Chuyển đến nội dung chính

Kỹ thuật trồng cây đào cho năng suất quả cao

Kỹ thuật trồng cây đào cho năng suất quả cao


Quả đào là một loại thực phẩm được yêu thích bởi vị ngọt, tính mát đồng thời có nhiều công dụng chữa bệnh. Hơn nữa, kỹ thuật trồng cây đào không khó nên mọi người có thể dễ dàng trồng cho thu nhập cao.
Cây đào sinh trưởng tốt ở những vùng cao nước ta, cây có thể sống đến 20 – 30 năm, chúng thuộc nhóm cây thân gỗ, hạt cứng, cao khoảng 5 – 7m, cành phân nhánh. Quả đào phát triển từ đầu năm cho tới tháng 6 – 7 thì chín và chín rộ trong tháng 7. Tuy nhiên mọi người vẫn cần nắm vững kỹ thuật trồng cây đào đúng cách nhất để cho năng suất cao.
 
Nhân giống
Trồng đào có thể bằng hạt, ghép hoặc chiết. Khi đào chín, chọn lấy những quả đẹp, to để riêng, để một thời gian cho chín kỹ. Lấy hạt rửa sạch, hong khô và bảo quản đến cuối năm đem gieo vào túi bầu.
Trước khi gieo hạt đào cần ngâm nước ấm 4 – 5 ngày, thay nước hàng ngày. Sau đó gieo mỗi bầu 1 hạt; dành 5% số túi để dự phòng, dặm vào các túi có cây bị chết, các túi này có thể gieo 2 – 3 hạt. Túi bầu được xếp vào vườn ươm và chăm sóc. Khi cây cao 50 – 60cm đem trồng. Thời vụ trồng tốt nhất là vụ xuân.
 
Kỹ thuật trồng cây đào ăn quả đúng cách sẽ cho quả to, căng mọng và sai quả

Kỹ thuật trồng cây đào ăn quả đúng cách sẽ cho quả to, căng mọng và sai quả


Nếu được chọn để lấy mắt ghép thì sau khi thu hái quả xong, tiến hành chăm bón cho cây đào hồi phục, ổn định. Chọn lấy những cành bánh tẻ, được 6 – 8 tháng tuổi để lấy mắt ghép. Phải chuẩn bị trước vườn cây gốc ghép. Đào có thể ghép trên đào, chọn loại đào mọc khoẻ, mang, nhiều tính hoang đã để làm gốc ghép.
Hạt đào làm gốc ghép được chuẩn bị và gieo ươm. Khi cây cao 60 – 80cm, đường kính gốc 0,6 – 0,8cm thì ghép được. Có thể ghép đào theo cách áp thân, ghép mắt theo kiểu chữ T hoặc mắt nhỏ có gỗ.
 
Kỹ thuật trồng
Trồng đào quan trọng nhất là chọn đất nên chọn những nơi thoát nước, dãi nắng. Ở miền đồi núi tôt nhất nên chọn các chân đồi dốc thoai thoải về phía Bặc Chọn đất sâu và tốt sẽ giảm được lượng phân bọn. Mật độ trồng từ 300- 900 cây/ha.
Cũng như mận, đào có thể trồng rễ trần và tốt nhất nên trồng vào tháng 11, 12 khi cây ngừng sinh trưởng. Ngoài những kỹ thuật trồng thông thường, khi trồng nên để cổ rễ cao hơn mặt đất, khi lún xuống tối thiểu cổ rễ cũng ngang mặt đất hoặc cao hơn một chút không nên trồng sâu vì dễ gây bệnh.
 
Bón phân
Nên bón nhiều phân vì đào ra nhiều quả, bón ít thì cây chóng già cỗi, trung bình mỗi cây đào đang ra quả bón 10- 15 tấn/ha phân chuồng thật hoai sau khi thu quả (tháng 7). Theo kinh nghiệm thì muốn có sản lượng 25 tấn/ha phải bón 250- 80- 180 kg NPK và cứ mỗi tấn đào thu hoạch thêm thì bón 4- 1- 3,5 kg NPK. Không được bón vôi hoặc phân có vôi.
 
Đốn tỉa
Đào là cây cần đốn tỉa nhất, nếu không đốn thì cây đào chóng già cỗi, không ra quả được rồi chế. Khi đốn cần chú ý các điểm sau: Đào sinh trưởng mạnh ở phía đầu cành, phía chân cành thường thiếu nhựa, mắt yếu do đó chú ý hãm ngọn những cành cấp I, II quá mạnh, giữ nhựa cho cành quả phía dưới.
 
Qủa đào được nhiều người yêu thích với nhiều công dụng khác nhau
Qủa đào được nhiều người yêu thích với nhiều công dụng khác nhau

 
Đốn tạo quả nên đốn muộn ví dụ tháng 12, tháng 1 khi đã dễ phân biệt nụ hoa và nụ lá sau vụ nghỉ đông. Đào thường chỉ ra hoa trên cành ra vụ trước, vì vậy chú ý làm cho cây ra nhiều cành trước, năm sau mới có nhiều hoa.
Phòng trừ sâu bệnh
Đào nhiều sâu bệnh nhất là trong điều kiện thời tiết Việt Nam độ ẩm cao như rệp hút nhựa làm lá xoăn lại, rầy hút lá, nhện đỏ, sâu đục ngọn, rệp sáp, xén tóc... Vì vậy nên kết hợp nhiều loại thuốc trừ nhiều loại sâu bênh.
Thu hái và bảo quản
 
Thu hái khi quả màu sắc chuyển hồng có chỗ đỏ, quả mềm, mùi thơm. Trường hợp phải vận chuyển đi xa, thu hái khi độ già khoảng 80 - 85%, trước khi quả chín 7-10 ngày. Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm dập nát, sây sát. Quả thu hái xong cần đặt vào sọt có lót rơm rạ hoặc thùng gỗ, hộp cứng để vận chuyển không bị dập nát. Bảo quản đào ở nơi khô, mát, thoáng.
(Nguồn: taydo)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh