Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2014

Cần Giờ Làm Nông Thôn Mới

Cần Giờ Làm Nông Thôn Mới Cuối tuần, sau những cơn mưa, trời TP.HCM trở nên dịu mát, từng đoàn người trong nội thành bắt đầu đổ ra Cần Giờ để du lịch. Tuy nhiên, với chúng tôi, đi xem đảo khỉ, tắm biển hay ăn thủy hải sản... không sướng bằng đi xem huyện Cần Giờ làm nông thôn mới. Con đường Rừng Sác 6 làn xe, trải nhựa phẳng lì đưa chúng tôi về đến trung tâm huyện Cần Giờ êm ru. Còn nhớ, vài năm trước, mỗi khi đi Cần Giờ, người ta cứ bảo là đi… hành xác vì lòng đường gập ghềnh đầy ổ voi, ổ gà. Tuy nhiên, đến thời điểm này tuyến đường Rừng Sác đã trở thành “biểu tượng” cho việc xây dựng nông thôn mới (NTM) của người dân Cần Giờ. Hết cảnh… rùa bò Như đã hẹn, ông Sáu Đãnh (Lê Văn Đãnh) ngồi chờ chúng tôi dưới bóng cây xoài xanh mát cùng mâm rượu với món lẩu nhái đồng quê. Trong bàn nhậu gần chục người, chỉ duy nhất Sáu Đãnh là người gốc Cần Giờ. Sau vài lượt cụng ly, Sáu Đãnh vui vẻ cho biết: “Ông sơ, bà cố tui đã sống trên mảnh đất An Thới Đ

Cần Thơ mời đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao

Cần Thơ mời đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao Tại cuộc gặp gỡ với hơn 150 doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp tại ĐBSCL ngày 29-4, UBND TP Cần Thơ đã mời gọi doanh nghiệp đầu tư nhiều dự án nông nghiệp công nghệ cao tại TP. Cụ thể là các dự án: khu nông nghiệp công nghệ cao 1 (xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai) quy mô 3,4 triệu USD; khu nông nghiệp công nghệ cao 2 tại Nông trường Sông Hậu, quy mô 26 triệu USD và khu nông nghiệp công nghệ cao 3 tại Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ với tổng vốn 10,2 triệu USD. Ngoài ra, UBND TP Cần Thơ cũng kêu gọi đầu tư một dự án khách sạn 5 sao tại cồn Cái Khế (quận Ninh Kiều), quy mô 500-600 phòng với tổng vốn đầu tư khoảng 45,5 triệu USD. Riêng dự án vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc đã khởi công từ tháng 11-2013, ông Võ Thành Thống (phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ) cho biết nơi đây sẽ nghiên cứu phát triển sản phẩm thuộc 3 ngành chủ lực là chế biến thủy sản, chế biến nông sản và cơ khí chế tạo. Ông Thống cũ

Nông nghiệp là lối thoát cho nền kinh tế

Nông nghiệp là lối thoát cho nền kinh tế Giai đoạn 2000– 2012 tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam là 3,7% so với mức 2,8%/năm của Thái Lan. ảnh minh họa Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, các chuyên gia kinh tế đưa ra một số nhận định cơ hội, thách thức, định hướng tái cơ cấu nông nghiệp.Theo TS. Đặng Kim Sơn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn, tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam khá đều đặn và tương đối cao so với các nước trong khu vực. Giai đoạn 2000– 2012 tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam là 3,7% so với mức 4,1%/năm của Trung Quốc, nước đầu tư khá lớn vào khoa học công nghệ nông nghiệp. Ổn định và cao hơn mức 2,8%/năm của Thái Lan, nước trợ giá mạnh mẽ cho nông nghiệp và bảo vệ nông dân. Từ năm 2000 đến nay, 2013 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có thặng dư thương mại, thặng dư kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 0,9 tỷ USD tăng 7,9% so với năm 2012. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ngành

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 09/CT-TTg yêu cầu các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 210/2013/NÐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.   Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Ðầu tư (KH-ÐT) chủ trì, phối hợp các bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công thương và Y tế khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định; hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư chủ động lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Nghị định. Thời gian hoàn thành trước ngày 30-6-2014. Bộ KH-ÐT chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính cân đối, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ các DN ngay từ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, hỗ trợ có mục tiêu từ ngâ

Hàng loạt đặc sản nông nghiệp bị mất giá

Hàng loạt đặc sản nông nghiệp bị mất giá Thông tin về việc hàng loạt đặc sản nông nghiệp của nông dân như xoài, dưa hấu, muối được mùa mất giá, ngư dân sập bẫy thương lái Trung Quốc... được quan tâm nhất tuần qua.   Nông dân khóc ròng trên ruộng dưa hấu thối Nhiều ngày nay, nông dân xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ phải hái dưa đổ xuống kênh, vì toàn bộ các ruộng dưa hấu sắp thu hoạch đã bị hư hại do mưa. Mưa sớm khiến dưa hấu thối trái ngay trên ruộng, người nông dân huyện Thới Lai đứng trước nguy cơ lỗ nặng. Bình quân 1 công dưa người nông dân phải đầu tư từ 4 đến 5 triệu đồng phân thuốc, chưa kể công chăm sóc, nhưng vài chục triệu tiền vốn chẳng thu lại được bao nhiêu. Nếu trồng dưa trúng mùa sẽ thu nhập cao hơn lúa gấp 3-4 lần; nhưng năm nay nông dân xã Tân Thạnh bỏ lúa trồng dưa hấu bị mất trắng. Nhiều nông dân tiếc, thu hoạch bán rẻ cho thương lái nhưng không ai mua. Ông Bùi Thanh Nhàn, trồng 5,5 công dưa giống Bảo Lon

Xoài 1.500 đồng/kg, dân Đồng Nai méo mặt chịu lỗ

Xoài 1.500 đồng/kg, dân Đồng Nai méo mặt chịu lỗ Giá xoài nông dân Đồng Nai bán tại vườn hiện chỉ còn gần 2.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn chua chát ví von, bán 3 kg xoài mới mua nổi 1kg rau muống. Cuối tháng 4, đầu tháng 5 là thời điểm thu hoạch xoài rộ ở Đồng Nai Năm nay, nông dân trồng xoài gặp rủi ro kép vì xoài chính vụ chịu ảnh hưởng của thời tiết nên năng suất thấp, giá bán lại giảm sâu. Nhiều nhà vườn ở vùng sâu, vùng xa của huyện Định Quán không tìm được người mua đành bỏ xoài chín rục ngoài rẫy. 3 kg xoài không mua nổi 1 kg rau muống Về những vùng trồng xoài lớn ở các xã: Thanh Sơn, La Ngà (huyện Định Quán), Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu), Xuân Bắc, Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc) dễ dàng bắt gặp các vườn xoài ba mùa mưa (xoài bưởi) chín vàng trên cây mà chưa thu hoạch. Sự chậm trễ thu hoạch là do đầu ra khó khăn, thương lái chê ỏng chê eo chỉ ưu tiên mua ở các vườn gần. Những vườn xa khó đi lại, thương lái không vào, nhà vườn m

Lò đốt rác bằng không khí tự nhiên phù hợp với vùng nông thôn

Lò đốt rác bằng không khí tự nhiên phù hợp với vùng nông thôn Cần biết - Trước thực trạng môi trường nông thôn ngày càng ô nhiễm, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã mạnh dạn nghiên cứu ứng dụng và đưa vào sử dụng lò đốt rác thải sinh hoạt theo công nghệ NFi-05. Sau thời gian áp dụng, mô hình đã phát huy hiệu quả rõ rệt, rất phù hợp với việc xử lý rác thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn trên địa bàn. Hiện nay, việc xử lý rác thải ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện vẫn tiến hành bằng hình thức chôn lấp thủ công, nhiều nơi thiếu đất chôn lấp, rác thải tồn đọng không được xử lý khiến môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người dân nông thôn. Có địa phương tận dụng các ao, hồ và các vùng trũng để đổ rác thải, hình thành các hố chôn lấp rác tự phát, không bảo đảm quy trình kỹ thuật, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm... Sau khi nghiên cứu, huyện Cẩm Khê đã thí điểm đầu tư lắp đặt 1 lò đốt rác

Lập hội nuôi tôm để làm giàu, giảm rủi ro

Lập hội nuôi tôm để làm giàu, giảm rủi ro Thay vì sản xuất tự phát, manh mún, nhiều hộ nuôi tôm ở xã Hải Đông, Hải Hậu, Nam Định đã tập hợp lại thành CLB Nuôi trồng thủy sản 2, để các thành viên liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế thấp nhất rủi roi... Là xã ven biển với đường bờ biển dài hơn 6km, toàn xã Đông Hải có 117 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 31,7ha, tập trung chủ yếu ở thôn Hợp Thành. Liên kết để làm giàu Ông Đỗ Văn Kinh - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Đông cho biết: “Với lợi thế là xã ven biển, trước đây ND chủ yếu làm muối. Làm muối vất vả mà thu nhập lại thấp, ND không còn thiết tha với nghề. Năm 2009, xã có chủ trương khuyến khích ND chuyển đổi từ làm muối kém hiệu quả sang nuôi tôm công nghiệp. Năm 2010, Hội ND xã thành lập Câu lạc bộ Nuôi trồng thủy sản 2 (CLB), với mục đích giúp người nuôi tôm liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro”.

Quy hoạch gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Quy hoạch gắn với tái cơ cấu nông nghiệp Nông dân xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng hoa, cây cảnh, góp phần tăng thu nhập. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, cả nước đã hoàn thành cơ bản hệ thống các cơ chế, chính sách. Công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, đội ngũ cán bộ xây dựng NTM đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực, nhất là công tác quy hoạch gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, hiện vẫn còn nhiều hạn chế, cần có biện pháp cụ thể để xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương. Thiếu quy chế quản lý quy hoạch Sau khi rà soát lại quy hoạch, đến nay đã có 93,1% số xã của cả nước hoàn thành quy hoạch chung. Công tác quy hoạch đã giúp người dân tham gia xây dựng đề án NTM của địa phương mình. Các địa phương đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng, coi đây là yếu tố quan trọng nhất để cả

Nhật Bản - vùng ĐBSCL: Tăng cường hợp tác nông nghiệp

Nhật Bản - vùng ĐBSCL: Tăng cường hợp tác nông nghiệp Ủy ban Hợp tác Mekong - Nhật Bản và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ ký kết bản ghi nhớ hợp tác kinh tế . Chiều 21.4, tại TP.Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐTNB) tổ chức Hội thảo “Môi trường đầu tư và tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Nhật Bản và ĐBSCL”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuyến thăm và khảo sát khu vực ĐBSCL của Đoàn doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (JCI) diễn ra từ ngày 20 - 24.4...   Tiềm năng cần được đánh thức... Với những tiềm năng và lợi thế trong phát triển nông nghiệp, ĐBSCL là vùng sản xuất lúa - gạo, cây ăn trái, thủy - hải sản lớn nhất của cả nước. Hàng năm, toàn vùng sản xuất hơn 90% lượng gạo xuất khẩu, chiếm khoảng 20% thị phần xuất khẩu gạo toàn cầu; cung cấp 70% lượng trái cây; đóng góp khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước và là vùng có sản lượng xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới. Ngoài thế mạnh về nôn

