Thành triệu phú nhờ rà mìn, vỡ đất để trồng cây, chăn nuôi
Cải tạo đất gò đồi bị ô nhiễm bom mìn, hai vợ chồng ông Lê Văn Núc (SN 1954) và bà Võ Thị Bích Đào (SN 1960) ở thôn Long Bàn Nam, xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ trồng cây ăn trái và chăn nuôi.
Rà mìn… vỡ đất
Cạnh con mương thủy lợi bên cánh đồng thôn Long Bàn Nam có một khu vườn xanh mướt. Dưới bóng mát của những hàng cau thẳng tắp là nhiều loài cây ăn trái đang sai quả. Khó mà hình dung được, đây từng khu đất gò đồi bị bỏ hoang vẫn còn tàn tích bom mìn.
Trở về từ chiến trường K, thương binh Lê Văn Núc quyết tâm làm kinh tế để nuôi sống gia đình nhỏ của mình và phụng dưỡng mẹ già. Năm 1986, vợ chồng ông Núc bà Đào làm một việc mà dân làng lấy làm lạ - rời làng... ra gò ở.
Mảnh đất gò đồi khô cằn, một số người dân vỡ đất trồng mì nhưng cây mì ở đây chưa kịp cho củ đã héo rũ. Thấy bà con không mặn mà, ông bà mua gom đất, đổi đất ruộng lấy đất gò, rồi cải tạo thành đất trồng trọt.
Nhưng sau mỗi tiếng nổ, họ lại thấy hai vợ chồng cặm cụi đắp bờ, bón phân cải tạo đất. Năm ấy, ông Núc trồng một vườn bạch đàn để đầu tư dài hạn, còn bà Đào thì trồng chuối lùn để lấy ngắn nuôi dài.
Vạn sự khởi đầu nan, ông Núc có lúc phải nhặt lá bạch đàn bán cho lò nấu rượu, nhặt củi gánh ra chợ bán để kiếm tiền đong gạo. Nhưng cuộc sống vẫn chật vật, ông Núc phải vào miền Nam. “Mùa mưa trồng cây, mùa nắng chồng tôi vào TP. Hồ Chí Minh bán hủ tiếu”, bà Đào kể lại những vất vả của chồng.
Năm năm ông Núc vào TP. Hồ Chí Minh bán hủ tiếu cũng là thời gian ông tích cóp vốn cho vợ ở nhà chăn nuôi, trồng trọt và nuôi ba đứa con. Rồi hết duyên với nghề bán hủ tiếu, ông lại về vườn cùng vợ.
Vốn liếng dồn vào 7 con bò, bà Đào tích cóp tiền mua máy băm để ông đi băm ruộng thuê. Hết máy băm, ông bà lại tính kế làm giàu nhờ nuôi heo. “Lúc nào trong chuồng cũng có 40-50 con”, bà Đào khoe.
Xoay sở đủ kế để làm ăn, hai vợ chồng tiếp tục ươm cau trồng trong vườn. Đến nay, ông bà đã có vườn cau 700 cây ra trái quanh năm.
Bốn mùa cây trái
Con gái lấy chồng xa, tận Bến Tre, ông bà lo ngai ngái. Nhưng chính mối duyên lành của con đã đưa những loài cây ăn trái miền Tây Nam Bộ bén rễ trên mảnh vườn này.
Năm 2006, trong một chuyến thăm con, ông Núc mang về giống quýt đường trồng thử nghiệm. Thấy quýt đường lớn tốt, ông lại vô miền Nam tìm các giống trái cây khác như sầu riêng, bưởi da xanh, bưởi năm roi về trồng.
Sau ba năm chăm bón, cây quýt đường ra quả, rồi lần lượt những cây khác cũng đơm hoa kết trái. Nhờ vậy, hầu như mùa nào trong vườn ông bà cũng có trái cây đem bán. Điều đặc biệt là khí hậu miền Trung khiến một số cây cho quả trái vụ, bán được giá hơn so với trái cây chính vụ thông thường.
Với 7 con bò đang nuôi, ông bà có nguồn phân dồi dào để tái tạo dinh dưỡng cho đất. Nguồn phân này không chỉ giúp cây ăn quả sai trái, mà còn giúp đất màu mỡ để trồng các loại hoa màu như cà chua, khổ qua, bí đỏ… Trên mảnh vườn rộng 2ha, mỗi năm, vợ chồng ông bà thu nhập khoảng 300 triệu đồng.
Nhớ lại thời gian “khởi nghiệp”, bà Đào tâm sự: “Hồi đó chỉ nghĩ qua đây nuôi bò cho tiện, không nghĩ được như bây giờ”. Còn ông Núc thì đúc kết: “Cứ làm đi rồi thời gian sẽ trả lời sớm thôi”.
Không dễ dàng gì để những loài cây trái ở miền Tây Nam Bộ mát mẻ đơm hoa kết trái trên mảnh đất này, nhưng khi hỏi bí quyết, ông Núc chỉ cười: Chẳng có bí quyết gì ngoài sự cần mẫn, chăm chỉ. Người ta bảo có bàn tay con người đất cũng nở hoa là thế.
