Thương lái TQ giàu to nhờ vải thiều mọc từ thân của VN
Thương lái Trung Quốc mua giống vải thiều mọc từ thân tại vườn với giá 35.000 đồng/kg nhưng về nước lại hét giá 350.000-400.000 đồng/kg.
Bội thu từ vải thiều mọc từ thân
Là một trong số ít người đầu tiên có vườn vải thiều mọc từ thân,
ông Trần Văn Hành thôn Chão Cũ (Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang) cho biết
cách đây 3 năm, trong quá trình chăm sóc, ông phát hiện một số cây có
mầm mọc từ thân đã ra hoa, trổ quả thành từng chùm.
Sau
quá trình sinh trưởng, phát triển, nhận thấy quả vải ra từ thân cây,
mọng to, mã đẹp, năng suất cao hơn hẳn quả ra từ đầu ngọn cây, ông đã
duy trì những cây này, áp dụng phương pháp trồng cho những vụ tiếp đó.
Từ một
vài cây thử nghiệm, đến nay, gia đình ông có 2,5 ha. So với phương pháp
cũ, cách trồng này mới giúp tăng 20% sản lượng. "Bình quân mỗi năm gia
đình thu hoạch khoảng 30 tấn, giá bán chưa bao giờ dưới 25.000 đồng một
kg", ông nói. Đây là mã hàng được hầu hết các thương lái Trung Quốc săn
tìm, thu mua bởi đáp ứng yêu cầu của thị trường này.
Vụ
này, gia đình ông Hành đã hái bán được 20 tấn, số còn lại cũng đã được
các thương lái đặt cọc để thu mua trong một vài ngày tới. Năm nay được
giá, nên vải quả mọc từ thân dao động từ 25.000-30.000 đồng một kg. Dự
kiến cả vụ ông có thể thu 600-700 triệu đồng.
Cũng như gia đình ông Hành, vụ vải thiều năm nay, gia đình anh Phan Văn Bảo, thôn Cầu Đền, xã Thanh Hải (Lục Ngạn) áp dụng phương pháp cho quả vải ra trên thân, cành cây.
Anh
Bảo cho biết: “Hai năm trước, tôi được Hội Nông dân xã cử sang xã Giáp
Sơn tham quan thực tế và tập huấn kỹ thuật khoanh vỏ cho vải ra quả trên
cành, thân. Vụ đó tôi làm thử nghiệm vài cây, sau thấy năng suất hơn
hẳn những cây cho ra quả theo cách thông thường nên năm nay tôi áp dụng
phương pháp này cho cả vườn vải 2 ha. Cây nào cũng sai quả, mã đẹp hơn,
ít bị sâu bệnh. Năng suất ước đạt 12 tấn, tăng 5 tấn so với vụ trước.
Hiện nay, không riêng gia đình tôi, nhiều hộ khác trong thôn cũng làm
theo”.
Cũng
áp dụng phương pháp trên trong chăm sóc vườn vải thiều, anh Trần Văn Út,
thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn cho biết, cây vải cần được tỉa thưa tán, tạo
độ thông thoáng để kích thích ra một lớp lộc non từ thân, cành cùng một
lúc. Người làm vườn có thể chủ động điều tiết số lượng mầm hoa bằng cách
tỉa bớt những mầm đã có ở thân, để lại những mầm chính. Vào giữa tháng
12 dương lịch, bà con dùng lưỡi cưa khoanh một vòng tròn quanh phần vỏ
cây nhằm hạn chế sự vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi các cành phụ và
ngọn.
Áp
dụng cách làm này, vải thiều cho quả to, đều, mã đẹp, năng suất cao,
chất lượng tốt, dễ thu hoạch, không bị gió va đập và lá che kín, giảm tỷ
lệ dập và thối quả.
“Những
năm trước, mỗi vụ vải tôi phải thuê 6-10 nhân công ăn ngủ tại nhà để
thu hoạch, chi phí mất khoảng 10 triệu đồng. Từ khi áp dụng phương pháp
mới, tôi không phải thuê người làm, chi phí thuốc bảo vệ thực vật giảm,
năng suất tăng từ 12-15%. Đặc biệt, quả vải mọc từ thân thường to hơn
so với quả trên ngọn, dễ bán, giá cao hơn thị trường từ 5-10 nghìn
đồng/kg. Vụ này, 1 ha vải nhà tôi ước thu hoạch được 16 tấn quả, tôi vừa
bán gần một tấn với giá 25 nghìn đồng/kg, cao hơn giá vải thường 5
nghìn đồng/kg”- Anh Út chia sẻ.
Ngoài
xã Thanh Hải, Giáp Sơn, hiện nay nhiều nông dân tại các xã: Nghĩa Hồ,
Qúy Sơn, Hồng Giang, Tân Mộc, Phượng Sơn… cũng áp dụng phương pháp cho
vải thiều ra hoa đậu quả trên thân, cành. Kỹ thuật này giúp vải thiều
Lục Ngạn ngày càng nâng cao giá trị.
Thương lái Trung Quốc "mua một bán mười"
Theo
thông tin ở các nhà vườn, tuy độc lạ nhưng loại vải này lại không được
thu mua số lượng lớn trong nội địa mà thu hút đa phần là những thương
lái từ Trung Quốc.
Đã có 6
năm thu mua vải thiều tại Lục Ngạn để phân phối cho các tỉnh từ Bắc vào
Nam, nhưng năm nay, lần đầu tiên công ty nông sản Đại Việt mới biết và
tiếp cận được loại vải mọc từ thân.
"Tôi
khá bất ngờ vì vải này không được bất kỳ một doanh nghiệp nội địa nào
thu mua mà chỉ để dành xuất đi Trung Quốc", anh Đặng Như Quỳnh-Giám đốc
Đại Việt chia sẻ.
Qua
khảo sát tại thị trường biên giới, anh cho biết thương lái Trung Quốc
thu mua tại vườn giá cao nhất 35.000 đồng một kg, nhưng khi đưa về nước,
sản phẩm được đóng hộp gỗ làm quà tặng, có thể bán giá 350.000-400.000
đồng mỗi hộp (loại một kg).
Vị này cho rằng nếu đủ số lượng thì loại vải này vẫn có khả năng tiêu thụ tốt tại thị trường trong nước. Không chỉ còn là thứ quả tươi, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm tăng giá trị quả vải này bằng nhiều cách. Quan trọng hơn, khi nguồn gốc mặt hàng truy xuất được rõ ràng, người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền để mua được được thứ quả vừa ngon, lạ như loại vải mọc từ thân.
Đại
diện điểm cân cho một doanh nghiệp tại Hà Nội cũng chia sẻ để thu mua
được hơn 10 tấn quả vải này, chị và một số nhân công đã rất chật vật để
đến tận vườn năn nỉ người trồng để lại. "Do đây là hàng được đối tác đặt
mua, nên chúng tôi cũng phải để giá cao hơn thị trường tại thờ điểm đó
vài giá mới gom đủ hàng", chị cho hay.
Hiện
toàn Lục Ngạn có hơn 700 ha vải mọc từ thân, chủ yếu tại một số xã như:
Giáp Sơn, Thanh Hải, Tân Mộc, Hồng Giang... Theo lãnh đạo địa phương,
việc tăng diện tích và năng suất cho phương pháp trồng vải mọc từ thân
đang được khuyến khích cho các hộ trồng. Tuy nhiên, do yêu cầu kỹ thuật
trồng khắt khe cũng như điều kiện tự nhiên cần phù hợp, nên thời gian
qua, các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và phương pháp chăm sóc cho
vải thiều ra hoa, đậu quả trên thân, cành cũng đã được địa phương tổ
chức thường xuyên
(Nguồn: tây đô)