Thời tiết nông vụ miền Bắc từ 20-30.4: Cần tích cực làm cỏ

Thời tiết nông vụ miền Bắc từ 20-30.4: Cần tích cực làm cỏ Lời khuyên của chuyên gia nông nghiệp: Tích cực làm cỏ, bón phân cho lúa và hoa màu các loại đã trồng, cung cấp đủ nước cho cây nhất là lúa để chúng đẻ nhánh tốt. Cần tích cực làm cỏ để tạo điều kiện phát triển cho cây trồng. Thời tiết đặc biệt: Khoảng ngày 26.4, khả năng chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh tràn xuống với cường độ khá mạnh, diễn biến thời tiết Bắc Bộ như sau. Phía tây Bắc Bộ: Từ ngày 21-25.4 đêm và sáng nhiều mây đến mây thay đổi, có mưa vài nơi. Ngày trời nắng, có nơi nắng nóng. Trong đó ngày 24 và 25 nắng nóng bao phủ trên diện rộng. Gió nhẹ, từ ngày 26-28.4 nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác chủ yếu trong hai ngày đầu. Trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy, gió giật mạnh, mưa đá và sét đánh. Gió nhẹ, trời chuyển mát, sau đêm và sáng trời lạnh, vùng núi trời rét. Ngày 29 và 30.4 nhiều mây, có mưa vài nơi. Trưa chiều giảm mây trời nắng, gió nhẹ.

Trồng chè đổi đời

Trồng chè đổi đời Với hơn 1ha trồng chè, mỗi năm gia đình anh Phan Đình Nhàn ở thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh thu trên 140 triệu đồng. Sơn Kim 2 là xã miền núi, do tập quán sản xuất và chăn nuôi nhỏ lẻ nên người dân chỉ đủ ăn. Anh Nhàn là người đi đầu trong việc chuyển đổi từ trồng sắn, lạc hiệu quả thấp sang trồng chè búp. Đất rộng và phì nhiêu, năm 2005 vợ chồng anh vay mượn 20 triệu đồng mua giống chè CLV 32 về trồng trên diện tích 1ha. Trước khi quyết định trồng chè anh đã tìm hiểu rất kỹ về giống chè, thị trường bán sản phẩm. “Dù Hà Tĩnh chưa phải là địa phương có thế mạnh về phát triển cây chè, nhưng những năm qua ngay trên địa bàn huyện Hương Sơn đã có nhà máy thu mua và sơ chế chè Tây Sơn, sau đó nhập về Công ty chè Hà Tĩnh chế biến, nguyên liệu chè không đủ cung cấp cho nhà máy sản xuất”- anh Nhàn kể. Các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn việc chăm sóc, hái chè cho người dân (Ảnh minh hoạ - Nguồn: Báo Hà Tĩnh)

Hơn 40 doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu đầu tư nông nghiệp

Hơn 40 doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu đầu tư nông nghiệp Theo kế hoạch, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tham gia hội thảo với chủ đề “Môi trường đầu tư và tiềm năng hợp tác giữa Nhật Bản và khu vực ĐBSCL” và tham quan, tìm hiểu thực tế tại Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ),... Ngày 16.4, thông tin từ Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho biết từ ngày 20 đến ngày 24.4, Ủy ban Hợp tác kinh tế Mekong –Nhật Bản (Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản – JCCI) sẽ phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức đoàn chuyên gia của 40 doanh nghiệp (chuyên sâu về nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản, thực phẩm, hoa quả…) đến vùng ĐBSCL để tìm hiểu môi trường đầu tư và cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp trong vùng. Theo kế hoạch, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tham gia hội thảo với chủ đề “Môi trường đầu tư và tiềm năng hợp tác giữa Nhật Bản và khu vực ĐBSCL” vào chiều 21.4 tại Cần Thơ. Sau đó, đoàn sẽ đi tìm hiểu thực tế tại Nông trường Sông Hậu (Cần T

