Chuyển đến nội dung chính

"Phù thủy" quýt đường

"Phù thủy" quýt đường

"Sau khi tiêu mất giá, thấy trồng quýt đường cho lợi nhuận khủng nên tôi chuyển sang nghiên cứu giúp bà con. Tôi mở lớp ngay tại vườn của mình, rồi chỉ cho bà con cùng làm. Tiếng lành đồn xa, nhiều người tìm đến nhờ tôi giúp", anh Trần Văn Minh chia sẻ.

Bình quân 1 ha quýt 3 năm tuổi trở lên cho lãi ròng trên 1 tỷ đồng. Ông Phạm Văn Huyền canh tác 2 ha quýt đường 2 năm tuổi ở ấp Cầu Ván khoe: "Cuối năm nay gia đình tôi chắc chắn sẽ ăn tết to nhờ cây quýt đường. Sau hơn 2 năm bỏ cây điều chuyển sang trồng quýt, đã bắt đầu hưởng lợi".
Hiệu quả mang lại cho nhà vườn trồng quýt đường ở Cầu Ván là nhờ “thầy” Trần Văn Minh (48 tuổi) ở Gia Kiệm (Thống Nhất, Đồng Nai) về đây giúp nông dân thu tiền tỷ. Không có "thầy" Minh thì bà con không dám chặt điều, cà phê, tiêu để trồng quýt đường.

 
"Phu thuy" quyt duong
Vườn quýt 2 năm tuổi đã thu về đủ vốn và có lãi.

 
Hỏi nhà vườn sao gọi ông Minh bằng "thầy", bà con đáp, ông Minh giỏi hơn kỹ sư trong việc khôi phục vườn quýt bị vàng lá, chậm phát triển. Đến xem cây bệnh, thầy Minh đưa ra biện pháp khắc phục. Nhẹ thì trong 7 ngày, nặng thì khoảng 1 tháng sẽ hết bệnh.
Sau đó thầy mới lấy tiền với chi phí thấp nhất. Nếu nhà vườn trồng mới thì đích thân thầy đến tận nơi cầm tay chỉ việc, không tính tiền công, lại cho nợ tiền phân, giống đến khi nào có thì trả. Thầy Minh sống một mình. Cuộc sống của thầy chủ yếu từ thu nhập vườn quýt và nguồn phụ thu từ việc cung ứng cây giống và tiền thù lao tư vấn kỹ thuật...
Đặc biệt, trong quy trình trồng quýt đường trên vùng đất sỏi đỏ của thầy Minh thì phân chuồng và sản phẩm Tricho - MX là không thể thiếu và tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt nấm.
Trong phương pháp khắc phục bệnh cây quýt thì khâu quan trọng là kiểm tra độ PH của đất và dùng sản phẩm tạo kháng thể cho cây. Thầy dùng giải pháp rối loạn đột biến sinh lý cho cây ra hoa theo ý muốn. Giai đoạn xử lý ra hoa, nuôi trái đều sử dụng phân sinh học.
Anh Phan Văn Bình ở ấp Cầu Ván là người đầu tiên được thầy Minh giúp trị bệnh cho vườn quýt đường 270 cây. Anh Bình nói: "Cách đây 7 khi vườn quýt trồng bị vàng lá, chậm phát triển, nhiều kỹ sư của Cty đến tư vấn sử dụng đủ các loại thuốc, tốn tiền nhưng vẫn không hiệu quả. Ngay lúc đó tôi nhờ thầy Minh đến xem vườn.
Thầy bảo, không sử dụng phân hóa học, chuyển sang dùng phân hữu cơ sinh học. Nếu áp dụng đúng theo quy trình của thầy thì đảm bảo cây quýt hết vàng lá, phát triển xanh tốt. Tôi làm theo hướng dẫn của thầy. Chỉ trong 1 tháng, 270 cây quýt đường trồng trên 3.000 m2 đất sỏi đỏ đã hồi sinh, phát triển tốt. Năm 2014, tôi thu hoạch hơn 21 tấn trái, bán 30.000 đồng/kg, tổng thu hơn 600 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 500 triệu...".
Thầy Minh chia sẻ: "Tôi đã 17 năm gắn bó với ngành nông nghiệp. Lúc đầu là nghề trồng hoa các loại rồi đến cây tiêu. Sau khi tiêu mất giá, thấy trồng quýt đường cho lợi nhuận khủng nên tôi chuyển sang nghiên cứu giúp bà con. Tôi mở lớp ngay tại vườn của mình, rồi chỉ cho bà con cùng làm. Tiếng lành đồn xa, nhiều người tìm đến nhờ tôi giúp".
Ông Bùi Xuân Thảo ở ấp Cầu Ván trồng 400 cây quýt đường trên 7.000 m2 khoe: "Vườn quýt 2 năm tuổi, đã thu hoạch được 3 tấn, giá bán 27.000 đồng/kg xem như đã thu hồi đủ vốn và có lãi. Hiện tại, số tiền vay ngân hàng 70 triệu đồng đã dư sức trả nhưng chưa đến hạn nên giữ lại tiếp tục mở rộng thêm diện tích. Trong trời gian bỏ cây điều chuyển sang trồng quýt thì trồng hoa màu, lấy ngắn nuôi dài rất hiệu quả".
Ông Phan Văn Bảo ở ấp Cầu Ván trồng 1,7 ha quýt đường, ông Nguyễn Minh Thọ ở cùng ấp cũng trồng 1,5 ha cùng chia sẻ, nếu 1 ha trồng điều cho thu lãi chỉ 70 triệu đồng/năm, còn quýt đường cho lợi nhuận trên 1 tỷ đồng.
Để vườn quýt đạt tiêu chuẩn thì người trồng phải tuân thủ theo cách chỉ dẫn của thầy Minh và cần vốn đầu tư trong 2 năm, khoảng 300.000 triệu đồng/ha. Trồng quýt sau 2 năm, nhà vườn đã thu lại đủ vốn và có lãi chút ít. Từ năm thứ 3 trở lên thì thu lãi cả tỷ đồng/ha là bình thường.
Nếu chăm sóc theo quy trình của thầy Minh thì tuổi thọ cây quýt trên 10 năm tuổi. Ông Trần Thanh Sơn ở ấp 1, xã Phú Lý (Vĩnh Cửu) canh tác 1 ha quýt đường 2 năm tuổi. Cây đang cho trái song ông vẫn vượt hơn 100 km đến nhà thầy Minh học kỹ thuật canh tác. Ông Sơn nói: "Ở khu vực Đồng Nai thầy Minh đang tư vấn cho hơn 500 nông dân trồng quýt đường. Nhiều người đã trở thành tỷ phú".
(Nguồn: taydo)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh