Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đối phó với thời tiết khắc nghiệt
Ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt.
Ninh
Thuận là vùng khô hạn nhất nước. Cơn đại hạn vừa qua đặt ra yêu cầu cấp
bách đối với ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận trong chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thời tiết ngày càng có xu
hướng khắc nghiệt hơn.
Xã
Phước Nam, huyện Thuận Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do đợt hạn vừa qua với
hàng chục ha trồng lúa không thể canh tác được. Người dân địa phương đã
chuyển đổi diện tích đất lúa sang trồng cây ngắn ngày chịu hạn, ưu tiên
trồng cỏ để phát triển đàn gia súc. Thôn Văn Lâm 4 thuộc xã Phước Nam
đã chuyển 22 ha đất trồng lúa sang trồng cỏ, đậu xanh và bắp.
Ông Thiên Sanh Thể ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam cho biết, thiếu nước khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp phải bỏ hoang, nhiều gia đình tiết kiệm chuyển qua trồng cây ngắn ngày như rau, bắp tạo thu nhập hàng tháng để ổn định cuộc sống. So với trồng lúa, trồng rau bắp chỉ mang lại 1/2 hiệu quả kinh tế.
Những
diện tích trồng bắp, cỏ, đậu xanh dưới chân hồ Bà Râu cũng là kết quả
của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh mẽ của người dân xã Lợi Hải,
huyện Thuận Bắc. Trước đây, diện tích này để trồng lúa nhưng khá bấp
bênh, mỗi năm chỉ sản xuất 1 vụ do không đủ nước tưới. Hiện nay, dù
lượng nước trong hồ ở mức thấp, nhưng vẫn trồng cỏ và bắp được do loại
cây này cần ít nước. Mỗi tháng cán bộ thủy nông chỉ xả nước 2 lần là đủ
phục vụ cho người dân sản xuất.
Qua
cơn “đại hạn”, huyện Thuận Bắc đã cung cấp giống, hướng dẫn bà con
chuyển đổi giống cây trồng phù hợp. Hiện nay, huyện Thuận Bắc đã có 180
ha bắp, cỏ, 20 ha đậu xanh thay thế lúa.
Ông
Đào Công Vụ, Trưởng trạm khuyến nông huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận
cho biết, lượng nước tại các hồ của huyện Thuận Bắc nói chung đã cạn,
không có nước để làm lúa nên ủy ban huyện hướng dẫn bà con chuyển đổi cơ
cấu cây trồng tiết kiệm nước. Mục đích làm sao để việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng trên cùng một diện tích nhưng đạt hiệu quả hơn hẳn so với
trồng lúa.
Trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện có gần 1.000 ha diện tích cỏ trồng trên đất
lúa và hàng ngàn ha các loại cây trồng chịu hạn, mang lại năng suất cao
được trồng từ diện tích lúa không chủ động nước. Phát triển cây trồng
chịu hạn, gắn với cây trồng mang lại phụ phẩm nông nghiệp phục vụ chăn
nuôi gia súc có sừng là hướng đi mới của tỉnh.
Ông
Đặng Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Ninh Thuận
cho biết, việc chuyển dịch cây trồng giảm bớt diện tích lúa nước là vấn
đề cơ bản trong sản xuất hiện nay. Đi với chăn nuôi, trồng cỏ là biện
pháp hàng đầu, để đàn gia súc có được sức khỏe tốt. Ngành nông nghiệp
tỉnh Ninh Thuận tiếp tục vận động bà con duy trì, mở rộng diện tích cây
trồng và đàn gia súc theo hướng chịu hạn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật và
thường xuyên bán sát địa bàn để nông dân có được thu nhập cao hơn.
“Ninh
Thuận cần giảm diện tích đất trồng lúa và tăng cường phát triển cây
trồng chịu hạn gắn với chăn nuôi” là khuyến cáo của Bộ NN&PTNT trong
định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh và cũng là chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ trong chuyến công tác và kiểm tra tình hình hạn hán tại
Ninh Thuận vừa qua. Hiện nay, nông dân Ninh Thuận đang cụ thể hóa chính
sách đó và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước thúc đẩy sản
xuất phát triển, ổn định đời sống./.
(Tin tức Tây Đô )