TÂY ĐÔ - Tăng cường tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam
Đó là mục đích của Hội thảo “Mô hình kinh doanh và giải pháp tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam” ngày 22/5 tới.
Thách thức ...
Với
trên 19,3 tỷ kg chất thải từ khoảng 16,5 triệu con lợn mỗi năm, Việt Nam
hiện phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong quản lý chất thải chăn
nuôi. Có khoảng 55% trang trại nuôi lợn trên cả nước tập trung ở khu vực
đồng bằng sông Hồng, trong đó phần lớn các chất thải chăn nuôi không
được sử dụng mà được thải ra môi trường xung quanh. Một số mô hình kinh
doanh dựa trên việc tái sử dụng chất thải chăn nuôi đã được nghiên cứu
và phát triển, nếu được áp dụng sẽ đem lại lợi ích cho nhiều đơn vị ở
các quy mô khác nhau.
Nếu
những mô hình kinh doanh này được thông qua sẽ giúp các công ty, tổ chức
và tư nhân tham gia vào lĩnh vực kinh doanh liên quan, các nhà phát
triển công nghệ, cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Các
doanh nghiệp chăn nuôi có thể sử dụng chất thải của lợn để sản xuất năng
lượng hoặc phân hữu cơ. Việc tự tái sử dụng sẽ giúp tiết kiệm nhiều chi
phí. Ngoài ra, có thể bán nguồn năng lượng này để tăng doanh thu phụ.
Tái sử dụng hiệu quả chất thải nông nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp
phát triển bền vững cả về môi trường và kinh tế.
Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
Viện
Quản lý Nước Quốc tế (IWMI), phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Y tế Công
cộng và Sinh thái (CENPHER), trường Đại học Y tế Công cộng (HSPH), chủ
trì hội thảo tại Hà Nội nhằmkhai thác tiềm năng nhân rộng mô hình kinh
doanh tái sử dụng chất thải nông nghiệp. Hội thảo cũng sẽ tập trung vào
phát triển hiểu biết chung về các thách thức và cơ hội liên quan đến
chất thải nông nghiệp với những sáng kiến đang có ở Việt Nam.
Các nghiên cứu khả thi về chất thải nông nghiệp
Nhóm
nghiên cứu Thu hồi và tái sử dụng nguồn thải -RRR” thuộc Viện quản lý
nước Quốc tế, sau khi phân tích hơn 150 trường hợp kinh doanh tái sử
dụng, bao gồm châu Phi, Đông Á, Nam Á và Nam Mỹ, đã phát triển trên 20
mô hình kinh doanh phục hồi và tái sử dụng nước, chất dinh dưỡng và chất
hữu cơ từ chất thải nông nghiệp thành các sản phẩm giá trị gia tăng như
nước sạch, phân bón và năng lượng.
Thông qua dự án “Tái phục hồi chất dinh dưỡng, nước và năng lượng an toàn” do
Quĩ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) tài trợ,nhóm nghiên cứu
RRR đã tập trung vào một số quốc gia bao gồm Ghana, Uganda, Bangladesh
và Việt Nam.
Hội
thảo này nhằm 2 mục tiêu: Thứ nhất, khai thác tiềm năng nhân rộng mô
hình kinh doanh tái sử dụng chất thải gia súc (lợn) phối hợp với sáng
kiến hiện có của IFAD trong khu vực mục tiêu chiến lược. Thứ hai, mở
rộng quy mô và khả năng tái sử dụng hiệu quả nước, chất dinh dưỡng, chất
hữu cơ và năng lượng từ dòng chất thải tại nông nghiệp tại Việt Nam
thông qua việc phân tích, xúc tiến và triển khai các mô hình kinh doanh
hiệu quả kinh tế.
Các kết
quả đầu ra dự kiến nhằm xác định sự thỏa thuận chung về các mô hình
kinh doanh tiềm năng cho việc tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt
Nam; phát triển các khái niệm nghiên cứu và tính khả thi về lâu dài qua
thông tin phản hồi từ các đối tác địa phương.
Liên hệ: Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và hệ sinh thái (CENPHER) - Đại học Y tế Công cộng (HSPH): TS. Phạm Đức Phúc; Email: pdp@hsph.edu.vn; Mobile: ++84 904049969.
Viện Quản lý nước Quốc tế (IWMI): TS. Krishna Rao; Email: K.C.Rao@cgiar.org
PV/VOV online