Bài học từ những ngành mía đường hàng đầu
Bài học
từ những ngành mía đường hàng đầu thế giới như Brazil, Thái Lan sẽ là
nền tảng cho sự phát triển ngành mía đường Việt Nam trong những năm tới.
ảnh minh họa
Hiện
giá thành đường của Việt Nam cao hơn một số nước trên thế giới. Vấn đề
hội nhập của ngành mía đường đang thu hút được sự quan tâm của các doanh
nghiệp, chuyên gia cũng như các cơ quan quản lý Việt Nam.
Phụ
thuộc nhiều vào mùa vụ và chính sách của mỗi quốc gia nên giá đường thế
giới luôn biến động. Những nước SX và xuất khẩu đường hàng đầu trên thế
giới là Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines….là những quốc
gia có mô hình SX tiên tiến, hiện đại, công cụ quản lý hiệu quả và điều
hành khá tốt từ Chính phủ.
Để có
được những thành quả này, ngành mía đường các nước đã có những bước đi
cũng như những cải tiến đáng kể mà ngành mía đường Việt Nam cần học tập
cũng như phát huy.
Brazil, quốc gia SX, XK đường lớn nhất thế giới
Brazil
là nước đứng đầu thị trường đường, ethanol và điện từ mía đường (25,6 tỷ
lít cồn và 34,29 triệu tấn đường/năm). 60% mía đường của Brazil được SX
ethanol.
Đáng
chú ý là công nghiệp đường sẽ bị tác động nhiều bởi giá dầu do Brazil,
nước XK đường hàng đầu gia tăng SX ethanol từ mía đường Brazil.
Nước
này luôn quan tâm đến sự phát triển ổn định của ngành SX đường và cồn từ
cây mía ở những khía cạnh môi trường và chính sách xã hội; kỹ thuật
nông nghiệp; quản lý SX nông nghiệp và nghiên cứu áp dụng công nghệ
trong SX.
Brazil
luôn tạo môi trường và chính sách xã hội tốt nhất cho nền nông nghiệp
mía đường nước này thông qua việc thiết lập và quy hoạch vùng SX mía cố
định.
Đồng
thời cấm sử dụng đất khu vực quy hoạch để SX cây trồng khác; khuyến
khích xây dựng các nhà máy điện dùng bã mía; các quy định về sử dụng và
xử lý chất thải từ SX cồn - vinasse…
Cải
tiến kỹ thuật nông nghiệp cũng là một vấn đề luôn nhận được sự quan tâm
đúng mức của Chính phủ Brazil. Bên cạnh công tác nghiên cứu giống mới,
Brazil còn đang tập trung sử dụng các giống theo cơ cấu giống chín sớm -
trung bình - muộn để ép rải vụ với hiệu suất thu hồi cao nhất.
Đồng
thời, áp dụng luân canh bằng cây đậu nành, đậu phộng và cây phân xanh
khác đối với đất trồng mía mang lại hiệu quả kinh tế cao; áp dụng các
phương pháp canh tác cơ giới hóa tối thiểu để giảm sự nén đất canh tác
do cơ giới hóa.
Bên
cạnh đó, Brazil còn áp dụng kỹ thuật phân tích đất và tính toán công
thức phân bón phù hợp nhất; sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp bã bùn,
vinasse cho việc SX mía.
Brazil
vươn lên trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trong việc SX, XK đường
một phần là nhờ vào những phát minh sáng kiến tiên phong trong việc
nghiên cứu và áp dụng công nghệ thu nhận tàn dư thực vật trên ruộng mía
(lá, ngọn mía để SX cồn và phát điện).
Từ bài
học của Brazil và Thái Lan cho thấy, ngành mía đường Việt Nam bên cạnh
việc áp dụng các kĩ thuật tiên tiến, tăng công suất nhà máy đường ở
những vùng mía nguyên liệu, sắp xếp lại vùng nguyên liệu của các nhà
máy, điều quan trọng nữa là nhận được sự qua tâm, hỗ trợ cũng như những
chính sách đi kèm phù hợp từ các nhà quản lý.
Có như vậy, ngành mía đường Việt Nam mới trụ vững thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới, cạnh tranh với những nước có nền nông nghiệp mía đường hàng đầu.
Có như vậy, ngành mía đường Việt Nam mới trụ vững thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới, cạnh tranh với những nước có nền nông nghiệp mía đường hàng đầu.
Việc sử
dụng công cụ quản lý nông nghiệp chính xác - PA - Precision
Agriculture: RS, GPS trong việc quản lý đất, giống, năng suất cây trồng
cũng góp phần quan trọng hiện đại hóa nền nông nghiệp mía đường nước này
Thái Lan, nền nông nghiệp mía đường phát triển nhất châu Á
Thái
Lan là một trong các nước có nền nông nghiệp phát triển nhất khu vực
châu Á. Đặc biệt ngành mía đường Thái Lan trong những năm gần đây có sự
vươn lên mạnh mẽ.
Là nước
XK ròng đường duy nhất ở Đông Nam Á, 4 năm trở lại đây, mỗi năm Thái
Lan SX từ 8 - 11 triệu tấn đường, 70 - 75% sản lượng này được dùng để
XK.
Có được
những thành tựu lớn như thế một phần do sự ưu ái của thiên nhiên trong
SX, thì một nguyên nhân khác đó là sự quản lý và điều hành khá tốt của
Chính phủ Thái Lan đối với ngành đường.
Năm
1984, Chính phủ Thái Lan ban hành Luật Mía đường tạo sơ sở quản lý SX,
tiêu thụ, XK và phân chia lợi nhuận giữa người trồng mía, nhà máy đường
và các quỹ để hỗ trợ cho hoạt động mía đường.
Ngoài
ra, Chính phủ Thái Lan có sự đầu tư đúng mực cũng như hỗ trợ tốt cho
ngành mía đường trong việc nghiên cứu và phát triển các giống mía mới,
phù hợp; tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến công giúp nông dân và
nhà máy nâng cao năng suất, chất lượng mía và đường; dành các khoản vay
ưu đãi cho SX mía, máy móc thiết bị cơ giới thu hoạch và tưới tiêu.
Trong tương lai, nền kinh tế nói chung và ngành mía đường thế giới nói riêng sẽ còn nhiều thách thức.
Để giữ
vững vị thế cạnh tranh của ngành đường Thái Lan ở khu vực và thế giới,
Chính phủ nước này luôn dành sự quan tâm và tiếp tục có những chính sách
hỗ trợ nhiều hơn cho nông dân, doanh nghiệp và ngành mía đường