Chuyển đến nội dung chính

Băng tuyết rơi dày, Nghệ An “gồng mình” chống chọi với giá rét

Băng tuyết rơi dày, Nghệ An “gồng mình” chống chọi với giá rét


Băng tuyết xuất hiện, nhiệt độ xuống thấp dưới 0 độ C làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
Đợt rét đậm kỷ lục hơn 40 năm trở lại đây đã làm băng tuyết xuất hiện tại một số xã vùng cao Nghệ An. Trong ba ngày qua, ở các xã Na Ngoi, Tây Sơn, Nậm Cắn, Mường Lống, Huồi Tụ…, huyện Kỳ Sơn, Tam Hợp, Mai Sơn, huyện Tương Dương, Tri Lễ, Nậm Nhóong, huyện Quế Phong… nhiệt độ xuống thấp tới dưới 0 độ C.
Đặc biệt, ở các bản Buộc Mú xã Na Ngoi, Đống Trên và Đống Dưới, xã Tây Sơn, Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, Tri Lễ, huyện Quế Phong băng tuyết phủ dày trên núi, các làng bản. Thật hiếm khi dân phượt đổ về miền tây xứ Nghệ nhiều như những ngày vừa qua. 
 
bang tuyet roi day, nghe an "gong minh" chong choi voi gia ret hinh 0
Băng tuyết phủ kín các vùng bản, các xã Na Ngoi, Tây Sơn, Nậm Cắn, Mường Lống, huyện Kỳ Sơn
Những xã như: Tam Hợp (Tương Dương), Nậm Cắn, Nậm Càn, Na Ngoi (Kỳ Sơn) phủ một màu trắng xóa băng tuyết. Cả một thế giới băng tuyết hiện ra trên miền rẻo cao khiến mọi người ngỡ ngàng như lạc vào một xứ sở của châu Âu.
Với độ cao khoảng 1.500m, bản Đống Trên và Đống Dưới, xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn nằm trên dãy Pù Lon đang chìm trong băng tuyết trắng xóa. Các hoạt động ngưng trệ, các loại cây trồng, vật nuôi bị đe dọa nghiêm trọng. Tại hai bản này có khoảng hơn 60 hộ đồng bào Mông sinh sống. Bể nước đã đóng băng, người dân không thể lấy nước để phục vụ sinh hoạt hằng ngày.
 
bang tuyet roi day, nghe an "gong minh" chong choi voi gia ret hinh 1
Nông dân huyện Nghi Lộc chống rét cho mạ
Tại các xã vùng cao như Tam Hợp (Tương Dương), Na Ngoi, Nậm Cắn, Tây Sơn, Mường Lống, Huồi Tụ (Kỳ Sơn)… nhiệt độ đều xuống thấp từ 0 đến 10 độ C gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của bà con nhân dân. Địa bàn xã Mường Lống được xem là nơi lạnh nhất trên miền tây Nghệ An, đến 16h ngày 24/1 đã xuất hiện băng giá và nhiệt độ xuống thấp âm 10 độ C.
 Ông Và Nỏ Vừ, Chủ tịch UBND xã Mường Lống cho biết: “Chưa có năm nào có hiện tượng băng giá như năm nay. Hiện nay, toàn xã có khoảng 3.000 con trâu, bò nhưng chưa có thiệt hại gì. Đến hôm nay, xã vẫn chưa có phương án cụ thể để chống rét cho trâu, bò. Hiện giờ chỉ chờ vào người dân chăm sóc theo cách truyền thống là đốt lửa sưởi ấm”.
Tại xã Nậm Cắn, nhiều hộ gia đình đã đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò. Ông Lỳ Bá Và, bản Trường Sơn nói, chưa đợt rét nào lại làm ông lo ngại như đợt rét lần này. Bò thì còn chịu đựng được chứ trâu thì rất đáng lo ngại. Mấy con trâu của ông thả trong rừng vẫn chưa đưa về được sẽ khó có khả năng tồn tại nếu đợt rét đậm, rét hại này kéo dài. Quả như dự báo của ông Lỳ Bá Và, một số trâu, bò các bản, các xã lân cận ở Kỳ Sơn đã đổ gục trước băng giá.
 
