Nắng nóng kéo dài, nền sản xuất nông nghiệp bị đe dọa
Nắng nóng kéo dài, phổ nhiệt cao, nguồn nước cạn kiệt khiến sản xuất nông nghiệp tại Nghệ An đang đứng trước nhiều khó khăn. Vụ Xuân nhiều nơi xảy ra tình trạng mất mùa, trong khi đó, vụ Hè Thu lại khó triển khai vì thiếu nước trầm trọng.
Mất mùa do nắng nóng, thiếu nước
Mùa hè 2015 được dự báo là thời điểm xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài kỷ lục. Tại Nghệ An, nhiệt độ đo được trong nhiều ngày ở mức từ 38-40 độ C, có nơi lên tới trên 41 - 42 độ C. Nắng nóng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân và gây tác động xấu đến nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà.
Tại Hưng Nguyên, theo lịch thì đây là thời điểm các cánh đồng xuống mạ gieo cấy. Tuy nhiên, hiện nay toàn huyện mới chỉ gieo cấy được 1.250ha/5.500ha. Tất cả trạm bơm nước trên địa bàn huyện hiện đã tê liệt hoàn toàn vì thiếu nước hoạt động. Tại xã Hưng Tây, một số xứ đồng tận dụng được nguồn nước, người dân đã xuống giống gieo sạ. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa hết lo bởi lẽ, nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài, số mạ vừa gieo sạ cũng đứng trước nguy cơ chết cháy.
Theo báo cáo của Phòng nông nghiệp huyện Tân Kỳ (Nghệ An), hiện tại, có khoảng 1/3 diện tích ngô xuân hè (trong tổng số 1.500ha) của huyện đang đứng trước nguy cơ mất trắng, nhiều diện tích ngô khác bị ảnh hưởng năng suất. Nguyên nhân là do nắng nóng kéo dài kèm theo gió Phơn Tây Nam hoạt động mạnh khiến diện tích ngô đang trong giai đoạn trổ cờ bị khô, không thụ phấn được, dẫn đến ngô không có hạt.
Theo kế hoạch, toàn huyện Anh Sơn sẽ gieo cấy trên 2.800ha vụ Hè Thu, tuy nhiên, do nắng hạn kéo dài, thiếu nguồn nước nghiêm trọng nên các cánh đồng đã xảy ra tình trạng nứt nẻ, gần 800ha ruộng không chủ động được nước làm đất để có thể gieo cấy. Hiện, mực nước ở các sông hồ, đập trên địa bàn huyện Anh Sơn giảm xuống còn 30% dung tích chứa. Việc chủ động nguồn nước cho sản xuất vụ Hè Thu gần như đang phải “chờ trời”.
Yêu cầu thủy điện “cứu” nông nghiệp
Theo báo cáo của Sở NN-PTNN Nghệ An, nắng nóng kéo dài khiến mực nước các sông, suối, hồ đập xuống thấp, tình hình khô hạn xảy ra trên diện rộng và có nguy cơ xâm nhập mặn sâu. Mực nước các hồ đang ở mức thấp, nhất là tại các hồ chứa do địa phương quản lý, đặc biệt nhiều hồ đã cạn trơ đáy. Mực nước trên sông Lam đang ở mức thấp từ -0,2 – 0,15m so với thiết kế 1,15m, các trạm bơm lấy nước qua cống Nam Đàn cho các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc, TP Vinh gặp nhiều khó khăn.
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn khu vực, tình hình nắng nóng gay gắt tiếp tục kéo dài trong thời gian tới, do đó tình trạng hạn, thiếu nước xảy ra sớm ngay từ đầu vụ và có thể kéo dài suốt cả tháng 6, tháng 7 và trên diện rộng.
Tỉnh cũng đề nghị các địa phương dựa vào tình hình thực tế để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý. Những diện tích không đảm bảo đủ nguồn nước tưới suốt vụ phải chuyển sang trồng hoa màu để đảm bảo gieo trồng hết diện tích và sản lượng lương thực đã đề ra. Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu Điện lực Nghệ An ưu tiên cung ứng nguồn điện cho các trạm bơm để kịp thời chống hạn, cứu lúa.
Mùa hè 2015 được dự báo là thời điểm xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài kỷ lục. Tại Nghệ An, nhiệt độ đo được trong nhiều ngày ở mức từ 38-40 độ C, có nơi lên tới trên 41 - 42 độ C. Nắng nóng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân và gây tác động xấu đến nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà.
Nắng hạn kéo dài khiến mực nước sông Lam xuống thấp nhất trong vòng nhiều năm qua.
Ông
Trương Minh Châu – Trưởng phòng Trồng trọt Sở NN&PTNT Nghệ An cho
biết: “Chưa năm nào hạn nặng như năm nay. Ban đầu, đề án sản xuất của
tỉnh xác định chỉ có khoảng 3.000ha sẽ khó khăn vì thiếu nước nhưng hiện
nay có thêm 5.000ha không sản xuất được. Nếu tình trạng này kéo dài,
năng suất, sản lượng cây trồng vụ Hè Thu sẽ bị sụt giảm”.Tại Hưng Nguyên, theo lịch thì đây là thời điểm các cánh đồng xuống mạ gieo cấy. Tuy nhiên, hiện nay toàn huyện mới chỉ gieo cấy được 1.250ha/5.500ha. Tất cả trạm bơm nước trên địa bàn huyện hiện đã tê liệt hoàn toàn vì thiếu nước hoạt động. Tại xã Hưng Tây, một số xứ đồng tận dụng được nguồn nước, người dân đã xuống giống gieo sạ. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa hết lo bởi lẽ, nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài, số mạ vừa gieo sạ cũng đứng trước nguy cơ chết cháy.
