Khơi thông nguồn vốn phát triển nông nghiệp
Chính
phủ vừa ban hành Nghị định số 55/2015/NÐ-CP thay thế Nghị định số
41/2010/NÐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn, có hiệu lực từ ngày 25-7-2015. Trong bối cảnh ngành nông
nghiệp nước nhà đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi
phải tái cơ cấu toàn diện, nghị định mới này được kỳ vọng sẽ tạo đột phá
trong chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với doanh nghiệp
và nông dân, nhất là khi hoạt động cho vay sẽ được các ngân hàng thương
mại đảm nhận.
(Ảnh minh hoạ)
Theo
đó, đối tượng cho vay được mở rộng, không chỉ ở khu vực nông thôn mà gồm
cả cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã. Nghị
định mới nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm lên gấp 1,5 đến hai
lần so với trước. Cụ thể, cá nhân, hộ gia đình có thể vay tối đa 100
triệu đồng và 300 triệu đồng đối với hộ kinh doanh; một tỷ đồng đối với
hợp tác xã, chủ trang trại. Những đối tượng, lĩnh vực có nhu cầu vốn
lớn, như chủ trang trại nuôi trồng, khai thác thủy sản xa bờ, cung cấp
dịch vụ hậu cần nghề cá, liên hiệp hợp tác xã được áp dụng các mức cho
vay không có tài sản bảo đảm từ 200 triệu đồng đến ba tỷ đồng. Ðặc biệt,
Nghị định khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình
liên kết, ứng dụng công nghệ cao thông qua việc cho vay từ 70% đến 80%
giá trị dự án sản xuất mà không cần tài sản bảo đảm.(Ảnh minh hoạ)
Những nội dung mới của Nghị định 55 đã tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân và những cá nhân, tổ chức có ý định đầu tư vào nông nghiệp. Nhất là trước thực tế, việc liên kết "bốn nhà" để phát triển nông nghiệp (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp) không đạt được mục tiêu như kỳ vọng, mà một trong những nguyên nhân là do thiếu sự liên kết của ngân hàng. Chính vì vậy, việc đổi mới chính sách tín dụng giống như việc tháo một "nút thắt" trong đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để Nghị định 55 cũng như các nghị định và chính sách khác thật sự phát huy hiệu quả trong cuộc sống thì các điều khoản hợp lý mới chỉ là điều kiện cần. Ðiều kiện đủ là mức độ "khơi thông" nguồn vốn, cụ thể là sự thông thoáng trong các thủ tục vay vốn và tiến độ giải ngân nguồn vốn. Thời gian qua, không ít các chương trình phát triển nông nghiệp bị chững lại là do ách tắc ở khâu tiếp cận vốn, như việc thực hiện chương trình tái canh cây cà-phê ở Tây Nguyên, thu mua lúa, gạo tạm trữ ở đồng bằng sông Cửu Long, chương trình đóng tàu cá theo Nghị định 67/NÐ-CP... Ngân hàng có thể đưa ra nhiều lý do cho việc chậm trễ giải ngân hay không giải ngân, để rồi cuối cùng nghị định có, chính sách có, nhưng vốn thì vẫn không đến với những đối tượng được thụ hưởng. Ðể tránh tái diễn tình trạng này, việc triển khai thực hiện Nghị định 55 cần sự chung tay của các ngành chức năng, nhất là sự vào cuộc có trách nhiệm của các ngân hàng.
(Nguồn: taydo)