Chuyển đến nội dung chính

Bưởi Diễn trồng trên ‘đất nhút’ cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha

Bưởi Diễn trồng trên ‘đất nhút’ cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha


Nghiên cứu thấy chất đất, khí hậu vùng Thanh Chương (Nghệ An) phù hợp với giống cây có múi, anh Hồ Sỹ Phượng ở Xóm 5, xã Thanh Liên đã mạnh dạn trồng 500 gốc bưởi Diễn. Năm nay mặc dù nắng nóng kéo dài nhưng bưởi Diễn vẫn cho nhiều quả ngọt.

Bưởi Diễn trồng trên 'đất nhút' cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha
Bưởi Diễn trồng trên 'đất nhút' cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha
Điều đặc biệt, từ mô hình thành công của anh, huyện Thanh Chương lập quy hoạch nhân rộng 200 ha bưởi Diễn với những chính sách khuyến khích nông dân trồng giống cây này.
 
 Mặc dù năm nay nắng nóng kéo dài nhưng bưởi Diễn của anh Hồ Sỹ Phương vẫn trĩu quả ngọt.
 
Sau khi tốt nghiệp THPT, anh Hồ Sỹ Phượng theo học một lớp Trung cấp nghề làm vườn hoa, cây cảnh. Sau lúc ra trường tham gia làm cây giống tại Trung tâm giống- cây trồng thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam. Với kinh nghiệm tích lũy, anh về lại quê hương, đấu thấu 1 ha đất của xã để trồng bưởi Diễn.
Giống bưởi này là đặc sản của Làng Diễn thuộc huyện Từ Liêm nay thuộc quận Cầu Giấy - Hà Nội nhưng do làng đã thành phố không còn đất nên những người dân tâm huyết với cây đặc sản này đã di dời ra vùng ngoại thành. Những cây bưởi Diễn mà anh đưa về Thanh Chương trồng được chọn lọc từ các trại giống ở huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ). Đặc điểm của bưởi Diễn là có bộ lá xanh tốt, cây mọc khỏe, không kén đất. Quả không to lắm nhưng bù lại là khi chín có màu vàng đẹp và rất ngọt.
 
Bưởi Diễn trồng ở Thanh Chương giữ mùi vị thơm ngon
 
Năm 2008, anh đã trồng 500 gốc Bưởi Diễn. Nhờ có kỹ thuật tốt nên chỉ sau 3 năm cây đã bắt đầu bói quả. Từ năm 2013 đến nay tất cả các cây đều có quả và dần cho thu nhập ổn định. Riêng năm nay mặc dù nắng hạn nhưng bưởi vẫn phát triển tốt, bình quân mỗi gốc đạt khoảng 50 quả. Dự tính, anh có thể thu được 25.000 quả. Với giá hiện tại là 30.000 đồng/ quả, vườn bưởi của anh có thể thu nhập khoảng 800 triệu đồng. Theo tính toán của anh Phương, trong những năm tới, vườn bưởi của gia đình anh có thể cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Từ hiệu quả của cây bưởi Diễn, Hồ Sỹ Phượng đã cùng gia đình đấu thầu tiếp 2 ha đất ở vùng bãi Sông Giăng, cách vườn cũ khoảng 500 m để trồng Bưởi. Nhiều người dân xã Thanh Liên và một số xã trong vùng như Thanh Tiên, Thanh Hòa cũng học theo anh trồng bưởi Diễn thành công.
 
Sau khi huyện Thanh Chương lập quy hoạch 200 ha bưởi Diễn với những cơ chế khuyến khích, anh Phượng rất phấn khởi hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân quanh vùng.
Trước những thành công bước đầu của anh Phượng, lãnh đạo huyện Thannh Chương tổ chức tham quan, đánh giá mô hình và lập đề án để nhân rộng, hình thành vùng chuyên canh bưởi Diễn. Theo đó, bước đầu huyện đã chỉ đạo 4 xã gồm Thanh Liên, Thanh Tiên, Thanh Phong và Thanh Ngọc tạo nguồn quỹ đất để người dân trồng 200 ha.
HĐND huyện Thanh Chương cũng thông qua Nghị quyết đồng ý: “Ngoài định mức hỗ trợ theo Quyết định 09/ 2016 QĐ- UBND ngày 18/1/ 2016 của UBND tỉnh, huyện sẽ hỗ trợ với mức 20.000 đồng/cây giống và kinh phí làm đất trồng mới 5 triệu đồng/ ha đối với các hộ trồng bưởi Diễn trong vùng quy hoạch với diện tích tối thiểu trồng tập trung từ 1.000 m2 trở lên”..
 
Tin tức nguồn: TÂY ĐÔ

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh