Hỗ trợ nông dân nghèo
Trong
những năm gần đây, lĩnh vực nông nghiệp được Nhà nước quan tâm đầu tư,
tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất ngày càng phát triển ổn định, từng
bước nâng cao vị thế và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tại nhiều
địa phương, bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông
nghiệp và tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm nông nghiệp
đã từng bước cơ bản đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng và tiêu thụ
bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức liên kết tiêu
thụ sản phẩm hiện nay còn rất ít, quy mô không lớn, hợp đồng liên kết
chưa ổn định, thiếu chặt chẽ. Vì vậy, đồng ruộng còn manh mún, đầu tư
cho nông nghiệp có nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp... Vấn đề liên kết kể
trên càng trở nên khó khăn đối với các địa phương nghèo, sản xuất nông
nghiệp chưa phát triển do không thu hút được đầu tư của các doanh
nghiệp.
Mới
đây, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đã ban hành Thông tư liên
tịch hướng dẫn thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững trên địa bàn các huyện nghèo. Theo đó, kể từ nay, các cơ sở chế
biến nông, lâm, thủy sản đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo được ngân
sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại các ngân hàng thương mại
nhà nước. Bên cạnh đó, các hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã
hội tối đa năm triệu đồng/hộ, với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian
hai năm để mua giống gia súc (trâu, bò, dê) hoặc giống gia cầm chăn
nuôi tập trung hoặc giống thủy sản. Ðối với hộ không có điều kiện chăn
nuôi mà có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, tạo thu
nhập thì cũng được hỗ trợ vay vốn như trên. Ðây là chính sách quan trọng
để các địa phương, nhất là những địa phương nghèo, rà soát, điều chỉnh,
bổ sung các quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và lợi nhuận, gắn sản xuất
với chế biến và thị trường, đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa, gắn với
quy hoạch và tổ chức lại sản xuất; đổi mới và đẩy mạnh ứng dụng khoa
học kỹ thuật, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả và
cạnh tranh cao vào sản xuất.
Cùng với nhiều chính sách quan trọng khác của Nhà nước hỗ trợ, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, việc thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo mà trọng tâm là các cơ sở chế biến nông sản, hộ nông dân trở thành động lực quan trọng để bảo đảm sự liên kết bền vững, sự cam kết, ràng buộc về trách nhiệm giữa doanh nghiệp và người nông dân. Từ đó, giúp các địa phương nghèo, người nông dân chủ động trong sản xuất hàng hóa nông nghiệp, có điều kiện đưa nông sản ra thị trường, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, gắn bó lâu dài với nông nghiệp, nông thôn.
Cùng với nhiều chính sách quan trọng khác của Nhà nước hỗ trợ, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, việc thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo mà trọng tâm là các cơ sở chế biến nông sản, hộ nông dân trở thành động lực quan trọng để bảo đảm sự liên kết bền vững, sự cam kết, ràng buộc về trách nhiệm giữa doanh nghiệp và người nông dân. Từ đó, giúp các địa phương nghèo, người nông dân chủ động trong sản xuất hàng hóa nông nghiệp, có điều kiện đưa nông sản ra thị trường, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, gắn bó lâu dài với nông nghiệp, nông thôn.
(Nguồn: nhandan.com.vn)