửa. Gần 3 tấn dưa còn lại đành đổ xuống sông Hậu".
Xoài, muối vào vụ lại mất giá mạnh
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào mùa thu hoạch xoài, song giá bất ngờ giảm mạnh khiến nhiều nhà vườn thất thu nặng nề. Hiện giá xoài cát chu bán tại vườn ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành - Hậu Giang chỉ còn 3.000 đồng/kg loại I (3 trái/kg). Với giá này, nhà vườn bán 3 kg xoài vẫn chưa mua được ly cà phê đá bình dân chỉ với 10.000 đồng.
Giá
giảm mạnh khiến nhiều nhà vườn trồng xoài ở miền Tây điêu đứng. Ông Võ
Văn Quít, ở ấp Ba Xoài, xã An Cư, huyện Tịnh Biên - An Giang, trồng
1.000 cây xoài cát và xoài ghép trên diện tích 5 ha, cho biết: “Chưa có
năm nào giá xoài rẻ bèo như năm nay, giá xuống thấp 3-4 lần so với trước
đây, mặc dù năm nay xoài cho năng suất cao”. Các tài xế lái xe tải chở
xoài ở chợ An Hữu, huyện Cái Bè (Tiền Giang) về Phú Hữu - Hậu Giang cho
hay, năm nay nhà vườn “úa” mùa xoài, các loại xoài ghép bán rẻ như cho
vì dội chợ.
Các điểm bán trái cây ở chợ tỉnh, lượng xoài áp đảo các loại trái cây khác. Nhiều nhà vườn trồng xoài thấy giá rẻ nên thu hoạch đem đi bán lẻ, mong được đồng nào hay đồng ấy. Theo chị Tuyết Lan, tiểu thương kinh doanh xoài ở chợ Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ, năm nay lượng xoài về nhiều ở chợ, giá bán giảm nhiều so với mọi năm nhưng sức tiêu thụ lại rất chậm. Thậm chí, nhiều nhà vườn không kịp thu hoạch xoài mang ra chợ bán, xoài chín nhiều nên nóng ruột, gọi người nghèo đến cho.
Trong khi đó, các vùng sản xuất muối ở miền Trung tiếp tục điệp khúc “được mùa mất giá”. Cộng thêm sức ép cước phí, các nhà xe không vận chuyển khiến lượng muối ứ đọng ngày càng tăng. Sức tiêu thụ muối ì ạch đến mức lượng muối tồn trên các cánh đồng đã lên tới cả ngàn tấn.
Muối tồn đọng, giá thấp từ thời điểm đầu vụ nay lại rớt thêm còn 650 đồng/kg. Bán 1 tấn muối, diêm dân mới được 650.000 đồng, trong khi đó thuê một công thu muối mỗi ngày là 120.000 đồng. Không bù được chi phí là thực tế chung đối với hầu hết các hộ gia đình làm muối ở miền Trung. Thế nhưng, dù sản xuất không có lãi nhưng ở những vùng như Ninh Diêm, nếu không làm muối thì người dân không biết sống bằng nghề gì khác. Người trong làng chấp nhận tiếp tục sản xuất và lượng muối ứ đọng nhiều thì càng rớt giá nhiều.
Ngư dân lại 'sập bẫy' thương lái Trung Quốc
Cách đây 6 tháng, một số thương lái Trung Quốc núp bóng các tiểu thương Việt Nam tìm mua con banh lông với giá cao ở các cửa biển Cà Mau, Kiên Giang. Con banh lông có hình dạng như trái banh tennis (chủ yếu làm mồi câu cá rún), sống dưới bùn. Để "hút' người dân đầu tư khai thác, thương lái khi đó đã chào giá rất cao, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng/kg.
Để
khai thác canh bông, không ít ngư dân phải đầu tư dụng cụ cẩu và lồng
cào với chi phí khoảng 50 - 60 triệu đồng. Thế nhưng, từ mức giá cao
ngất ngưởng nêu trên, sau 2 tháng ngừng họ lại iếp tục thu mua nhưng với
giá thấp hơn, khoảng 320.000 - 340.000 đồng/kg. Điệp khúc lặp lại khi
thương lái ngừng mua 2 tháng, sau đó tiếp tục thu mua với giá 70.000 -
120.000 đồng/kg. Hiện tại, không còn thương lái nào thu mua nữa khiến
ngư dân "sống dở chết dở".