Cạnh con mương thủy lợi bên cánh đồng thôn Long Bàn Nam có một khu vườn xanh mướt. Dưới bóng mát của những hàng cau thẳng tắp là nhiều loài cây ăn trái đang sai quả. Khó mà hình dung được, đây từng khu đất gò đồi bị bỏ hoang vẫn còn tàn tích bom mìn.
Trở về từ chiến trường K, thương binh Lê Văn Núc quyết tâm làm kinh tế để nuôi sống gia đình nhỏ của mình và phụng dưỡng mẹ già. Năm 1986, vợ chồng ông Núc bà Đào làm một việc mà dân làng lấy làm lạ - rời làng... ra gò ở.
Mảnh đất gò đồi khô cằn, một số người dân vỡ đất trồng mì nhưng cây mì ở đây chưa kịp cho củ đã héo rũ. Thấy bà con không mặn mà, ông bà mua gom đất, đổi đất ruộng lấy đất gò, rồi cải tạo thành đất trồng trọt.
Vợ chồng ông Núc bà Đào trong khu vườn của mình. Ảnh: Hiền Linh.
“Đùng...
đùng... đùng”, đó là những tiếng mìn nổ trên mảnh đất này 20 năm trước.
Từng là lính đặc công, ông Núc biết rõ nơi đây vẫn còn ô nhiễm bom mìn,
thế là ông mua máy rà bom mìn về làm sạch đất. Mỗi một lần nổ mìn là
một lần bà con ai nấy đều thót tim.Nhưng sau mỗi tiếng nổ, họ lại thấy hai vợ chồng cặm cụi đắp bờ, bón phân cải tạo đất. Năm ấy, ông Núc trồng một vườn bạch đàn để đầu tư dài hạn, còn bà Đào thì trồng chuối lùn để lấy ngắn nuôi dài.
Vạn sự khởi đầu nan, ông Núc có lúc phải nhặt lá bạch đàn bán cho lò nấu rượu, nhặt củi gánh ra chợ bán để kiếm tiền đong gạo. Nhưng cuộc sống vẫn chật vật, ông Núc phải vào miền Nam. “Mùa mưa trồng cây, mùa nắng chồng tôi vào TP. Hồ Chí Minh bán hủ tiếu”, bà Đào kể lại những vất vả của chồng.
Năm năm ông Núc vào TP. Hồ Chí Minh bán hủ tiếu cũng là thời gian ông tích cóp vốn cho vợ ở nhà chăn nuôi, trồng trọt và nuôi ba đứa con. Rồi hết duyên với nghề bán hủ tiếu, ông lại về vườn cùng vợ.
Vốn liếng dồn vào 7 con bò, bà Đào tích cóp tiền mua máy băm để ông đi băm ruộng thuê. Hết máy băm, ông bà lại tính kế làm giàu nhờ nuôi heo. “Lúc nào trong chuồng cũng có 40-50 con”, bà Đào khoe.
Xoay sở đủ kế để làm ăn, hai vợ chồng tiếp tục ươm cau trồng trong vườn. Đến nay, ông bà đã có vườn cau 700 cây ra trái quanh năm.
Bốn mùa cây trái
Con gái lấy chồng xa, tận Bến Tre, ông bà lo ngai ngái. Nhưng chính mối duyên lành của con đã đưa những loài cây ăn trái miền Tây Nam Bộ bén rễ trên mảnh vườn này.
Năm 2006, trong một chuyến thăm con, ông Núc mang về giống quýt đường trồng thử nghiệm. Thấy quýt đường lớn tốt, ông lại vô miền Nam tìm các giống trái cây khác như sầu riêng, bưởi da xanh, bưởi năm roi về trồng.
Sau ba năm chăm bón, cây quýt đường ra quả, rồi lần lượt những cây khác cũng đơm hoa kết trái. Nhờ vậy, hầu như mùa nào trong vườn ông bà cũng có trái cây đem bán. Điều đặc biệt là khí hậu miền Trung khiến một số cây cho quả trái vụ, bán được giá hơn so với trái cây chính vụ thông thường.
Với 7 con bò đang nuôi, ông bà có nguồn phân dồi dào để tái tạo dinh dưỡng cho đất. Nguồn phân này không chỉ giúp cây ăn quả sai trái, mà còn giúp đất màu mỡ để trồng các loại hoa màu như cà chua, khổ qua, bí đỏ… Trên mảnh vườn rộng 2ha, mỗi năm, vợ chồng ông bà thu nhập khoảng 300 triệu đồng.
Nhớ lại thời gian “khởi nghiệp”, bà Đào tâm sự: “Hồi đó chỉ nghĩ qua đây nuôi bò cho tiện, không nghĩ được như bây giờ”. Còn ông Núc thì đúc kết: “Cứ làm đi rồi thời gian sẽ trả lời sớm thôi”.
Không dễ dàng gì để những loài cây trái ở miền Tây Nam Bộ mát mẻ đơm hoa kết trái trên mảnh đất này, nhưng khi hỏi bí quyết, ông Núc chỉ cười: Chẳng có bí quyết gì ngoài sự cần mẫn, chăm chỉ. Người ta bảo có bàn tay con người đất cũng nở hoa là thế.
Tin Tây Đô