Chuyển đến nội dung chính

Hạn hán, sâu bệnh, xâm nhập mặn gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp

Hạn hán, sâu bệnh, xâm nhập mặn gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp


Nhiều diện tích ngô ở xã Tả Gia Khâu (Mường Khương, Lào Cai) đang bị khô héo vì hạn hán. Ảnh Báo Lào Cai
 
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 20-22 độ vĩ bắc cho nên ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) có mưa dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai cho biết, từ tối ngày 17 đến 7 giờ ngày 18-7, khu vực Tây Bắc Bộ rải rác có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến dưới 30 mm, một số trạm có lượng mưa lớn như Bắc Mê (Hà Giang) 82 mm, Bắc Quang 76 mm (Hà Giang), Phương Viên (Bắc Cạn) 69 mm, Bảo Yên (Lào Cai) 48 mm... Ngoài ra, theo dự báo, mực nước sông Thao tiếp tục lên nhanh trong 12 giờ tới, hạ lưu sông Lô tiếp tục dao động theo điều tiết của hồ Tuyên Quang và Thác Bà, hạ lưu sông Hồng sẽ dao động theo thủy triều với xu thế xuống.

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Lai Châu, trong hai ngày 16 và 17-7, trên địa bàn các huyện Tam Đường, Mường Tè, Than Uyên có mưa vừa đến mưa to làm ông Vàng Văn Sin (SN 1960) tại bản Cóop Pa, xã Bản Giang, huyện Tam Đường bị trượt chân ngã khi đi qua suối, dẫn đến tử vong. Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Tam Đường đã trực tiếp xuống địa bàn, cùng xã Bản Giang và Bản Cóop Pa hỗ trợ mai táng cho gia đình bị nạn và huy động lực lượng khắc phục các tuyến giao thông bị sạt lở. Mưa to cũng làm đường tỉnh lộ 132 đoạn Dào San - Pa Vây Sử bị sạt lở khoảng 1.000 m3 đất, một số điểm trên đoạn Mường Tè - Pắc Ma và Mường Tè - Pa Tần bị sạt lở khoảng 500 m3 đất.

Trong các đợt nắng nóng vừa qua, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) đã có 500 ha ngô bị thiệt hại. Trong đó, 70 ha thiệt hại từ 30% đến 70% và 428 ha thiệt hại dưới 30%. Nguyên nhân là các đợt nắng nóng diễn ra đúng giai đoạn cây ngô trổ cờ phun râu, do đó đã gây ảnh hưởng lớn tới nhiều diện tích. Các xã bị thiệt hại nhiều nhất gồm Dìn Chin 112 ha, thị trấn Mường Khương 40 ha, xã Bản Xen 40 ha.

Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang có hơn 1.000 ha lúa bị ảnh hưởng do hạn hán, tập trung tại các huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa, TP Tuyên Quang, Yên Sơn và Sơn Dương. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chỉ đạo các Ban quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phát dọn, nạo vét kênh mương, sửa chữa cửa van, cánh cống bảo đảm thuận lợi điều tiết nước tưới từ đầu mối tới ruộng; kiên quyết ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi xâm hại đến công trình; hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, phòng, chống hạn hán.

