Chuyển đến nội dung chính

Bộ Nông nghiệp quyết giữ quy định tỷ lệ mạ băng cá tra


Bộ Nông nghiệp quyết giữ quy định tỷ lệ mạ băng cá tra


Trong khi doanh nghiệp phàn nàn quy định tỷ lệ mạ băng không vượt quá 10% là cứng nhắc, gây nhiều khó khăn, thì Bộ Nông nghiệp lại cho là cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu và ngăn ngừa gian lận thương mại.
Nghị định 36/2014 của Chính phủ có hiệu lực đầu năm nay, quy định sản phẩm cá tra phi lê khi xuất khẩu phải có hàm lượng ẩm không vượt quá 83% và tỷ lệ mạ băng (lớp nước đóng băng trên bề mặt sản phẩm) không vượt quá 10%.
Tuy nhiên, hai quy định này đã vấp phải sự phản ứng của nhiều doanh nghiệp. Theo họ, nếu áp đặt mức độ ẩm 83% sẽ phải bán giá cao, dẫn đến hạn chế người mua. Vì vậy, doanh nghiệp kiến nghị nên quy định dán nhãn mạ băng để người tiêu dùng nhận biết chứ không nên áp đặt tỷ lệ 10% vì thị trường nhập khẩu không đòi hỏi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên thí điểm thăm dò thị trường để có lộ trình phù hợp.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đề nghị thay đổi hai quy định về hàm lượng ẩm và tỷ lệ mạ băng, coi đó là quy định cứng nhắc, không có căn cứ. Theo VASEP, những vấn đề về chất lượng sản phẩm nên để doanh nghiệp và thị trường quyết định.
Bộ Nông nghiệp cho rằng quy định tỷ lệ mã băng không quá 10% sẽ từng bước giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng và đảm bảo phát triển bền vững sản phẩm cá tra Việt Nam" . Ảnh: Minh Đoàn.
Bộ Nông nghiệp cho rằng quy định tỷ lệ mạ băng không quá 10% sẽ từng bước giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng và đảm bảo phát triển bền vững sản phẩm cá tra Việt Nam. Ảnh: Minh Đoàn.

Từ thực tế trên, Bộ Nông nghiệp vừa có văn bản gửi Tỉnh ủy An Giang và UBND một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, khẳng định hai quy định trong Nghị định 36 là cần thiết.
Theo Bộ, Nghị định 36 quy định tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm phi lê cá tra xuất khẩu phù hợp quy định của các nước nhập khẩu. Các trường hợp ở nước nhập khẩu không quy định thì áp dụng không quá 10%. Như vậy, không phải mọi trường hợp đều quy định tỷ lệ mạ băng là 10%. "Mục đích của công nghệ mạ băng là để bảo vệ sản phẩm nhằm giảm thiểu khả năng mất nước (cháy lạnh) gây suy giảm chất lượng sản phẩm trong quá trình bảo quản đông lạnh", văn bản do Thứ trưởng Lê Văn Tám nêu rõ.
Theo hướng dẫn của Ủy ban Thực phẩm quốc tế (CODEX), tỷ lệ mạ băng để đạt mục tiêu công nghệ thông thường không quá 5%. Do đó, Bộ Nông nghiệp cho rằng, quy định tỷ lệ mạ băng không được vượt quá 10% là cần thiết, phù hợp và đủ linh hoạt cho các doanh nghiệp trong chế biến sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh chất lượng tốt để xuất khẩu và ngăn ngừa gian lận thương mại.
Về quy định hàm lượng nước trong cá tra không vượt quá 83% mà doanh nghiệp cho là thiếu cơ sở khoa học, Bộ Nông nghiệp đã chỉ đạo Cục Quản lý Chất lượng nông lâm và thủy sản triển khai đề tài khoa học cấp cơ sở nghiên cứu bổ sung về hàm lượng nước trong cá tra phi lê đông lạnh. 
Kết quả cho thấy, việc sử dụng phụ gia nhóm phosphate là được phép theo quy định của CODEX để cải thiện chất lượng cảm quan, chống mất nước sau rã đông. Sử dụng phụ gia vừa đủ, tương ứng với hàm lượng nước là 83% và tỷ lệ tăng trọng 15% là đạt mục đích cải thiện chất lượng cảm quan, chống mất nước khi rã đông.
Còn nếu lạm dụng phụ gia đến hàm lượng nước là 85% - 86% thì tỷ lệ tăng trọng sẽ tương ứng từ 35% đến hơn 40%. Kết quả này có thể bị coi là gian lận thương mại, làm suy giảm chất lượng sản phẩm cá tra phi lê, bán giá thành thấp và dẫn đến nguy cơ cá tra Việt Nam bị cáo buộc, áp thuế chống bán phá giá tại các thị trường. Điều này tương tự với việc chấp nhận bơm tạp chất vào tôm và bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ.
"Quy định tỷ lệ mạ băng tối đa không quá 10% và hàm lượng nước tối đa trong cá tra phi lê đông lạnh không quá 83% (tương ứng với mức tăng trọng là 15%) là có đủ độ tin cậy, cơ sở khoa học và thực tiễn để từng bước nâng cao chất lượng, đảm bảo phát triển bền vững sản phẩm cá tra Việt Nam", văn bản do Thứ trưởng Lê Văn Tám ký kết luận.
Theo Bộ, việc không kiểm soát chất lượng và để tự doanh nghiệp kê khai đã diễn ra trước khi có Nghị định 36 và dẫn đến khủng hoảng toàn diện như thời gian qua.
Tuy nhiên, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp vẫn đề xuất và được Chính phủ đồng ý đưa vào Nghị quyết  phiên họp thường kỳ tháng 12/2014 về việc chưa thực hiện các quy định về hàm lượng nước và tỷ lệ mạ băng đến hết ngày 31/12/2015.
Hiện Bộ Nông nghiệp đã phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội cá tra Việt Nam và VASEP trao đổi kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 36.
Đến hết ngày 20/12/2014, theo báo cáo của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra vẫn còn một lượng lớn sản phẩm chưa đáp ứng quy định của Nghị định 36 về tỷ lệ mạ băng, hàm lượng nước tối đa. Theo con số tự kê khai của các doanh nghiệp thì hàng tồn kho là trên 360.000 tấn, nhưng sau khi Bộ tổ chức 11 đoàn kiểm tra thực tế cuối tháng 12/2014 thì lượng hàng tồn là khoảng 150.000 tấn.
(Nguồn: taydo)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh