Kế sách cho nông nghiệp tham gia TPP
Theo công bố mới của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), tham gia vào TPP không chỉ tạo cơ hội đối với xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông sản nước ta, mà còn là cơ hội để nền nông nghiệp Việt Nam thay đổi hoàn toàn
Điều kiện tốt hòa nhập chuỗi giá trị toàn cầu
Khi tham gia TPP, cơ hội lớn mở rộng thương mại là hoạt động đầu tư xuyên quốc gia, đi kèm với khoa học công nghệ và nâng cao trình độ kỹ năng lao động. Đã ký kết TPP, một số nước không có lợi thế về nông nghiệp, khi giảm hàng rào bảo hộ nông nghiệp, có thể họ sẽ chuyển nguồn đầu tư sang Việt Nam. Khi có đầu tư nước ngoài, nông nghiệp Việt Nam sẽ hấp thụ được khoa học kỹ thuật mới, thay đổi cách làm truyền thống kém hiệu quả.
Mỗi sáng sớm, hoa quả, nông sản lại từ các địa phương ĐBSCL đổ về chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ. Ảnh: Mạc Li
Chẳng
hạn, các nhà đầu tư tại Nhật Bản có đầu tư sản xuất lúa gạo với chất
lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất về Nhật Bản. Đó là
điều kiện rất tốt để chúng ta hòa nhập với chuỗi giá trị toàn cầu, dần
dần tăng lượng nông sản xuất khẩu (XK). Nếu có những hướng khuyến khích
đầu tư đúng đắn, nông nghiệp Việt Nam có thể tạo đột phá mạnh mẽ, tận
dụng thế mạnh về dân số đang ở trong độ tuổi vàng.Tác động khác là tham gia TPP sẽ giúp rút bớt lao động khỏi nông nghiệp. Một trong những vấn đề nan giải nhất trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp là việc nông dân bị “tắc lại” trong khu vực nông nghiệp và không tích tụ được ruộng đất sản xuất quy mô lớn. TPP tạo ra cơ hội tốt để giải quyết vấn đề trên.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, ngành dệt may và da giày của Việt Nam sẽ bùng nổ trên thị trường Mỹ. Một lực lượng lớn lao động nông nghiệp (khoảng 2 triệu lao động mới) sẽ tham gia vào khu vực ngành nghề này. Nếu nhà nước có chiến lược phát triển và đảm bảo phúc lợi tốt cho người lao động, các lao động này có thể rời khỏi khu vực nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ làm ăn giỏi tích tụ ruộng đất để trở thành nông dân chuyên nghiệp.
Tham gia TPP cũng giúp nâng cao hàng rào về an toàn thực phẩm. Thách thức lớn với XK nông sản Việt Nam là khi TPP được ký kết, các nước tham gia có thể giảm thuế suất nhưng họ sẽ nâng cao các hàng rào phi thuế quan nghiêm ngặt hơn.
Để xâm nhập và chiếm lĩnh được những thị trường giá trị cao và quy mô lớn như Mỹ và Nhật Bản, những sản phẩm Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu như gạo, cà phê, tiêu, điều, thủy sản… cần vượt qua được các hàng rào kỹ thuật (TBT) và các biện pháp kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) để chiếm lĩnh được các thị trường này. Nếu không, dù thuế suất nhập khẩu của các thị trường này bằng 0%, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vẫn không thể tiếp cận được.
Bên cạnh đó, các quy định khác của TPP về bảo vệ bản quyền, vấn đề lao động, nguồn gốc xuất xứ…. cũng rất chặt chẽ. Nếu Việt Nam không khắc phục được điểm yếu này, sẽ khó cho cả nông dân lẫn các doanh nghiệp xuất khẩu thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Đâu là kế sách thích hợp?
Về ngắn hạn, có 3 nhóm giải pháp để nông nghiệp nước ta thích ứng với TPP:
"Việt
Nam cần hoàn thiện đề án tái cơ cấu toàn nền kinh tế quốc dân gắn chặt
với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chiến lược phát triển các ngành
kinh tế phải có sự gắn kết bổ trợ chặt chẽ. Ngành công nghiệp nhẹ như
dệt may, giày da có cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu mạnh nhờ TPP
cần gắn kết chặt chẽ với quá trình thu hút lao động khỏi nông thôn, và
tích tụ ruộng đất bền vững…”.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn.
|
Nhóm 2: Đối với những sản phẩm có lợi thế XK, thúc đẩy các hoạt động mở rộng thương mại, xúc tiến đầu tư giữa nhà đầu tư TPP với Việt Nam, giữa nhà đầu tư Việt Nam với các nước TPP để tìm kiếm cơ hội hợp tác, tận dụng các cơ hội của TPP mang lại, hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu và thương hiệu quốc gia của các nông sản Việt Nam.
Nhóm 3: Rà soát kỹ các ngành hàng dễ bị tổn thương như chăn nuôi, mía đường…, đánh giá về mức độ ưu tiên, và có những chính sách hỗ trợ kịp thời để giúp người sản xuất có thể đối phó, hoặc ít nhất là giảm thiểu thiệt hại khi phải cạnh tranh với các nông sản từ các nước TPP.
Về trung và dài hạn, cần tập trung vào các nhóm giải pháp, đó là: Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, gắn chặt với các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng theo các cam kết quốc tế.
Chủ trương chung là hình thành các vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhanh chóng hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu với sự dẫn dắt của các doanh nghiệp mạnh đầu tàu, kết nối với các tổ chức nông dân tập thể để hình thành thương hiệu hàng nông nghiệp Việt Nam sạch, chất lượng cao.
(Tin Tây Đô - Nguồn Danviet.vn)