Tại huyện Chư Sê (Gia Lai), các loại bệnh trên cây trồng xuất hiện nhiều hơn. Theo đó, cây cà-phê đang trong giai đoạn quả non xuất hiện bệnh rỉ sắt với tỷ lệ 6,8%, với diện tích nhiễm 700 ha. Đối với cây hồ tiêu đang trong giai đoạn ra hoa, sâu bệnh hại chủ yếu là bệnh vàng lá, diện tích nhiễm là 249 ha với tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình là 7%, phân bổ rải rác; bệnh rệp sáp gốc với diện tích nhiễm khoảng 249 ha... Hiện nay, trạm BVTV các huyện đang tập trung hướng dẫn và khuyến cáo người dân cách phòng trừ.
Sáu tháng đầu năm 2015, do nắng nóng kéo dài, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Phù Cát (Bình Định) đạt thấp. Toàn huyện đã đưa vào nuôi các loại thủy sản trên diện tích 462 ha, đạt 78,3% kế hoạch cả năm, giảm gần 158 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong đó diện tích nuôi trồng nước lợ 162,5 ha, giảm 98 ha; nuôi cá nước ngọt 300 ha, giảm 60 ha so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù đã có mưa tại một số nơi ở miền trung nhưng đến nay, tình trạng thiếu nước sinh hoạt vẫn diễn ra tại nhiều xã miền núi tỉnh Phú Yên. Người dân thiếu nước sạch, còn gia súc không có nước để uống; riêng huyện Tuy An, đã có 4.000 hộ thiếu nước. Ở nhiều xã, người dân phải mua nước với giá từ 60 nghìn đến 80 nghìn đồng/m3.
Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang cho biết, từ ngày 7 đến 18-7, mặn đã lấn sâu vào địa bàn hai huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp và TP Vị Thanh, với độ mặn dao động từ 1,1%o đến hơn 6%o. Hiện nước mặn đã xâm nhập theo kênh xáng Xà No vào sâu địa phận thành phố Vị Thanh và tuyến kênh Quản lộ Phụng vào địa phận huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp. Tại huyện Phụng Hiệp, mặn đã lấn sâu vào các xã Phương Phú, thị trấn Búng Tàu, với độ mặn 2,6 đến 4,4%o, gây ảnh hưởng đến diện tích lúa thu đông và vườn cây ăn trái. Tỉnh Hậu Giang khuyến cáo ngành chuyên môn, chính quyền địa phương theo dõi sát diễn biến của xâm nhập mặn; thông báo rộng rãi để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Chăm sóc cá tầm tại Trang trại Đa Mi (tỉnh Bình Thuận). ẢNH: MINH HÙNG
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đác Nông cho biết, sáu tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh phát hiện và lập biên bản xử lý 507 vụ vi phạm lâm luật, tăng 46 vụ so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, phá rừng trái phép 203 vụ, thiệt hại hơn 234 ha. Các địa phương có diện tích rừng bị phá với quy mô lớn như thị xã Gia Nghĩa, huyện Đác Glong...
UBND tỉnh Tây Ninh vừa quyết định cấm các tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản dưới mọi hình thức trong hồ Dầu Tiếng vào mùa sinh sản từ 1-7 đến 30-9 hằng năm. Nhất là các bãi cá đẻ như khu rừng cấm, Hóc Cò, Vàm Suối Đông... trong khu vực lòng hồ. Tỉnh cũng chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ mang tính chất hủy diệt để khai thác thủy sản trong hồ Dầu Tiếng và các sông, suối trong tỉnh.
Trước mùa mưa lũ năm nay, 14 cầu treo xây mới thuộc dự án xây dựng cầu treo dân sinh và 60 cầu treo ở những khu vực thường xuyên bị ngập lũ, lũ quét và đường đi lại chính của các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thuộc các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã được sửa chữa, nâng cấp
(Nguồn: Tây Đô)
 

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Tích cực phòng trừ đạo ôn

Tích cực phòng trừ đạo ôn Dự báo, thời gian tới bệnh đạo ôn hại lá có thể gây hại trên diện rộng. Riêng đối với những diện tích lúa trỗ sớm trong tháng 4, bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh. (Ánh minh hoạ)   Vụ xuân năm nay, tỉnh Tuyên Quang gieo cấy 20.169 ha lúa, đạt 104,3% kế hoạch. Hiện lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ đến đứng cái làm đòng; tuy nhiên thời tiết diễn biến bất thường, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh gây hại rải rác trên một số giống nhiễm như BC 15, HT 1, Bắc thơm số 7, nếp... với diện tích 7 ha tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa, TP Tuyên Quang..., tỷ lệ bệnh nơi cao 3 - 5 % số lá. Dự báo, thời gian tới bệnh đạo ôn hại lá có thể gây hại trên diện rộng. Riêng đối với những diện tích lúa trỗ sớm trong tháng 4, bệnh đạo ôn cổ bông có khả năng phát sinh.   Anh Vũ Đình Tám, Trưởng trạm BVTV huyện Yên Sơn cho biết, trạm đã phân công cán bộ, bám sát cơ sở phối hợp với khuyến nông hướng dẫn bà con thực hiện bón cân đối NPK, không bón quá nhiều ho

Định hướng dài hạn nhằm thu hút vốn FDI vào nông nghiệp

Định hướng dài hạn nhằm thu hút vốn FDI vào nông nghiệp Ảnh chỉ có tính minh họa. (Ảnh: Lê Bá Liễu/TTXVN) Là ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế, song dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng hạn chế so với nhu cầu thu hút vốn và những kỳ vọng. Trong khi đầu tư nước ngoài của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư nước ngoài của cả nước. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có một chiến lược, định hướng dài hạn để thu hút vốn FDI. FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được đặc biệt coi trọng và được khuyến khích để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Với quyết tâm vực dậy nguồn vốn này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh Bộ sẽ rà soát lại cơ chế chính sách để thực sự khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, từ đó tạo m