Theo báo cáo của Phòng nông nghiệp huyện Tân Kỳ (Nghệ An), hiện tại, có khoảng 1/3 diện tích ngô xuân hè (trong tổng số 1.500ha) của huyện đang đứng trước nguy cơ mất trắng, nhiều diện tích ngô khác bị ảnh hưởng năng suất. Nguyên nhân là do nắng nóng kéo dài kèm theo gió Phơn Tây Nam hoạt động mạnh khiến diện tích ngô đang trong giai đoạn trổ cờ bị khô, không thụ phấn được, dẫn đến ngô không có hạt.
Đồng ruộng tại huyện Hưng Nguyên bị khô hạn, nứt nẻ khiến diện tích lúa mới gieo sạ đứng trước nguy cơ chết cháy (ảnh Huy Cung).
Tại
huyện Anh Sơn (Nghệ An), tình trạng hạn hán xảy ra khá khốc liệt. Hiện
tại, toàn huyện có 600ha ngô bị ảnh hưởng năng suất do nắng nóng kéo
dài, trong đó có 100ha ngô đứng trước nguy cơ mất trắng. Đây cũng là
vùng nguyên liệu chè của tỉnh Nghệ An. Nắng nóng kéo dài đã khiến
1.500ha chè bị cháy lá, không ra búp, ảnh hưởng đến năng suất. Bên cạnh
đó, gần 140ha chè nguy cơ bị chết héo do không có nguồn nước tưới.Theo kế hoạch, toàn huyện Anh Sơn sẽ gieo cấy trên 2.800ha vụ Hè Thu, tuy nhiên, do nắng hạn kéo dài, thiếu nguồn nước nghiêm trọng nên các cánh đồng đã xảy ra tình trạng nứt nẻ, gần 800ha ruộng không chủ động được nước làm đất để có thể gieo cấy. Hiện, mực nước ở các sông hồ, đập trên địa bàn huyện Anh Sơn giảm xuống còn 30% dung tích chứa. Việc chủ động nguồn nước cho sản xuất vụ Hè Thu gần như đang phải “chờ trời”.
Nhiều diện tích ngô tại huyện Nghi Lộc bị mất trắng hoặc giảm năng suất do nắng hạn kéo dài.
Thời
điểm hiện tại, dung tích dự trữ của các hồ, đập thủy lợi trên địa bàn
huyện Quỳnh Lưu đều thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ nhiều năm. Nhiều
địa phương không thể xuống giống để gieo cấy do bị thiếu nước trầm
trọng, ruộng đồng nứt nẻ, khô hạn. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông
nghiệp huyện Quỳnh Lưu, đến ngày 2/6 có khoảng 3.000ha trên tổng số
7.000ha diện tích trồng lúa toàn huyện không có nước sản xuất. Số mạ
gieo để chuẩn bị cho vụ cấy cũng đang đứng trước nguy cơ bị cháy do
không có nước.Yêu cầu thủy điện “cứu” nông nghiệp
Theo báo cáo của Sở NN-PTNN Nghệ An, nắng nóng kéo dài khiến mực nước các sông, suối, hồ đập xuống thấp, tình hình khô hạn xảy ra trên diện rộng và có nguy cơ xâm nhập mặn sâu. Mực nước các hồ đang ở mức thấp, nhất là tại các hồ chứa do địa phương quản lý, đặc biệt nhiều hồ đã cạn trơ đáy. Mực nước trên sông Lam đang ở mức thấp từ -0,2 – 0,15m so với thiết kế 1,15m, các trạm bơm lấy nước qua cống Nam Đàn cho các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc, TP Vinh gặp nhiều khó khăn.
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn khu vực, tình hình nắng nóng gay gắt tiếp tục kéo dài trong thời gian tới, do đó tình trạng hạn, thiếu nước xảy ra sớm ngay từ đầu vụ và có thể kéo dài suốt cả tháng 6, tháng 7 và trên diện rộng.
Nắng hạn, thiếu nước tưới khiến lạc bị héo, không phát triển.
Trước
tình hình đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã có thông báo gửi đến các
huyện yêu cầu khẩn trương ứng phó với hạn hán trong vụ Hè Thu 2015. Để
chống hạn trước mắt, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các Nhà máy Thủy
điện Bản Vẽ, Khe Bố có lịch xả nước phù hợp để cung cấp nguồn nước cho
vùng hạ du; Các địa phương ngoài việc tích cực nạo vét kênh mương phải
tăng cường lắp đặt các trạm bơm dầu, trạm bơm dã chiến để tận dụng các
nguồn nước phục vụ sản xuất…Tỉnh cũng đề nghị các địa phương dựa vào tình hình thực tế để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý. Những diện tích không đảm bảo đủ nguồn nước tưới suốt vụ phải chuyển sang trồng hoa màu để đảm bảo gieo trồng hết diện tích và sản lượng lương thực đã đề ra. Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu Điện lực Nghệ An ưu tiên cung ứng nguồn điện cho các trạm bơm để kịp thời chống hạn, cứu lúa.
Cống bara tại Nam Đàn tê liệt do nước sông Lam xuống quá thấp, không thể bơm nước phục vụ sản xuất.
Bên
cạnh đó, về lâu dài, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng đã giao Sở
NN&PTNN tỉnh này nghiên cứu cụ thể, chi tiết, tính khả thi, hiệu quả
và khoa học để nếu cần thiết thì chỉ đạo lập dự án xây dựng đập ngăn
mặn giữ ngọt sông Cấm (Nghi Lộc) để chống hạn; Đẩy nhanh tiến độ chuẩn
bị đầu tư và xúc tiến đầu tư cống ngăn mặn giữ ngọt sông Lam để phục vụ
cho hai vùng Nam Nghệ An và Bắc Hà Tĩnh.
(Nguồn: taydo)