Người buôn tiền lỗ nặng vì đầu cơ tờ bạc 20 đồng quý hiếm
Tờ bạc mệnh giá 20 đồng phát hành năm 1969 nhưng không được đưa vào lưu thông mà chỉ có tiền mẫu, nên được giới mê sưu tầm tiền cổ săn lùng. Theo một "thợ săn" tiền cổ, vào năm 1998-1999, không ít người bỏ ra khoản tiền lên tới hàng triệu đồng để được sở hữu tờ tiền này. Mức giá cho một tờ 20 đồng vào năm 1999 đã lên tới 900 USD.
Nhưng chỉ vài năm sau, một số người đầu cơ trót bỏ hàng triệu đồng cho mỗi tờ tiền này bị thiệt hại nặng. Mua mỗi tờ với giá vài triệu, nhưng 5 năm sau (2006), người bán buôn chỉ được 800.000 đồng, còn bán lẻ 1,3-1,5 triệu đồng/tờ.
Những
yếu tố bảo an không quá phức tạp là nguyên nhân khiến đồng tiền này bị
làm giả nhiều, dẫn tới việc mất giá nghiêm trọng. Hiện tờ 20 đồng phát
hành năm 1969 có giá tương đối thấp, dù được liệt vào danh sách một
trong 3 tờ tiền hiếm nhất Việt Nam. Trên một số diễn đàn chuyên giao
dịch tiền cổ, mức giá cho một tờ 20 đồng này chỉ còn dao động 50.000
đồng đến vài trăm nghìn đồng.
Bật lửa dễ nổ giá 1.000 đồng ở Sài Gòn
Tại đường Học Lạc, quận 5, TP.HCM, loại bật lửa mà nhiều đại lý bán thuốc lẻ chọn mua thường mang nhãn vivas, viwax… có giá bán sỉ 50.000 đồng cho 1 lốc 50 cái, có thể rẻ hơn nữa nếu mua số lượng lớn hơn. Loại bật lửa này thường được làm bằng nhựa trong suốt, có thể thấy được mức độ nhiều ít của gas bên trong, và có luôn ống để bơm thêm gas.
Ngoài
loại bật lửa rẻ tiền trên, thị trường còn có các mẫu bật lửa mang nhiều
nhãn hiệu khác với giá chỉ nhỉnh hơn một chút, dao động từ 1.500 đến
9.000 đồng/cái. Cùng với đó, các loại quẹt gas có kích thước gấp hai đến
ba lần thông thường, hoàn toàn không có nhãn mác cũng bán rất chạy.
Theo một chủ quán cà phê ở quận 10, quẹt gas rẻ tiền khi lỡ làm rơi thường xuyên có hiện tượng bị nứt, nhưng hầu hết vẫn dùng được bình thường. Trường hợp quẹt rơi bị nổ cũng xảy ra nhiều lần nhưng chưa có ai bị thương nặng, chủ yếu là trầy xướt và giật mình, nên quán vẫn mua loại quẹt đó về sử dụng.
Nhiều ngày nay, nông dân xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ phải hái dưa đổ xuống kênh, vì toàn bộ các ruộng dưa hấu sắp thu hoạch đã bị hư hại do mưa. Mưa sớm khiến dưa hấu thối trái ngay trên ruộng, người nông dân huyện Thới Lai đứng trước nguy cơ lỗ nặng. Bình quân 1 công dưa người nông dân phải đầu tư từ 4 đến 5 triệu đồng phân thuốc, chưa kể công chăm sóc, nhưng vài chục triệu tiền vốn chẳng thu lại được bao nhiêu. Nếu trồng dưa trúng mùa sẽ thu nhập cao hơn lúa gấp 3-4 lần; nhưng năm nay nông dân xã Tân Thạnh bỏ lúa trồng dưa hấu bị mất trắng.
Xoài, muối vào vụ lại mất giá mạnh
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào mùa thu hoạch xoài, song giá bất ngờ giảm mạnh khiến nhiều nhà vườn thất thu nặng nề. Hiện giá xoài cát chu bán tại vườn ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành - Hậu Giang chỉ còn 3.000 đồng/kg loại I (3 trái/kg). Với giá này, nhà vườn bán 3 kg xoài vẫn chưa mua được ly cà phê đá bình dân chỉ với 10.000 đồng.
Các điểm bán trái cây ở chợ tỉnh, lượng xoài áp đảo các loại trái cây khác. Nhiều nhà vườn trồng xoài thấy giá rẻ nên thu hoạch đem đi bán lẻ, mong được đồng nào hay đồng ấy. Theo chị Tuyết Lan, tiểu thương kinh doanh xoài ở chợ Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ, năm nay lượng xoài về nhiều ở chợ, giá bán giảm nhiều so với mọi năm nhưng sức tiêu thụ lại rất chậm. Thậm chí, nhiều nhà vườn không kịp thu hoạch xoài mang ra chợ bán, xoài chín nhiều nên nóng ruột, gọi người nghèo đến cho.
Trong khi đó, các vùng sản xuất muối ở miền Trung tiếp tục điệp khúc “được mùa mất giá”. Cộng thêm sức ép cước phí, các nhà xe không vận chuyển khiến lượng muối ứ đọng ngày càng tăng. Sức tiêu thụ muối ì ạch đến mức lượng muối tồn trên các cánh đồng đã lên tới cả ngàn tấn.
Muối tồn đọng, giá thấp từ thời điểm đầu vụ nay lại rớt thêm còn 650 đồng/kg. Bán 1 tấn muối, diêm dân mới được 650.000 đồng, trong khi đó thuê một công thu muối mỗi ngày là 120.000 đồng. Không bù được chi phí là thực tế chung đối với hầu hết các hộ gia đình làm muối ở miền Trung. Thế nhưng, dù sản xuất không có lãi nhưng ở những vùng như Ninh Diêm, nếu không làm muối thì người dân không biết sống bằng nghề gì khác. Người trong làng chấp nhận tiếp tục sản xuất và lượng muối ứ đọng nhiều thì càng rớt giá nhiều.
Ngư dân lại 'sập bẫy' thương lái Trung Quốc
Cách đây 6 tháng, một số thương lái Trung Quốc núp bóng các tiểu thương Việt Nam tìm mua con banh lông với giá cao ở các cửa biển Cà Mau, Kiên Giang. Con banh lông có hình dạng như trái banh tennis (chủ yếu làm mồi câu cá rún), sống dưới bùn. Để "hút' người dân đầu tư khai thác, thương lái khi đó đã chào giá rất cao, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng/kg.
Người buôn tiền lỗ nặng vì đầu cơ tờ bạc 20 đồng quý hiếm
Tờ bạc mệnh giá 20 đồng phát hành năm 1969 nhưng không được đưa vào lưu thông mà chỉ có tiền mẫu, nên được giới mê sưu tầm tiền cổ săn lùng. Theo một "thợ săn" tiền cổ, vào năm 1998-1999, không ít người bỏ ra khoản tiền lên tới hàng triệu đồng để được sở hữu tờ tiền này. Mức giá cho một tờ 20 đồng vào năm 1999 đã lên tới 900 USD.
Nhưng chỉ vài năm sau, một số người đầu cơ trót bỏ hàng triệu đồng cho mỗi tờ tiền này bị thiệt hại nặng. Mua mỗi tờ với giá vài triệu, nhưng 5 năm sau (2006), người bán buôn chỉ được 800.000 đồng, còn bán lẻ 1,3-1,5 triệu đồng/tờ.
Bật lửa dễ nổ giá 1.000 đồng ở Sài Gòn
Tại đường Học Lạc, quận 5, TP.HCM, loại bật lửa mà nhiều đại lý bán thuốc lẻ chọn mua thường mang nhãn vivas, viwax… có giá bán sỉ 50.000 đồng cho 1 lốc 50 cái, có thể rẻ hơn nữa nếu mua số lượng lớn hơn. Loại bật lửa này thường được làm bằng nhựa trong suốt, có thể thấy được mức độ nhiều ít của gas bên trong, và có luôn ống để bơm thêm gas.
Theo một chủ quán cà phê ở quận 10, quẹt gas rẻ tiền khi lỡ làm rơi thường xuyên có hiện tượng bị nứt, nhưng hầu hết vẫn dùng được bình thường. Trường hợp quẹt rơi bị nổ cũng xảy ra nhiều lần nhưng chưa có ai bị thương nặng, chủ yếu là trầy xướt và giật mình, nên quán vẫn mua loại quẹt đó về sử dụng.
Theo Hạ Minh (Zing.vn)