bang tuyet roi day, nghe an "gong minh" chong choi voi gia ret hinh 2
Bà con dân tộc Mông, bản Tiền Tiêu, xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn đưa bò về chuồng tránh rét
Đặc biệt ở huyện Quế Phong, theo UBND huyện này, các xã như Tri Lễ, Nậm Nhoóng xuất hiện băng giá trong ba ngày qua (từ ngày 24 đến ngày 26-1) đã có gần 80 con trâu bò bị chết, trong đó các xã Quang Phong, Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Châu thôn, Quế Sơn có từ 10 đến 20 con, các xã khác có từ chín con trở xuống bị chết rét.
Do vẫn còn tập quán thả rông của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao nên số trâu, bò chết rét có thể còn tăng cao. UBND huyện Quế Phong đã thành lập Ban Chỉ đạo cử cán bộ xuống cơ sở kiểm tra và hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc, che chắn, phòng, chống rét cho trâu bò. Hiện, tại các bản vùng như Buộc Mú, xã Na Ngoi, Mường Lống, Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Tam Hợp, huyện Tương Dương, tuyết vẫn tiếp tục phủ dày làm một số trâu, bò của nhân dân các vùng trên cũng bắt đầu bị cước ngã gục.
Ở đồng bằng, mức rét chưa đến mức có băng tuyết như vùng cao nhưng giá lạnh cũng đã làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của người dân và ảnh hưởng lớn đến cây trồng vật nuôi.
Tại TP Vinh, trong ba ngày qua, từ buổi chiều, những cửa hàng phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân dọc Đại lộ Lê-Nin, người dân đã phải nổi lửa chống rét cho người và cả chợ hoa Tết. Trên đường Nguyễn Văn Cừ, ông Đặng Văn Cư, nhà số 254 nói: “Trong đời tôi, chưa bao giờ thấy đợt rét như thế này". Dọc các đường Phan Đình Phùng, trước bến xe Vinh, trước cổng bệnh viện TP Vinh, các bà, các chị chủ quán phục vụ người nhà bệnh nhân cũng đã đốt lửa để chống chọi cơn rét.
 
