Kết nối thương mại nông nghiệp để thu hút đầu tư
Nhiệm vụ trọng tâm của nông nghiệp trong thời gian tới là cần phải mở rộng thị trường thương mại cho sản phẩm nông nghiệp.
Ảnh minh họa |
Các sản phẩm nông nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế thì mới khuyến khích được mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp.
Xuất
phát từ thực tế trên, Chính phủ Đan Mạch đã tài trợ thực hiện dự án
“Nghiên cứu và xúc tiến kết nối thương mại trong lĩnh vực nông sản, thủy
sản và sản phẩm gia cầm”. Dự án nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho một hợp phần
quan trọng trong tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp.
Hôm nay
(16/12), Bộ NN&PTNT và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã tổ chức
hội thảo về kết quả “Dự án nghiên cứu và xúc tiến kết nối thương mại
trong lĩnh vực nông sản thủy sản và các sản phẩm gia cầm”.
Dự án
tập trung vào 4 đối tượng để nghiên cứu điểm là chè, khoai tây, cá tra
và gia cầm. Thông qua các đối tượng nghiên cứu này, dự án đưa ra mục
tiêu sẽ xác định và đánh giá chuỗi giá trị các ngành hàng này ở miền núi
phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo
ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng nhóm tư vấn dự án, trong 4 ngành hàng dự án
nghiên cứu thì có 2 ngành hàng là chè và cá tra là sản phẩm xuất khẩu
chủ lực, còn 2 ngành hàng gia cầm và khoai tây là phục vụ tiêu dùng và
hướng tới xuất khẩu.
Ngành
hàng chè đen của Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và thứ 6 về sản lượng
trên thế giới. Sản phẩm này không thể chế biến thủ công, nên cần xây
dựng đồng bộ chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Từ đó
việc đầu tư trang thiết bị và quản lý chất lượng chè nguyên liệu mới
được tập trung và hiệu quả.
Ngành
hàng chè cũng được đưa ra khuyến nghị hạn chế xuất khẩu nguyên liệu và
cần đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với thị trường trong nước và xuất
khẩu.
Về
ngành hàng khoai tây được đánh giá là tiềm năng mở rộng diện tích còn
rất lớn. Trồng khoai tây được nhóm nghiên cứu đưa ra kết quả lợi nhuận
cao gấp 4 lần trồng lúa. Giá trị gia tăng được tạo ra cho người trồng là
72%, các khâu thu gom khoảng 10%, người bán buôn 4% và người bán lẻ
14%.
Dự án
cũng đưa ra các khuyến nghị để phát triển ngành hàng cá tra là cần nâng
cao chất lượng con giống. Đầu tư của Nhà nước nên tập trung và nghiên
cứu chọn giống để hình thành đàn cá bố mẹ thuần chủng đảm bảo cả về số
lượng và chất lượng.
Việc
xây dựng và quảng bá thương hiệu cá tra cùng với công tác nghiên cứu và
phân tích thị trường để đưa ra các dự báo phục vụ thiết thực cho sản
xuất cá tra cũng được nhóm tư vấn đề nghị để phát triển ngành hàng này.
Về việc
chăn nuôi gia cầm, nghiên cứu cho thấy, chuỗi sản xuất ngành hàng đã
hình thành nhưng chưa đồng bộ. Xây dựng chuỗi gia cầm khép kín chủ yếu
là Đông Nam Bộ còn Đồng bằng sông Hồng thì hầu như chưa có.
Sản
phẩm gia cầm hiện nay chủ yếu để phục vụ nội địa. Để phát triển ngành
hàng này cần mở rộng vùng nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi, tổ chức lại
hệ thống giống và tăng cường quản lý chất lượng thuốc thú y, vaccine và
các chế phẩm sinh học khác…
Thứ
trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho biết năm nay, giá trị xuất khẩu ngành
nông nghiệp có thể cán mốc 30 tỷ USD. Chất lượng nông sản Việt Nam ngày
càng tăng lên, nhưng bên cạnh đó ngành nông nghiệp vẫn còn khai thác và
sử dụng tài nguyên, nguồn nước, hóa chất và phân bón chưa hiệu quả.
Cùng
với đó, ngành nông nghiệp đang sử dụng nhiều lao động. Việc này dẫn tới
giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp thấp và thu nhập của nông dân
chưa cao.
Tuy
nhiên, hiện nay đầu tư tư nhân trong nông nghiệp đang tăng lên cho thấy
ngành nông nghiệp đang có một tiềm năng thu hút đầu tư rất lớn.
Ông Bo
Monsted,Tham tán Thương mại của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho
biết, Đan Mạch đang chuyển từ vai trò nhà tài trợ sang đối tác thương
mại với Việt Nam.
Vào
tháng 1/2015, Bộ trưởng Thương mại của Đan Mạch sẽ sang thăm Việt Nam.
Chuyến thăm này có mục đích chính là tìm kiếm các đối tác thương mại mới
tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
(Nguồn:taydo)