Nuôi kiến vàng để diệt sâu bệnh trên cây điều
Sử dụng kiến vàng có thể gián tiếp giúp nông dân loại bỏ nấm bệnh, sâu bệnh, từ đó giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xuống mức thấp nhất, đồng thời tiết kiệm được nhân công, giảm chi phí trong chăm sóc vườn điều.
Chưa biết tác dụng của kiến vàng
Cả
nước hiện có khoảng 400.000 ha điều, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông
Nam bộ, trong đó Bình Phước có khoảng 135.000 ha. Thực tế hiện nay hầu
hết người dân trồng điều trong cả nước nói chung và Bình Phước nói riêng
đều không biết kiến vàng có lợi hay có hại. Nhiều ý kiến cho rằng, kiến
vàng làm cho việc thu hoạch và cắt tỉa cành gặp khó khăn. Vì thế, nhiều
người dân phun các loại thuốc trừ sâu để tiêu diệt kiến vàng.
Kiến vàng có thể diệt trừ sâu bệnh gây hại trên cây điều
Ông
Lê Văn Liệu, nhà có 2 ha điều ở phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài, cho
biết: “Hàng năm vườn điều nhà tôi có rất nhiều kiến vàng sinh sống. Tôi
cũng không biết kiến vàng có tác dụng như thế nào đối với cây điều. Cứ
mỗi dịp thu hoạch điều, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn do kiến, vì
chúng rất nhiều và chích rất đau. Do đó, gia đình đã sử dụng thuốc trừ
sâu bệnh vừa diệt sâu vừa diệt kiến vàng”.
Anh
Nguyễn Văn Hiền, nhà có 4 ha điều ở ấp Suối Nhung, xã Tân Hưng, huyện
Đồng Phú chia sẻ: “Nói kiến vàng có tác dụng đối với cây điều hay không
tôi không biết. Chỉ biết nó gây rất nhiều khó khăn trong việc thu hoạch
điều cũng như cắt tỉa cành.
Có thể nuôi kiến vàng để diệt trừ sâu bệnh hại cây điều?
Theo
Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, trung bình mỗi năm người
dân trồng điều thường phun khoảng 1-6 lần các loại thuốc đối với loại
cây này. Riêng thuốc trừ bệnh khoảng 1-4 lần/năm và chi phí phun thuốc
từ 200 ngàn đến 1,2 triệu đồng mỗi vụ/ha. Đây được xem là tác hại lớn
đối với kiến vàng, trong khi kiến vàng có tác dụng rất lớn đối với cây
điều để diệt trừ sâu bệnh và giảm số lần sử dụng thuốc trừ sâu.
Kiến
vàng có tên khoa học là oecophylla smaragdina, thuộc bộ cánh màng
hymenoptera, họ formicidae. Kiến vàng có 3 dạng cá thể, gồm kiến thợ, có
nhiệm vụ xây dựng tổ, quản lý ấu trùng, di chuyển ấu trùng qua lại;
kiến chúa có nhiệm vụ sinh sản còn kiến đực có nhiệm vụ duy trì sự sinh
sản. Tổ kiến vàng thường làm ở trên cao. Trung bình mỗi tổ kiến vàng có
khoảng từ 2.000- 8.000, trong đó, khoảng 50% là kiến thợ. Do đó, để tách
đàn kiến (chia nhỏ đàn kiến) người dân nên làm trong khoảng từ tháng
7-9 hàng năm. Mặt khác, để việc thu tổ có hiệu quả, nên thu những tổ
kiến còn lá xanh, đường kính khoảng 20cm và có hai lớp lá vì ở trong
những tổ này thường có kiến chúa sinh sống.
Để
giúp đàn kiến vàng phát triển nhanh, thời gian đầu cần bổ sung thêm thức
ăn cho đàn kiến như cá, thịt heo... Cách làm này sẽ giúp đàn kiến sinh
sản nhanh. Nếu mỗi cây điều có vài tổ kiến vàng, sẽ không cần phun thuốc
trừ sâu nữa.
(Nguồn: taydo)