bang tuyet roi day, nghe an "gong minh" chong choi voi gia ret hinh 3
 
Trong những ngày giá rét này, các xã trên địa bàn huyện Đô Lương đã triển khai việc phòng chống rét cho đàn gia súc rất hiệu quả. Người dân xã Yên Sơn đã quan tâm đầu tư làm chuồng trại kiên cố, kín gió về mùa đông để nuôi nhốt trâu, bò và tích trữ đủ thức ăn khô dự trữ. Để trâu, bò được an toàn, các gia đình vệ sinh chuồng trại khô ráo, đốt lửa giữ ấm cho chúng.
Ngay từ đầu mùa đông, người dân đã gia cố lại chuồng trại, che chắn chống gió lùa, trồng trên ba sào ngô đông vừa lấy thực phẩm chăn nuôi, vừa lấy thân cây cho trâu, bò ăn. Một số gia đình còn đốt lửa sưởi ấm cho trâu bò. Để chống rét cho trâu bò, gia đình bà Thái Thị Ký, ở xã Hòa Sơn đã lo dự trữ thức ăn cho bò ngay sau khi gặt xong vụ mùa như làm cây rơm, trồng cỏ, trồng thêm ngô, khoai lang để chủ động thức ăn khô và tươi.
Ở Đô Lương, các xã Yên Sơn, Hòa Sơn,Thuận Sơn, Trung Sơn, Tràng Sơn, Lưu Sơn là những xã có số trâu bò lớn. Tổng đàn trâu bò của toàn huyện đạt trên 40 nghìn con.
Riêng tổng đàn bò cái sinh sản đạt 22 nghìn con, trong đó bò lai Sin chiếm 85%. Huyện chỉ đạo các xã, trạm thúy y, trạm khuyến nông mở các lớp tập huấn cho các hộ chăn nuôi cách phòng chống rét cho trâu, bò và làm thức ăn dự trữ. Các xóm trưởng thường xuyên nhắc nhở bà con phòng chống rét cho gia súc, yêu cầu các hộ chăn nuôi lập bản cam kết thực hiện nuôi nhốt bảo đảm an toàn cho đàn trâu, bò trong ngày rét.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ xuân 2016, Nghệ An sản xuất 85.000 ha lúa, 20.000 ha ngô, 12 nghìn ha rau đậu các loại, 15 nghìn ha lạc... Bên cạnh đó, Nghệ An có tổng đàn gia súc lớn nhất cả nước với hơn 800 nghìn con trâu bò, trên 1,1 triệu con lợn, khoảng 15 triệu con gia cầm. Đến nay, toàn tỉnh đã ra mạ được hơn 1.800 ha, đáp ứng cấy được trên 60 nghìn ha lúa, theo lịch sản xuất của ngành nông nghiệp thời gian gieo cấy dự kiến từ ngày 25/1 đến 15/2 cho các loại giống lúa. Do được bảo vệ tốt nên chưa có hiện tượng mạ chết rét.
Trên những cánh đồng, lạc đã gieo trỉa xong và mạ xuân đã bắc, phủ ni-lông, một số nơi bà con đã cấy. Trên những cánh đồng Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Kỷ, hay cánh đồng lúa của Nghi Xá, Nghi Phương, Nghi Hoa (Nghi Lộc), Đồng Thành, Mã Thành, Nam Thành… (Yên Thành) lạc xuân đã trỉa xong được phủ ni-lông và cây đã bén. 
Ở tất cả các huyện, thời tiết rét đậm nên công tác phòng chống rét cho mạ được tuân thủ nghiêm. Hiện nay, các huyện như: Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Nam Đàn, Diễn Châu, Đô Lương… nhiều nơi đã xuống đồng cấy lúa đối với các trà lúa dài ngày, một số nơi cấy mạ khay, cấy máy.
Huyện Nghi Lộc hiện có gần 38 nghìn con trâu, bò, 45 nghìn con lợn, trên hai triệu con gia cầm. Tự các gia đình chăn nuôi đã chủ động các biện pháp chống rét cho đàn vật nuôi. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, che chắn đủ ấm bằng các lớp đệm lót khô, dày ở nền chuồng; bảo đảm nhiệt độ thích hợp cho gia súc; cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch, ấm theo nhu cầu hằng ngày cho đàn vật nuôi, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo đảm khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng.
Ông Trần Quốc Cường, Trưởng Trạm Thú y huyện cho biết thêm: "Để bảo vệ đàn vật nuôi, ngoài việc hướng dẫn các hộ chăn nuôi tăng cường khẩu phần ăn cho gia súc nhằm tăng sức đề kháng, trạm còn cung ứng cho các địa phương hai nghìn liều vắc-xin để tiêm phòng dịch, khuyến cáo bà con tổng dọn vệ sinh hệ thống chuồng trại”.
Xã Nghi Lâm hiện có 2.100 con trâu bò, gần 1.000 con dê, hơn 1.600 con lợn và 95 nghìn con gia cầm. Sau khi nhận được công điện của UBND huyện về phòng, chống rét cho gia súc, gia cầm, xã đã triển khai quyết liệt đến từng xóm và từng hộ chăn nuôi. Bên cạnh đó, xã cử cán bộ thú y theo dõi diễn biến bệnh mùa đông để có biện pháp sớm nhất chống rét, chống bệnh trong mùa đông cho đàn gia súc, gia cầm.
Huyện Quỳnh Lưu có tổng đàn gia súc, gia cầm tương đối lớn với trên 26 nghìn con trâu, bò, gần 45 nghìn con lợn và trên một triệu con gia cầm các loại. Những ngày vừa qua, nông dân đang tập trung kiểm tra ao, đầm, chăm sóc thủy hải sản đang nuôi và đàn gia cầm, gia súc trên địa bàn. Xã Quỳnh Bảng hiện có 1,3 nghìn con gia súc, trên 36.000 con gia cầm tập trung ở thôn Mai Giang, Minh Quang, Tân Xuân… Ngoài ra, có 142 hộ nuôi tôm, bốn cơ sở nuôi tôm giống.
Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Bảng Vũ Văn Dương cho biết: Ngoài việc chống rét bằng các phương pháp truyền thống, xã còn khuyến cáo nông dân đốt sưởi cho gia súc, gia cầm khi trời lạnh bằng các nhiên liệu như: trấu, củi, than, dùng chụp sưởi bằng bóng điện hoặc đèn tử ngoại úm gà, lợn con. 
Dùng cỏ khô hoặc rơm rạ, trấu... làm chất độn chuồng, độ dày khoảng 10 đến 15 cm. Đồng thời, hiện đang ở vào kỳ chính đông nên bà con nông dân không thả nuôi các loại thủy sản mà tập trung cho việc chăm sóc ao, hồ để chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, tính đến thời điểm này, học sinh tiểu học và mầm non của TP Vinh và huyện Tân Kỳ, huyện Con Cuông đã có thông báo để học sinh nghỉ học. Riêng huyện Kỳ Sơn, những xã thuộc vùng sâu, vùng xã như Na Ngoi, Nậm Càn, Mường Lống, Huồi Tụ, Tây Sơn, Nậm Cắn và Tri Lễ, Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong, do nhiệt độ đã xuống dưới 0 độ C nên tất cả học sinh ở các cấp học đã được thông báo nghỉ học (Tin Tây Đô - Nguồn Vov.vn

