Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2015

Miệt vườn Nam bộ trên đất Mỹ

Miệt vườn Nam bộ trên đất Mỹ Khung cảnh đặc trưng tưởng như chỉ có ở miệt vườn Nam bộ lại xuất hiện ngay tại Hawaii, tiểu bang nổi tiếng của nước Mỹ nằm giữa Thái Bình Dương. Những rặng cau thẳng tắp, giàn trầu không mơn mởn, những trái mít, mãng cầu xiêm thơm nức, vạt ngò, lá lốt xanh mướt, con đường đất trộn chút đá dăm chống trơn ngày mưa…Khung cảnh đặc trưng tưởng như chỉ có ở miệt vườn Nam bộ ít ai ngờ lại xuất hiện ngay tại Hawaii, tiểu bang nổi tiếng của nước Mỹ nằm giữa Thái Bình Dương.   Một góc miệt vườn Nam bộ trên đất Mỹ   Những tia nắng đầu tiên trong ngày ló rạng, trong khu trang trại rộng chừng 1 ha tĩnh lặng và yên bình, một người đàn ông vâm chắc, nước da cháy nắng, cặm cụi hái từng lá trầu không đang vào vụ. Cứ ngắt xong mỗi lá, anh lại cẩn thận, tỉ mẩn, xếp chồng lên nhau thành một vạt dài để trầu khỏi bị dập nát. Trầu

Trồng cây mắc ca, Việt Nam sẽ tạo nguồn thu cả tỷ đôla?

Trồng cây mắc ca, Việt Nam sẽ tạo nguồn thu cả tỷ đôla? Theo các chuyên gia, nếu bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp mắc ca Việt Nam ngay từ bây giờ, trong thời gian từ 15 -20 năm tới, tổng sản lượng mắc ca hàng năm có thể đạt 800.000 nghìn tấn hạt, chế biến được 250.000 tấn nhân. Giá trị thương mại có thể đạt gần 4 tỷ USD/năm.   Mắc ca được mệnh danh là "hoàng hậu" quả khô bởi giá trị dinh dưỡng vượt trội, cũng như mùi vị rất đặc trưng. Ảnh: ST   Tiềm năng cây mắcca đã được thế giới công nhận và trong tương lai không xa, cây mắc ca sẽ là cây chiến lược trong ngành nông nghiệp Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Mắc ca Việt Nam – Tiềm năng phát triển và cơ hội hợp tác” do Ban chỉ đạo Tây Bắc, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành

Khi mắt xích trong chuỗi sản xuất nông nghiệp rời rạc

Khi mắt xích trong chuỗi sản xuất nông nghiệp rời rạc Cái khó của ngành Nông nghiệp hiện nay là kết nối sản phẩm của nông dân với thị trường. Tết đã đến rất gần. Tết là niềm hy vọng của nhà nông vì có thể bán được nhiều sản phẩm với giá cao hơn ngày thường. Thế nhưng, trong những ngày cuối năm này, xen lẫn những câu chuyện vui lại là những câu chuyện buồn. Cùng trong phạm vi thành phố Hà Nội, trong khi nông dân trồng phật thủ ở Yên Sở đang nở nụ cười rạng rỡ vì có thu nhập hàng trăm triệu đồng nhờ phật thủ hút hàng, được giá, thì tại làng hoa Tây Tựu, không ít nhà vườn rơi nước mắt vì hoa quá rẻ, bán như cho. Hai câu chuyện trái ngược đang phản ánh rõ ràng một thực tế: nông dân đang tự bươn chải mà thiếu đi sự liên kết, vai trò dẫn dắt từ một mắt xích quan trọng là doanh nghiệp. Những năm gần đây, khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu thì nông nghiệp Vi

Khoa học góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phế phẩm nông nghiệp

Khoa học góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phế phẩm nông nghiệp Các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng công nghệ sinh học để tận dụng phế phẩm nông nghiệp... Trong khuôn khổ Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015”, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN thành phố Hải Phòng đã tiếp nhận các quy trình công nghệ do Viện Môi trường Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) chuyển giao để thực hiện dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm vi sinh vật Compost maker xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp tại Hải Phòng”.  Ứng dụng công nghệ sinh học để sử dụng phế phẩm nông nghiệp Dự án đã xây dựng được mô hình sản xuất chế phẩm vi sinh vật Compost maker đạt công suất 10 tấn/năm trên quy mô nhà xưởng 94,4 m 2 . Lượng chế phẩm sản xuất được trong thời gian triển khai dự án đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và thờ

Trồng niễng -"làm chơi ăn thật"

Trồng niễng -"làm chơi ăn thật"   Cây niễng là cây thuộc họ lúa, còn được gọi là cây lúa miêu và nhìn bề ngoài rất dễ nhầm với các loại lau, sậy. Phần dưới gốc cây phình to gọi là củ, củ niễng thoạt nhìn giống củ sả nhưng có kích thước lớn hơn, trung bình đường kính từ 2 đến 3 cm. Cây niễng có hai giống là niễng củ trắng và niễng củ tím. Giống niễng trắng cho củ xốp, mềm, giàu chất đạm và chất xơ có tính mát, vị ngọt, mùi thơm nhẹ, nhiều tinh bột, thường được người dân dùng làm thực phẩm và chữa bệnh trong đông y. Củ niễng trắng khi già trong phần thịt củ có lác đác chấm đen. Từ củ niễng có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như thái mỏng xào với trứng, rươi, thịt bò; luộc hoặc đơn giản hơn là rửa sạch và ăn sống. Niễng là loại cây không phổ biến, trước kia chỉ được người dân địa phương trồng ở những vùng chân đất trũng, phát triển manh mún và nhỏ lẻ. Khoảng gần mười năm trở lại đây, diện tích trồng niễng tại xã Nghĩa An (huyện Nam Trực, Nam Địn

Hình ảnh hội thảo ở đại lý Phương Tuyền TT Cờ Đỏ, TP Cần Thơ

Hình ảnh hội thảo ở đại lý Phương Tuyền TT Cờ Đỏ, TP Cần Thơ Bà con nông dân đến dự cuộc hội thảo Bà con đến dự rất là đông đủ     Bà con đăng ký chương trình mua hàng nhận quà khuyến mãi             Nhân viên công ty hướng dẫn cho bà con sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả   Đại lý Phương Tuyền hướng dẫn cho bà con đăng ký mua hàng   (Nguồn: Tây Đô Long An )

Trồng sắn tràn lan phá vỡ quy hoạch cây trồng

Trồng sắn tràn lan phá vỡ quy hoạch cây trồng Sắn được đưa về nhà máy để chế biến. Mấy năm trở lại đây, giá sắn (củ mì) luôn ở mức ổn định, nông dân có lãi, cho nên việc mở rộng diện tích trồng sắn ở các tỉnh Tây Nguyên đang phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng. Thông tin từ Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT): Cả nước hiện có khoảng hơn 400 nghìn ha sắn, thì riêng Tây Nguyên là 160 nghìn ha. "Tham bát bỏ mâm" Tất cả các tỉnh ở Tây Nguyên đều có diện tích sắn trồng vượt quy hoạch rất cao. Ở tỉnh Ðác Lắc năm 2010 chỉ có 27.500 ha sắn, đến đầu năm 2014, lên đến 35.000 ha, trong khi quy hoạch chỉ có 15.000 ha. Tỉnh Kon Tum: Năm 2013, quy hoạch cho cây sắn là 28.000 ha, trong khi đó con số thực tế lên đến 34.000 ha. Tính riêng 4 tháng đầu năm 2014, nông dân Kon Tum đã trồng được 29.000 ha sắn. Trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua các huyện của tỉnh Kon Tum như Kon Rẫy đi Kon Plong hay Sa Thầy sang Ngọc H

Việt Nam khẳng định chưa nhập táo Mỹ nhiễm khuẩn

Việt Nam khẳng định chưa nhập táo Mỹ nhiễm khuẩn Mỹ cho biết tất cả người bị ngộ độc sau ăn táo đều sử dụng sản phẩm táo bọc caramel. VN chưa cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho táo phủ caramel vào VN. Phía Mỹ cho biết tất cả 32 người bị ngộ độc sau ăn táo đều sử dụng sản phẩm táo bọc caramel Ngày 22-1, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Hoàng Trung đã có cuộc làm việc với Đại sứ quán Mỹ tại VN xung quanh vụ táo Mỹ nhiễm khuẩn.  Theo Đại sứ quán Mỹ, hiện có thông tin táo ở 11 bang của Mỹ nhiễm khuẩn, nhưng phía Mỹ khẳng định chỉ có bang Washington DC và nhà cung cấp Birdart Bros trụ sở ở Califorrnia là có táo nhiễm khuẩn. Theo ông Trung, VN chưa nhập táo của Birdart Bros như cảnh báo của Mạng Cảnh báo an toàn thực phẩm toàn cầu. Theo thống kê của Cụ

Làm Giàu Từ Rau Má

Làm Giàu Từ Rau Má Cây rau má mỗi tháng cho thu hoạch một lần, năng suất trung bình 0,8 - 1 tấn/công đất/tháng; trường hợp trồng mới thì sau 50 ngày sẽ thu hoạch lứa đầu tiên. Ông Nguyễn Văn Mười thu hoạch rau má 20 năm gắn bó với nghề trồng rau má, nhờ kiên trì bám trụ, chịu khó tìm tòi, học hỏi kỹ thuật chăm sóc…, gia đình ông Nguyễn Văn Mười (ấp Thân Đức, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, Tiền Giang) đã trở nên giàu có. Có tiền, ông mua đất mở rộng diện tích canh tác, xây dựng nhà cửa khang trang, nuôi dạy con cái học hành đến nơi, đến chốn… Ông Mười cho biết, cuộc sống gia đình trước đây rất khó khăn. Nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào đồng lương giáo viên ít ỏi của vợ và 1,5 công đất ruộng. Để có thêm thu nhập, vợ chồng ông phải sang xã Khánh Hậu (TX Tân An, tỉnh Long An) thuê đất trồng lúa. Đến năm 1995, nhận thấy nghề trồng rau má ở xã Thân Cửu Nghĩa bắt đầu phát triển, ông quyết định sử dụng hết 1,5 công đất lúa lên liếp để trồ

Chủ động phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi

Chủ động phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi   Trung tâm Y tế huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) thường xuyên tổ chức các hoạt động phun thuốc khử trùng, vệ sinh môi trường phòng ngừa dịch, bệnh. Ảnh: LÊ THIẾT   Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư cho biết: Do ảnh hưởng của không khí lạnh, cho nên vùng biển từ Bình Ðịnh đến Ninh Thuận và khu vực giữa Biển Ðông có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Sóng biển cao từ 2 đến 3 m, có lúc hơn 3 m. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2. Khu vực Bắc Biển Ðông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực phía tây quần đảo Trường Sa có gió Ðông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Sóng biển cao từ 2 đến 4 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2. * Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo: Thời tiết hiện nay phù hợp ch

Những loại sâu bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 19-26/1)

Những loại sâu bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 19-26/1) Tại các tỉnh phía Bắc, rầy các loại, châu chấu... phát sinh nhẹ trên mạ, chuột gây hại nặng cục bộ tại các vùng ven làng, gò bãi, vùng chưa tổ chức phòng trừ.   Châu chấu gây hại cho cây bắp 1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc: Rầy các loại, châu chấu... phát sinh nhẹ trên mạ, chuột gây hại nặng cục bộ tại các vùng ven làng, gò bãi, vùng chưa tổ chức phòng trừ. Tập trung phòng chống chuột; chăm sóc và chống rét cho mạ, lúa đã gieo, cấy. b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu keo, bọ trĩ, ruồi đục nõn, chuột, ốc bươu vàng phát sinh, gây hại cục bộ trên lúa ĐX sớm giai đoạn mạ, đẻ nhánh. c) Các tỉnh Nam bộ: - Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 1 - 2, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ, trung bình, cục bộ một số nơi có mật số cao tập trung ở giai đoạn đòng trỗ. Các tỉnh cần theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm và phòng trị kịp thời khi rầy cám nở rộ tập trung tuổi 2 - 3. - Thời tiết và trà

Tưng bừng ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi

Tưng bừng ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi “Ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi” do UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn (An Giang) tổ chức hàng năm không chỉ giúp nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm (lúa-gạo mùa nổi) mà còn mở ra cơ hội cho nông dân làm du lịch.   Marketing theo cách nông dân “Ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi” thật sự là một cách “marketing” (tiếp thị) đậm chất nông dân. Chẳng hạn như: Tham quan cắt lúa, đập lúa bằng tay, thưởng thức đờn ca tài tử “cây nhà lá vườn…” – lão nông Tư Tùng hồ hởi nói.     Người dân xã Vĩnh Phước (huyện Tri Tôn) thu hoạch lúa trong ngày hội.     Anh Nguyễn Văn Lâm đến từ Kiên Giang nhận xét: “Từ hình thức đến nội dung của ngày hội đều mộc mạc, chân quê; chẳng hạn như đi trẹt (một phương tiện đường thủy ở ĐBSCL) từ trung tâm xã vào nơi thu hoạch lúa; xem và nghe nông dân nói về việc trồng lúa và

Bộ Nông nghiệp quyết giữ quy định tỷ lệ mạ băng cá tra

Bộ Nông nghiệp quyết giữ quy định tỷ lệ mạ băng cá tra Trong khi doanh nghiệp phàn nàn quy định tỷ lệ mạ băng không vượt quá 10% là cứng nhắc, gây nhiều khó khăn, thì Bộ Nông nghiệp lại cho là cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu và ngăn ngừa gian lận thương mại. N ghị định 36/2014 của Chính phủ có hiệu lực đầu năm nay, quy định sản phẩm cá tra phi lê khi xuất khẩu phải có hàm lượng ẩm không vượt quá 83% và tỷ lệ mạ băng (lớp nước đóng băng trên bề mặt sản phẩm) không vượt quá 10%. Tuy nhiên, hai quy định này đã  vấp phải sự phản ứng của nhiều doanh nghiệp. Theo họ,  nếu áp đặt mức độ ẩm 83% sẽ phải bán giá cao, dẫn đến hạn chế người mua. Vì vậy, doanh nghiệp kiến nghị  nên quy định dán nhãn mạ băng để người tiêu dùng nhận biết chứ không nên áp đặt tỷ lệ 10% vì thị trường nhập khẩu không đòi hỏi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cho rằng Bộ N

Cà rốt mất giá, nông dân mất tết

Cà rốt mất giá, nông dân mất tết Đang vào vụ thu hoạch, song do giá cà rốt giảm sâu nên nông dân không đoái hoài gì, khiến hàng trăm ha cây trồng này ở huyện Gia Bình (Bắc Ninh) bị bỏ mặc ngoài ruộng. “Mang về cho bò, lợn ăn thôi” Trái ngược hẳn với năm 2013, vụ thu hoạch năm nay trên cánh đồng trồng cà rốt của xã Cao Đức, huyện Gia Bình vẫn vắng ngắt, thi thoảng mới có bóng nông dân phóng xe máy đảo qua thăm ruộng. Vừa nhổ kiểm tra cà rốt, thấy chúng tôi đến bắt chuyện, anh Nguyễn Văn Kiên (thôn Trại Than) buồn rầu bảo: Năm nay thời tiết thất thường, mưa nhiều, dù gia đình đã chăm bón tốt, song, cà rốt vẫn kém củ, sản lượng đạt hơn 1 tấn/sào - bằng một nửa các năm trước. Đã thế các tư thương còn ép giá xuống thấp khiến nông dân chúng tôi buồn chả muốn nhổ bán nữa”. Lo ngại giá giảm sâu thêm, một số hộ dân ở xã Vạn Ninh, huyện Gia Bình đã

Hướng dẫn trồng cây trong chậu tại nhà

Hướng dẫn trồng cây trong chậu tại nhà Khi trồng cây trong chậu cần lưu ý đừng cho quá nhiều đất và ém chặt, vì như thế khi tưới nước cây không hấp thụ được mà còn làm nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí.   Theo kỹ sư cảnh quan Trần Triệu Vỹ, trồng cây trong chậu hay thùng gỗ, thùng xốp là giải pháp tiện lợi nhất cho những gia đình thích trồng cây nhưng bị hạn chế về không gian. Ông Vỹ hướng dẫn các bước trồng và chăm sóc cây trong chậu như sau:   1. Chuẩn bị đất và trồng cây Trước tiên cần làm ướt đất và trộn đều trước khi trồng. Bạn có thể tự pha trộn đất trồng với rơm, cỏ khô, phân bón, cho tất cả vào một thùng gỗ hoặc xe kút kít rồi trộn đều. Nếu mua túi đất hữu cơ bán sẵn ngoài cửa hàng, bạn chỉ cần thêm nước vào và trộn đều ngay trong túi trước khi đổ vào chậu.   Nên trộn đất thật kỹ trước khi trồng cây. Ảnh: Chauhoa. Sau khi bố trí vị trí cây trong chậu theo