Kiếm bạc tỷ nhờ trồng cam
Nhiều
năm nay, người dân ở xã Nghĩa Tân (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) đã biết đến
ông Trần Ngọc Hóa, một cựu chiến binh “chân đất” vươn lên trồng cam đạt
bạc tỷ mỗi năm.
Ông Hóa dẫn phóng viên ra thăm vườn cam của gia đình mình.
Ngoài
làm giàu cho gia đình, ông Hóa còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, tập
huấn kỹ thuật trồng cam cho bà con để họ vươn lên thoát nghèo chính
đáng.
Cựu chiến binh vươn lên thoát nghèo
Dưới cái rét căm căm của một buổi chiều đông mưa phùn, chúng tôi vào xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Đàn để thăm vườn cam của gia đình ông Hóa. Đường vào xã Nghĩa Tân dường như trơn trượt hơn bởi những giọt mưa phùn đang còn rơi trên tán lá, tuy nhiên ở hai bên đường lại là những vườn cam sai trĩu quả, thoang thoảng một mùi thơm.
Giữa cái màu xanh của vườn xen lẫn sắc vàng tươi của cam, những chiếc xe tải chở đầy cam, quýt cứ nối đuôi nhau tạo thành một hàng dài.
Theo người dân nơi đây, gia đình ông Trần Ngọc Hóa là hộ trồng cam nức tiếng trong vùng. Khi chúng tôi đến thăm vườn cam của gia đình, ông Hóa liền chạy ra vườn tiếp đón. Theo ông Hóa, do ngày trước ở vùng này quanh năm chỉ có gió rét và cái nóng của gió Lào nên đất đá khô cằn, chẳng trồng được gì. Mặc dù có khó khăn về điều kiện tự nhiên nhưng ông Hóa vẫn nhất quyết đầu tư 3 héc ta đất, trồng 700 gốc cam vàng gốc Vân Du. Đến nay tuổi thọ của cam đã là 6 năm.
Ngoài trồng cam, ông Hóa còn mở rộng thêm diện tích để trồng 600 gốc cao su chừng chục năm. Ngoài ra, ông Hóa còn thả cá ở ao, sưu tầm hàng chục gốc lan rừng cùng nhiều loại cây cảnh có giá trị về trồng.
Ông Hóa cho biết: “Ngày đầu đưa cây cam về trồng thử nghiệm, bà con nhân dân trong xã cho rằng đây là giống cây không hợp với thổ nhưỡng và khí hậu, nguồn nước lại khan hiếm nhưng tôi vẫn quyết phát nương cày rẫy để trồng, không ngờ cây lại cho năng suất cao.
Lúc đó tôi cũng chẳng có vốn chủ yếu gây dựng từ hai bàn tay trắng, kinh nghiệm lại non kém, nhờ các cấp chính quyền quan tâm và sự động viên của người thân nên tôi vẫn quyết tâm đi đầu trong việc trồng cam để thoát nghèo. Nhờ cố gắng và sự nỗ lực học hỏi của bản thân nên vài năm sau, cam đã cho quả và đạt năng suất rất cao”.
Giếng nước được ông Hóa khoan để phục vụ việc tưới cây.
Cũng
theo ông Hóa, ngay sau khi xuất ngũ, ông từ chiến trường Campuchia trở
về quê năm 1985. Vào thời gian đầu ở vùng miền núi này, đất đá khô cằn,
mưa ít nên trồng cây gì cũng không nên, khiến cho cái đói, cái nghèo cứ
đeo đẳng, bám riết lấy người dân. Không ngại khó khăn, bản thân là một
người lính nên ông Hóa dám nghĩ dám làm, quyết vượt qua nghèo đói bằng
việc đưa giống cam vào trồng.
Vào năm 2005, chính quyền địa phương xã Nghĩa Tân có chủ trương giao khoán đất, ngoài đất được khoán, ông Hóa cùng vợ còn thuê đất của xã, rồi tìm hiểu, nghiên cứu giống cam và học hỏi kinh nghiệm từ Nông trường cam Cờ Đỏ và một số nơi ở Quỳ Hợp về trồng.
Thất bại nối tiếp thất bại nhưng ông Hóa không nản chí. Ông bảo: “Trong những lần thất bại, tôi lại càng có thêm kinh nghiệm. Bởi lẽ cứ mỗi lần thất bại là tôi lại đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Có nhiều năm tôi bỏ vốn ra hàng chục triệu nhưng lại trắng tay vì mùa màng thất bát.
