Dự báo sâu bệnh tuần từ 30/6 - 6/7
Tại các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên, sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt... phát sinh gây hại nhẹ trên lúa XH - HT sớm đòng trỗ - chắc xanh.
(Hình minh hoạ)
1. Các tỉnh phía Bắc
a) Trên mạ, lúa
- Sâu
đục thân hai chấm: Trứng tiếp tục nở, sâu non gây dảnh héo trên mạ và
lúa mùa cực sớm ở các tỉnh khu vực Bắc bộ. Tăng cường giám sát và phòng
chống tại những diện tích có mật độ cao, nhất là những diện tích trước
chuẩn bị cấy.
- Sâu
cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục phát sinh, gây hại trên diện rộng tập
trung trên lúa HT, mùa giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái tại các tỉnh Bắc
Trung bộ. Cần tăng cường điều tra khoanh vùng có mật độ sâu quá cao cần
xử lý kịp thời; nhưng không khuyến cao phun thuốc sớm, phun thuốc tràn
lan để trách bộc phát rầy và sâu cuốn lá.
-
Chuột tiếp tục gây hại tăng trên mạ, lúa gieo thẳng; đặc biệt, trên các
khu ruộng mới gieo, gần gò bãi, mương máng, nhất là các tỉnh Bắc Trung
bộ. Thực hiện vệ sinh đồng ruộng; tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt
ra quân diệt chuột trước và đầu vụ SX.
- Theo
dõi và phòng trừ sọc đen trên lúa mới sạ tại một số tỉnh Bắc Trung bộ;
châu chấu, sâu keo, rầy các loại, ốc bươu vàng, trên lúa HT, mùa sớm.
b) Trên mía
- Bệnh
chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía bị nhiễm bệnh, hại nặng những
ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để.
Cần
hướng dẫn bà con nông dân thực hiện tốt các biện pháp: Vệ sinh đồng
ruộng, tiêu huỷ cây bị bệnh tại những vườn mía bị bệnh, tăng cường chăm
sóc, phòng trừ các loại dịch hại đúng quy trình kỹ thuật.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên
a) Trên lúa
- Lúa
XH - HT sớm đòng trỗ - chắc xanh: Sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu, rầy lưng
trắng, bệnh khô vằn, bệnh lem lép thối hạt... phát sinh gây hại nhẹ.
- Lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh - đứng cái: Bọ trĩ, sâu keo, dòi đục nõn, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ... rải rác hại nhẹ.
- Chuột: Hại cục bộ lúa HT tập trung vùng ven làng, đồi gò.
- Ốc bươu vàng: Lây lan theo nguồn nước.
b) Trên cây trồng khác
- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.
-
Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại
tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn chắc quả - thu hoạch.
3. Các tỉnh phía Nam
- Cuối
tháng 6/2013, lứa rầy cám mới sẽ nở rộ và gia tăng mật độ trong thời
gian tới. Đồng thời, lúa HT đang thu hoạch nên rầy di trú làm mật độ rầy
trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ với mật độ phổ biến ở mức nhẹ -
trung bình, cục bộ có thể có diện tích nhiễm nặng.
Cần
phòng chống ở những diện tích có mật độ rầy cao và theo dõi diễn biến
rầy nâu di trú và thời tiết để xuống giống không bị ngập úng và hạn chế
thấp nhất rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho lúa.
- Do
tình hình thời tiết ban ngày có nhiều mây, mưa thường tập trung vào
trưa và chiều tối là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ
bông phát triển. Trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, bà con nông
dân cần thăm đồng thường xuyên phát hiện kịp thời, phòng trị bệnh sớm để
đạt hiệu quả cao.
Ngoài
ra, cần lưu ý sâu cuốn lá nhỏ, bệnh lem lép hạt trên lúa HT giai đoạn đẻ
nhánh - trổ chín. Các đối tượng khác xuất hiện với mật số và tỷ lệ bệnh
thấp cần tiếp tục theo dõi.
THEO CỤC BVTV
Mọi chi tiết về phòng tránh sâu bệnh trên cây lúa cũng như cây trồng khác, xin quý bà con vui lòng liên hệ: Cty Cổ Phần Vật Tư Tây Đô Long An để được tư vấn sử dụng đúng loại thuốc phòng trừ hiệu quả
-
VPGD : Phòng 1 , Lầu 2 , Tòa nhà KCN Vĩnh Lộc
Lô A59/I , Đường số 07 KCN Vĩnh Lộc , Phường Bình Hưng Hòa B , Quận Bình Tân , TP HCM - +848 54281739 Fax: +848 54281740
- Email: info@taydojsc.com.vn