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh

Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh trồng ngô

Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh trồng ngô Nhận định thị trường trong nước đang thiếu ngô, Vinaseed cùng Hoàng Anh Gia Lai đang đẩy mạnh xuất khẩu giống cũng như trồng loại nông sản này ở cả Việt Nam lẫn nước ngoài. Phát biểu tại đại hội đồng cổ đông ngày 15/4, bà Trần Kim Liên - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương (Vinaseed - Mã CK: NSC) cho hay công ty đang đặt mục tiêu lớn vào việc trồng ngô, bên cạnh sản phẩm chủ lực là giống cây trồng. Việt Nam đang trong xu thế tái cấu trúc ngành trồng trọt, trong đó sẽ chuyển đổi một phần diện tích đất lúa sang các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu như ngô, đậu tương... Do vậy, theo bà Liên, công ty phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp, theo hướng mở rộng sang các mặt hàng sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có ngô. "Vinaseed đã chuẩn bị các phương án tạo các bộ giống ngô, đậu tương phục vụ thị trường", bà Liên phát biểu. V

Mô hình cà phê khuyến nông TP.HCM đang rơi vào “tình trạng suy thoái”

Mô hình cà phê khuyến nông TP.HCM đang rơi vào “tình trạng suy thoái” Sau thời gian rôm rả, mô hình cà phê khuyến nông TP.HCM đang rơi vào “tình trạng suy thoái”, không còn thu hút được nông dân. Học tập mô hình cà phê khuyến nông ở An Giang, từ năm 2009, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM (TTKN) đã triển khai mô hình này tại 6 xã nông thôn mới trên địa bàn thành phố: Tân Thông Hội, Xuân Thới Thượng, Tân Nhựt, Nhơn Đức, Lý Nhơn, Thái Mỹ. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai rôm rả, giờ mô hình này “có cũng như không”, thậm chí quán cà phê khuyến nông ở xã Tân Nhựt đã… dẹp tiệm! Không hấp dẫn nông dân Ông Nguyễn Văn Nhung – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bonsai Tân Chánh (xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh), khi nghe tôi hỏi về quán cà phê khuyến nông của xã đã phải chưng hửng chốc lát rồi mới gật gù: “À, nó ở nhà Mười Tâm. Trước đây tôi có nghe nói nhưng chưa đặt chân đến!”. Hệ thống hàng quán cà phê khuyến nông TP.HCM hiện trong tình trạng vắng khách. Tô

Giảm diện tích lúa - nan giải tìm cây trồng thay thế!

Giảm diện tích lúa - nan giải tìm cây trồng thay thế! Làm gì để người trồng lúa thoát nghèo? bán được giá. Câu trả lời rất đơn giản, nhưng thực tế cho thấy không dễ thực hiện, khi trước đó nhiều đợt chuyển đổi cây trồng đều có chung đáp số: “Mất tiền mà chẳng nên công cán gì”. Trái với dư luận, thực tế ở Đồng Tháp cho thấy, sau 10 năm phát động, diện tích trồng bắp giảm thảm hại từ 11.500ha xuống còn 900ha.   Giương bè tre ra biển lớn Dù chưa biết đến khi nào mới bán được 30 tấn lúa bị DN liên kết “bỏ rơi”, nhưng ông Bùi Văn Nam (xã Tân Công Chí, Tân Hồng, Đồng Tháp) vẫn hối vợ gom tiền mua vật tư chuẩn bị cho vụ hè thu 2014. “Nếu không trồng lúa thì nông dân tụi tui biết trồng gì?” - ông Nam hỏi và tự trả lời: “Trở lại trồng lúa chất lượng thấp thôi”. Đây cũng là tâm trạng chung của hàng ngàn nông dân vùng ĐBSCL. Không phải do thiếu hiểu biết, hay mù quáng như có người đã lên án, mà đơn giản vì đây là “nồi cơm” của cả gia đình và họ không thể