Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (13 - 20/7)
Ảnh minh hoạ
Tại các tỉnh phía Bắc, ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên mạ, lúa mùa giai đoạn bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh tại khu vực gần ao hồ, đầm
1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc
- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy lứa 4 có khả năng phát sinh gây hại cục bộ trên lúa HT giai đoạn đứng cái - làm đòng.
- Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên mạ, lúa mùa giai đoạn bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh tại khu vực gần ao hồ, đầm. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, hại nặng tại những chân ruộng chưa được phòng trừ trước và sau gieo cấy.
- Chuột tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên mạ, lúa mới gieo cấy vùng gần gò bãi, mương máng, khu vục gần làng. Cần thực hiện vệ sinh đồng ruộng; tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột trước và đầu vụ SX.
- Châu chấu, sâu keo, sâu năn: Có khả năng gây hại tăng trên lúa mùa đẻ nhánh, hại nặng những chân ruộng gần các khu đất bỏ hoang không gieo trồng, khu vực miền núi.
- Ngoài ra, theo dõi và phòng chống sâu cuốn lá nhỏ, đục thân trên mạ, lúa mới xuống giống.
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
-Sâu đục thân 2 chấm, bệnh lem lép thối hạt, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng... phát sinh gây hại nhẹ trên lúa XH, HT sớm đòng trỗ - chắc xanh.
- Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ... rải rác hại nhẹ lúa đẻ nhánh - đứng cái.
- Bọ trĩ, sâu keo, dòi đục nõn... phát sinh hại chủ yếu lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Hại rải rác các trà lúa, nặng cục bộ lúa giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái.
- Ốc bươu vàng: Lây lan theo nguồn nước.
c) Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi trưởng thành, một ít mới nở, xuất hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình trên lúa đẻ nhánh - đòng trổ.
- Hiện tại áp lực bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá vẫn còn trên đồng ruộng. Vì vậy nguy cơ rầy di trú lây lan mầm bệnh gây hại cho lúa TĐ, mùa 2015 như TĐ, mùa 2014 là rất lớn. Các địa phương đang chuẩn bị xuống giống lúa TĐ, mùa cần tích cực chuẩn bị đất, xuống giống tập trung để né rầy đạt hiệu quả cao, tránh sự bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau.
- Do ảnh hưởng của mưa, xen kẽ nắng nóng nên bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng - trổ.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ, chuột ở giai đoạn mạ đến đòng trổ. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
2. Trên cây trồng khác
Cây ngô: Sâu bệnh tiếp tục gây hại mức độ nhẹ.
Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại.
Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.
Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại có xu hướng tăng diện tích nhiễm.
Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
Tây Đô - Theo: CỤC BVTV