Cũng có nhiều năm đầu ra cho cam rất khó khăn, vừa thu hoạch tôi vừa tìm đầu ra cho quả. Khó khăn chồng chất khó khăn khiến tôi phải thế chấp cả sổ đỏ để vay vốn ngân hàng. Đúng là trời không phụ lòng người, từ khi có kinh nghiệm nên trồng vụ cam nào tôi cũng chiến thắng, có năm thu lãi đến hàng tỷ đồng”.
Kiếm bạc tỷ nhờ trồng cam
Nhờ niềm đam mê cùng tinh thần ham học hỏi nên ông Hóa đã mạnh dạn áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiến và tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn chăm sóc như làm đất, bón phân và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh nên cây cam đã cho năng suất khá.
Vượt qua khó khăn thách thức, đến nay khu vườn cam rộng hơn 1,5 héc ta đã cho những vụ “cam sạch” đảm bảo chất lượng. Và hiện tại, những trái cam của gia đình ông Hóa đã được nhiều cửa hàng ở Hà Nội đặt mua ngay từ đầu vụ.
Một thương lái ở Hà Nội đến thăm vườn cam của gia đình ông Hóa.
Ông Cao
Xuân Thơ, một thương lái ở Hà Nội cho hay: “Cam ở đây thường ngọt, có
vỏ màu vàng nên rất bắt mắt, đặc biệt là không bị lạm dụng thuốc trừ
sâu. Cam của ông Hóa đảm bảo chất lượng, nên khách hàng rất ưa chuộng.
Cam ở đây có quả mọng nên chúng tôi phải đặt hàng ngay từ đầu mùa. Do cam đều, ngọt, vàng nên thời gian này chúng tôi cứ phải mua hàng xe để tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán”.
Hiện tại, vườn cam của gia đình ông Hóa đã vào giai đoạn cho quả, trung bình mỗi gốc cam không dưới 2 tạ, đem về nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Riêng vụ cam vừa qua, do được mùa lại được giá nên ông Hóa đã thu về cả tỷ đồng tiền lãi. Ngoài trồng cam, các sản phẩn từ cá, cao su, cây cảnh cũng cho thu nhập 50 triệu đồng.
Do tâm huyết với cây cam nên ông Hóa đang nuôi ước mơ gây dựng thương hiệu “cam sạch Nghĩa Đàn”. Vì thế, ông luôn đặt chất lượng cam lên hàng đầu. Với mỗi lần bón phân hay phun thuốc trừ sâu, ông Hóa đều theo dõi cẩn thận, nhất là thời điểm trước khi thu hoạch. Bởi ông cực kỳ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, tuyệt đối không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật mới đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Bằng thu nhập từ việc trồng cam, hiện ông Hóa đã xây dựng được một ngôi nhà gỗ khang trang, mua sắm nhiều thiết bị phục vụ gia đình và nuôi 3 đứa con ăn học. Ông còn sắm được một chiếc xe ô tô bảy chỗ ngồi.
Ngoài việc phát triển kinh tế cho gia đình, ông Hóa còn hỗ trợ người dân trong vùng về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cam, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập cũng như góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Nhờ sự táo bạo trong việc phát triển kinh tế, nhiều năm liền ông được khen thưởng danh hiệu hộ nông dân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện.
Cựu chiến binh vươn lên thoát nghèo
Dưới cái rét căm căm của một buổi chiều đông mưa phùn, chúng tôi vào xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Đàn để thăm vườn cam của gia đình ông Hóa. Đường vào xã Nghĩa Tân dường như trơn trượt hơn bởi những giọt mưa phùn đang còn rơi trên tán lá, tuy nhiên ở hai bên đường lại là những vườn cam sai trĩu quả, thoang thoảng một mùi thơm.
Giữa cái màu xanh của vườn xen lẫn sắc vàng tươi của cam, những chiếc xe tải chở đầy cam, quýt cứ nối đuôi nhau tạo thành một hàng dài.
Theo người dân nơi đây, gia đình ông Trần Ngọc Hóa là hộ trồng cam nức tiếng trong vùng. Khi chúng tôi đến thăm vườn cam của gia đình, ông Hóa liền chạy ra vườn tiếp đón. Theo ông Hóa, do ngày trước ở vùng này quanh năm chỉ có gió rét và cái nóng của gió Lào nên đất đá khô cằn, chẳng trồng được gì. Mặc dù có khó khăn về điều kiện tự nhiên nhưng ông Hóa vẫn nhất quyết đầu tư 3 héc ta đất, trồng 700 gốc cam vàng gốc Vân Du. Đến nay tuổi thọ của cam đã là 6 năm.
Ngoài trồng cam, ông Hóa còn mở rộng thêm diện tích để trồng 600 gốc cao su chừng chục năm. Ngoài ra, ông Hóa còn thả cá ở ao, sưu tầm hàng chục gốc lan rừng cùng nhiều loại cây cảnh có giá trị về trồng.
Ông Hóa cho biết: “Ngày đầu đưa cây cam về trồng thử nghiệm, bà con nhân dân trong xã cho rằng đây là giống cây không hợp với thổ nhưỡng và khí hậu, nguồn nước lại khan hiếm nhưng tôi vẫn quyết phát nương cày rẫy để trồng, không ngờ cây lại cho năng suất cao.
Lúc đó tôi cũng chẳng có vốn chủ yếu gây dựng từ hai bàn tay trắng, kinh nghiệm lại non kém, nhờ các cấp chính quyền quan tâm và sự động viên của người thân nên tôi vẫn quyết tâm đi đầu trong việc trồng cam để thoát nghèo. Nhờ cố gắng và sự nỗ lực học hỏi của bản thân nên vài năm sau, cam đã cho quả và đạt năng suất rất cao”.
Giếng nước được ông Hóa khoan để phục vụ việc tưới cây.
Vào năm 2005, chính quyền địa phương xã Nghĩa Tân có chủ trương giao khoán đất, ngoài đất được khoán, ông Hóa cùng vợ còn thuê đất của xã, rồi tìm hiểu, nghiên cứu giống cam và học hỏi kinh nghiệm từ Nông trường cam Cờ Đỏ và một số nơi ở Quỳ Hợp về trồng.
Thất bại nối tiếp thất bại nhưng ông Hóa không nản chí. Ông bảo: “Trong những lần thất bại, tôi lại càng có thêm kinh nghiệm. Bởi lẽ cứ mỗi lần thất bại là tôi lại đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Có nhiều năm tôi bỏ vốn ra hàng chục triệu nhưng lại trắng tay vì mùa màng thất bát.
Cũng có nhiều năm đầu ra cho cam rất khó khăn, vừa thu hoạch tôi vừa tìm đầu ra cho quả. Khó khăn chồng chất khó khăn khiến tôi phải thế chấp cả sổ đỏ để vay vốn ngân hàng. Đúng là trời không phụ lòng người, từ khi có kinh nghiệm nên trồng vụ cam nào tôi cũng chiến thắng, có năm thu lãi đến hàng tỷ đồng”.
Kiếm bạc tỷ nhờ trồng cam
Nhờ niềm đam mê cùng tinh thần ham học hỏi nên ông Hóa đã mạnh dạn áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiến và tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn chăm sóc như làm đất, bón phân và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh nên cây cam đã cho năng suất khá.
Vượt qua khó khăn thách thức, đến nay khu vườn cam rộng hơn 1,5 héc ta đã cho những vụ “cam sạch” đảm bảo chất lượng. Và hiện tại, những trái cam của gia đình ông Hóa đã được nhiều cửa hàng ở Hà Nội đặt mua ngay từ đầu vụ.
Một thương lái ở Hà Nội đến thăm vườn cam của gia đình ông Hóa.
Cam ở đây có quả mọng nên chúng tôi phải đặt hàng ngay từ đầu mùa. Do cam đều, ngọt, vàng nên thời gian này chúng tôi cứ phải mua hàng xe để tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán”.
Hiện tại, vườn cam của gia đình ông Hóa đã vào giai đoạn cho quả, trung bình mỗi gốc cam không dưới 2 tạ, đem về nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Riêng vụ cam vừa qua, do được mùa lại được giá nên ông Hóa đã thu về cả tỷ đồng tiền lãi. Ngoài trồng cam, các sản phẩn từ cá, cao su, cây cảnh cũng cho thu nhập 50 triệu đồng.
Do tâm huyết với cây cam nên ông Hóa đang nuôi ước mơ gây dựng thương hiệu “cam sạch Nghĩa Đàn”. Vì thế, ông luôn đặt chất lượng cam lên hàng đầu. Với mỗi lần bón phân hay phun thuốc trừ sâu, ông Hóa đều theo dõi cẩn thận, nhất là thời điểm trước khi thu hoạch. Bởi ông cực kỳ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, tuyệt đối không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật mới đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Bằng thu nhập từ việc trồng cam, hiện ông Hóa đã xây dựng được một ngôi nhà gỗ khang trang, mua sắm nhiều thiết bị phục vụ gia đình và nuôi 3 đứa con ăn học. Ông còn sắm được một chiếc xe ô tô bảy chỗ ngồi.
Ngoài việc phát triển kinh tế cho gia đình, ông Hóa còn hỗ trợ người dân trong vùng về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng và chăm sóc cam, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nâng cao thu nhập cũng như góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Nhờ sự táo bạo trong việc phát triển kinh tế, nhiều năm liền ông được khen thưởng danh hiệu hộ nông dân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện.
(Tin Tây Đô - Theo Pháp Luật Việt Nam)