Thí điểm cho vay mô hình liên kết trong nông nghiệp
Ngân hàng Nhà nước sẽ thí điểm chính sách cho vay để phát triển các mô hình liên kết trong nông nghiệp...
Qua
khảo sát, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ lựa chọn khoảng 20 mô hình liên
kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân để thí điểm cho vay theo chương
trình này.
Ngân
hàng Nhà nước đang chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan triển
khai xây dựng chương trình thí điểm cho vay đối với các mô hình liên
kết, ứng dụng công nghệ cao và phục vụ xuất khẩu đối với các sản phẩm
nông nghiệp.
Tại hội thảo chuyên đề ngày 15/5, ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, chương trình thí điểm cho vay hỗ trợ của ngành ngân hàng trong mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân hướng vào hai nội dung: giảm chi phí đầu vào cho sản phẩm sản xuất liên kết, thông qua việc cho vay lãi suất phù hợp (thấp hơn lãi suất thị trường); tháo gỡ vướng mắc về tài sản bảo đảm theo hướng sẽ cho vay tín chấp, nếu nông dân và doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết có cơ sở pháp lý và ngân hàng kiểm soát được dòng tiền tham gia vào quá trình liên kết.
Theo đó, chương trình thí điểm cho vay này có 3 đặc điểm.
Thứ nhất, cho vay trực tiếp đối với doanh nghiệp để hỗ trợ các hộ nông dân,chẳng hạn cho doanh nghiệp vay để mua giống, đầu tư trang thiết bị để tạm ứng cho nông dân sản xuất.
Thứ hai, việc cho vay tập trung vào liên kết theo hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân từ đó kiểm soát chặt chẽ dòng tiền trong chuỗi liên kết.
Thứ ba, chương trình có những hỗ trợ nhất định đối với doanh nghiệp được lựa chọn thí điểm, cả về nguồn vốn, lãi suất và thời hạn vay, tài sản đảm bảo so với điều kiện chung của thị trường.
Ngân hàng Nhà nước cho biết thời gian qua đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và các tổ chức tín dụng tiến hành khảo sát và dự kiến lựa chọn khoảng 20 mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, như mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao... để thí điểm chương trình tín dụng này, với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi, sản xuất rau màu...
Sau khi kết thúc chương trình thí điểm (khoảng hai năm), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổng kết và xem xét để hoàn thiện chính sách và nhân rộng trên phạm vi cả nước.
Tại hội thảo chuyên đề ngày 15/5, ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, chương trình thí điểm cho vay hỗ trợ của ngành ngân hàng trong mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân hướng vào hai nội dung: giảm chi phí đầu vào cho sản phẩm sản xuất liên kết, thông qua việc cho vay lãi suất phù hợp (thấp hơn lãi suất thị trường); tháo gỡ vướng mắc về tài sản bảo đảm theo hướng sẽ cho vay tín chấp, nếu nông dân và doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết có cơ sở pháp lý và ngân hàng kiểm soát được dòng tiền tham gia vào quá trình liên kết.
Theo đó, chương trình thí điểm cho vay này có 3 đặc điểm.
Thứ nhất, cho vay trực tiếp đối với doanh nghiệp để hỗ trợ các hộ nông dân,chẳng hạn cho doanh nghiệp vay để mua giống, đầu tư trang thiết bị để tạm ứng cho nông dân sản xuất.
Thứ hai, việc cho vay tập trung vào liên kết theo hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân từ đó kiểm soát chặt chẽ dòng tiền trong chuỗi liên kết.
Thứ ba, chương trình có những hỗ trợ nhất định đối với doanh nghiệp được lựa chọn thí điểm, cả về nguồn vốn, lãi suất và thời hạn vay, tài sản đảm bảo so với điều kiện chung của thị trường.
Ngân hàng Nhà nước cho biết thời gian qua đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và các tổ chức tín dụng tiến hành khảo sát và dự kiến lựa chọn khoảng 20 mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, như mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao... để thí điểm chương trình tín dụng này, với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi, sản xuất rau màu...
Sau khi kết thúc chương trình thí điểm (khoảng hai năm), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổng kết và xem xét để hoàn thiện chính sách và nhân rộng trên phạm vi cả nước.
(Nguồn: Vneconomy.vn)