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Tích cực phòng trừ đạo ôn

Tích cực phòng trừ đạo ôn Dự báo, thời gian tới bệnh đạo ôn hại lá có thể gây hại trên diện rộng. Riêng đối với những diện tích lúa trỗ sớm trong tháng 4, bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh. (Ánh minh hoạ)   Vụ xuân năm nay, tỉnh Tuyên Quang gieo cấy 20.169 ha lúa, đạt 104,3% kế hoạch. Hiện lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ đến đứng cái làm đòng; tuy nhiên thời tiết diễn biến bất thường, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại rải rác trên một số giống nhiễm như BC 15, HT 1, Bắc thơm số 7, nếp... với diện tích 7 ha tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa, TP Tuyên Quang..., tỷ lệ bệnh nơi cao 3 - 5 % số lá. Dự báo, thời gian tới bệnh đạo ôn hại lá có thể gây hại trên diện rộng. Riêng đối với những diện tích lúa trỗ sớm trong tháng 4, bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh.   Anh Vũ Đình Tám, Trưởng trạm BVTV huyện Yên Sơn cho biết, trạm đã phân công cán bộ, bám sát cơ sở phối hợp với khuyến nông hướng dẫn bà con thực hiện bón cân đối NPK, không bón quá nhiều ho

Định hướng dài hạn nhằm thu hút vốn FDI vào nông nghiệp

Định hướng dài hạn nhằm thu hút vốn FDI vào nông nghiệp Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Lê Bá Liễu/TTXVN) Là ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế, song dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng hạn chế so với nhu cầu thu hút vốn và những kỳ vọng. Trong khi đầu tư nước ngoài của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư nước ngoài của cả nước. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có một chiến lược, định hướng dài hạn để thu hút vốn FDI. FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được đặc biệt coi trọng và được khuyến khích để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Với quyết tâm vực dậy nguồn vốn này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh Bộ sẽ rà soát lại cơ chế chính sách để thực sự khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, từ đó tạo m