Khoa học góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phế phẩm nông nghiệp
Các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng công nghệ sinh học để tận dụng phế phẩm nông nghiệp...
Trong khuôn khổ Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng
và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015”, Trung tâm Ứng dụng
tiến bộ KH&CN thành phố Hải Phòng đã tiếp nhận các quy trình công
nghệ do Viện Môi trường Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam)
chuyển giao để thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ
sinh học sản xuất chế phẩm vi sinh vật Compost maker xử lý phế phụ phẩm
nông nghiệp tại Hải Phòng”.
Ứng dụng công nghệ sinh học để sử dụng phế phẩm nông nghiệp
Dự án đã xây dựng được mô hình sản xuất chế phẩm vi sinh vật Compost maker đạt công suất 10 tấn/năm trên quy mô nhà xưởng 94,4 m2.
Lượng chế phẩm sản xuất được trong thời gian triển khai dự án đảm bảo
các yêu cầu về chất lượng và thời gian bảo quản là 2,2 tấn, vượt chỉ
tiêu ban đầu (2 tấn).
Chế
phẩm được ứng dụng xử lý 420 tấn phế phụ phẩm trồng trọt (rơm rạ) và 150
tấn phế phụ phẩm chăn nuôi (phân bò/lợn/gà) thành phân hữu cơ sinh học
tại 3 xã Đồng Thái (huyện An Dương), Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng) và An
Thọ (huyện An Lão). Kết quả đã thu được 250,3 tấn phân hữu cơ sinh học
giàu dinh dưỡng, tơi xốp, không chứa nấm mốc và đạt các tiêu chuẩn bắt buộc đối với phân bón hữu cơ sinh học theo quy định hiện hành.
Với mô
hình sử dụng phân hữu cơ sinh học bón cho cây trồng nhằm tăng khả năng
hấp thụ dinh dưỡng cho cây, tăng năng suất đã đạt các mục tiêu đề ra. Mô
hình được áp dụng trên 3 đối tượng: rau, hoa và lúa với tổng diện tích 3
ha. Trên cây rau (su hào và cải ngọt), mô hình cho năng suất cao hơn
sản xuất đại trà từ 1,16-1,2 lần. Đối với hoa lily giống Sorbonne thương
phẩm, mô hình cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, các chỉ tiêu về
năng suất, chất lượng (số hoa/cây, tỷ lệ nở hoa, độ bền hoa tự nhiên,
đường kính hoa,…) đều cao hơn so với đại trà. Trên cây lúa, phân bón hữu
cơ sinh học có vai trò giữ ấm chân mạ, thúc đẩy sinh trưởng, giúp thân
cây cứng, bộ lá khỏe, hạn chế sâu bệnh gây hại khi gặp điều kiện thời
tiết bất thuận.
Theo
những số liệu tổng hợp được đưa ra, cả 3 mô hình đều mang lại hiệu quả
kinh tế rõ rệt, bên cạnh đó là những hiệu quả về xã hội, môi trường.
Việc sử dụng phân hữu cơ sinh học bón cho cây trồng đã hạn chế được
lượng phân hóa học sử dụng trong nông nghiệp, từ đó tác động tích cực
tới môi trường sinh thái. Dự án đã giúp người dân chủ động sản xuất được
nguồn phân hữu cơ sinh học tại chỗ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,
đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho một bộ phận lao động. Dự án cũng
đã đào tạo được 4 kỹ thuật viên cơ sở trên địa bàn triển khai các mô
hình.
Với
những hiệu quả thiết thực và tính ứng dụng cao, dự án được Hội đồng khoa
học đánh giá xếp loại xuất sắc và khuyến khích nhân rộng
(taydo)