Nông nghiệp cần một cách nghĩ mới
Có gì
xót xa hơn cảnh những người nông dân ngồi khóc bên ruộng dưa hấu! Bao
nhiêu công sức, bao nhiêu hy vọng của họ giờ đều bị đổ xuống sông, xuống
biển. Dưa hấu không bán được và chưa biết đến bao giờ mới bán được.
Chính vì vậy, lựa chọn duy nhất mà họ phải chấp nhận là để dưa hấu thối
rục trên ruộng. Đây là một lựa chọn khó khăn, đau đớn. Nhưng dù sao thì
để thối rục trên ruộng vẫn còn đỡ lỗ lã hơn là để thối rục trên xe.
Sản
xuất nông nghiệp chỉ là một phần khá nhỏ của kinh tế nông nghiệp. Tuy
nhiên, đa số nông dân của chúng ta chỉ đảm nhận được phần này. Các phần
khác như thị trường, tiêu thụ, thương hiệu, khoa học - công nghệ, quan
hệ khách hàng… thường ít được quan tâm. Mà thực ra, có quan tâm, thì họ
cũng khó có thể làm được gì nhiều. Đây là những công việc đòi hỏi phải
đầu tư rất lớn về tài chính, về tri thức và kỹ năng.
Thế
nhưng, quy mô nhỏ lẻ, tiềm lực mọi mặt hạn chế không cho phép nông dân
làm được điều trên. Mà như vậy thì rủi ro của việc ngồi khóc bên ruộng
dưa hấu sẽ lặp lại gần như vô tận. (Xem Ngoài ra, trong bối cảnh hội
nhập, các sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài đang tràn vào nước ta ngày
một nhiều hơn. Táo, lê của Mỹ; cam, quýt của Australia; xoài, ổi của
Thái… được bày bán ở khắp nơi. Và có vẻ như sau các hiệp định thương mại
tự do, sau TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), các mặt hàng
nông nghiệp của nước ngoài chỉ ngày càng có cơ hội nhiều hơn để xâm nhập
vào nước ta. Nông dân của chúng ta sẽ cạnh tranh như thế nào đây?
người nông dân ngồi khóc bên ruộng dưa hấu
Lối ra
có lẽ nằm ở khả năng hình thành các doanh nghiệp có quy mô đủ lớn để làm
kinh tế nông nghiệp (chứ không chỉ để sản xuất nông nghiệp) và cạnh
tranh với nước ngoài. Các công ty sử dụng công nghệ cao là lựa chọn hợp
lý cho tương lai nông nghiệp nước nhà. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của
các công ty muốn đầu tư vào nông nghiệp là đất đai. Đất đai đều đang nằm
trong tay nông dân. Nhưng chúng ta không thể thu hồi đất của nông dân
để giao lại cho các công ty được. Điều này là không thể chấp nhận được
cả về pháp lý lẫn đạo lý.
Chính
sách phù hợp nhất là phải tạo ra cung về đất đai trước. Điều này có thể
làm được bằng cách chuyển đổi lao động nông nghiệp sang cho công nghiệp
và dịch vụ. Khi thu nhập ở trong các ngành công nghiệp và dịch vụ cao
hơn, lao động nông nghiệp sẽ được chuyển đổi tự nhiên cho các ngành này.
Nhu cầu bán đất cũng sẽ hình thành trong quá trình chuyển đổi lao động
như vậy. Có hai vấn đề cần được quan tâm ở đây. Một là, bảo đảm quyền tự
do tài sản đối với đất nông nghiệp cho người dân. Điều này sẽ giúp cho
việc tích tụ ruộng đất diễn ra dễ dàng. Hai là, tạo điều kiện để những
người nông dân làm việc ở thành phố, ở các khu công nghiệp sinh cơ, lập
nghiệp ở nơi ở mới. Nếu những người nông dân này, vẫn phải gửi con về
cho ông bà ở quê nuôi nấng thì đây sẽ là một thất bại chính sách nặng nề
của chúng ta.
(Nguồn: laodong.com.vn)