Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2014

10 sự kiện nông nghiệp nổi bật 2014

10 sự kiện nông nghiệp nổi bật 2014 Nhìn lại năm 2014, sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đã đạt nhiều kết quả lớn, qua đó ngành nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế nước ta. NTNN điểm lại 10 sự kiện nông nghiệp nổi bật trong năm qua.   1. Triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp: Năm 2014, ngành nông nghiệp cùng các địa phương cả nước bắt đầu triển khai thực hiện Quyết định 899 ngày 10.6.2013 về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mục tiêu của đề án là duy trì tốc độ tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp đạt 3,5-4% trong giai đoạn 2015-2020, gia tăng năng suất, chất lượng nông, lâm, thủy sản; tăng thu nhập bền vững cho người nông dân. Đã có 45/63 tỉnh, thành cả nước xây dựng và triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp.   Xuất khẩu nông lâm thủy sản lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 30 tỷ USD.    2. Xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp lần đầu đạt gần 3

TPHCM hợp tác với các tỉnh làm nông nghiệp công nghệ cao

TPHCM hợp tác với các tỉnh làm nông nghiệp công nghệ cao Ông Đinh Minh Hiệp (trái), Trưởng ban AHTP, trao đổi Bản thỏa thuận hợp tác với đại diện của một địa phương sau khi ký kết - Ảnh: Hùng Lê Ngày hôm nay (29-12), Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM (AHTP) và ngành nông nghiệp các tỉnh Phú Yên, An Giang và Vĩnh Long đã ký kết thỏa thuận hợp tác thu hút đầu tư công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp tại các địa phương này. Cụ thể, AHTP đã ký hợp tác với Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, Trung tâm công nghệ sinh học An Giang và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Theo thỏa thuận, AHTP sẽ hợp tác với ba đơn vị trên trong hoạt động xúc tiến đầu tư, mời gọi các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao ở các tỉnh. AHTP cũng sẽ cùng với ba đơn vị nói trên triển khai, vận hành chuỗi cung ứng đối với một số loại nông, thủy sản mà

Đào nở sớm, dân bán vội vài chục nghìn một cành chơi Tết... dương lịch

Đào nở sớm, dân bán vội vài chục nghìn một cành chơi Tết... dương lịch Thời tiết bất lợi, nhiều người trồng đào ở Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) phải cho hoa nở sớm để bán dịp noel và Tết dương lịch vì lo hoa sẽ không nở đúng Tết âm. Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Âm lịch nhưng cánh đồng hoa đào ở Nhật Tân, đào đã bắt đầu đâm nụ, trổ hoa thành từng vạt đỏ tươi. Người trồng đào cho hay , thời tiết năm nay bất lợi để đào ra hoa đúng dịp Tết Âm lịch. Rất nhiều cây rụng lá vì sương muối nên ra hoa sớm. Ở Nhật Tân, nhiều vườn đào đã bắt đầu nở hoa đỏ tươi   Anh Chu Đức Nguyên (45 tuổi, Nhật Tân, HN) có kinh nghiệm trồng đào gần 20 năm cũng phải lắc đầu ngao ngán. Anh Nguyên chia sẻ: “Không ai muốn để đào ra hoa sớm vì hoa sớm xấu, giá rẻ và khó bán. Một cành đào bán dịp Tết dương cao lắm thì được 100-150 ngàn, thường chỉ bán được vài chục. Giá như thế không đủ tiền phân bón, công chăm sóc trong suốt 1 năm”.   Trong

10 mặt hàng nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD

10 mặt hàng nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD Mặt hàng rau quả Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước trên thế giới. (Ảnh: Kim Phương/TTXVN) Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát trển Nông thôn, năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của toàn ngành nông nghiệp đạt 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013. Trong số đó, có đến 10 mặt hàng đóng góp kim ngạch xuất khẩu vượt ngưỡng trên 1 tỷ USD gồm: gạo, càphê, tôm, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, cá tra, lâm sản. Đặc biệt, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như rau quả tăng 34,9%, hồ tiêu tăng 34,1%, càphê tăng 32,2%, hạt điều tăng 21,1%, thủy sản tăng 18%, lâm sản và đồ gỗ tăng 12,7%, gạo tăng 5,3% (không kể tiểu ngạch). Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau: 1. Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 12 đạt 655 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu năm 2014 đạt 6,21 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm

Năm 2014: Ngành nông nghiệp được mùa, được giá

Năm 2014: Ngành nông nghiệp được mùa, được giá Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,6%, tốc độ tăng GDP ngành đạt 3,3%, vượt mục tiêu Chính phủ đề ra (là 3,27%) và cao hơn nhiều so với năm 2013... Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Năm 2014, ngành NN&PTNT đã đạt được kết quả khá toàn diện. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được tập trung triển khai thực hiện và đã có tác động tích cực. Sản xuất tăng trưởng với tốc độ cao hơn. Chương trình xây dựng nông thôn mới được người dân hưởng ứng tích cực và đã đạt được nhiều kết quả. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tiếp tục quan tâm đầu tư. Chính sách phát triển thủy sản, kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia được chú trọng. Hầu hết các lĩnh vực hoạt động khác của ngành đều có sự chuyển biến tích cực, tiếp tục nâng cao đời sống của dân cư nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái chung

Bộ Nông nghiệp đề nghị Lâm Đồng hoãn nuôi tằm lai nhện

Bộ Nông nghiệp đề nghị Lâm Đồng hoãn nuôi tằm lai nhện Bộ Nông nghiệp vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng tạm thời chưa triển khai dự án nuôi tằm biến đổi gene cho đến khi Việt Nam có khung pháp lý ở lĩnh vực này. (Tằm lai nhện) Văn bản do Thứ trưởng Vũ Văn Tám ký, nêu rõ quản lý động vật và vi sinh vật biến đổi gene là lĩnh vực mới trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với động vật  biến đổi gene, hiện rất ít quốc gia áp dụng cho việc khảo nghiệm đánh giá ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học, phần lớn là do khó quản lý rủi ro. Cạnh đó, Việt Nam chưa có khung pháp lý và không đủ năng lực quản lý với lĩnh vực mới trên. Vì vậy, Bộ đề nghị Lâm Đồng tạm thời chưa thực hiện dự án nuôi tằm biến đổi gene, còn gọi là tằm lai nhện cho đến khi có khung pháp lý cho lĩnh vực này. Trước đó, Bộ Nông nghiệp đã nhận được công văn của UBND tỉnh Lâm Đồng vào ngày 17/11 về việc kết hợp với một tập đoàn của Mỹ để triển khai dự án nuôi

Giảm lãi suất cho vay loạt dự án nông nghiệp thí điểm

Giảm lãi suất cho vay loạt dự án nông nghiệp thí điểm Ngân hàng Nhà nước hạ mức lãi suất cho vay tối đa đối với các dự án phát triển nông nghiệp từ 1/1/2015... Đến tháng 11/2014 đã có 27 doanh nghiệp với 30 dự án tại 22 tỉnh, thành phố được tham gia chương trình thí điểm này, với tổng vốn cam kết từ các ngân hàng lên tới hơn 4.600 tỷ đồng.   Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có Quyết định số 2662, điều chỉnh lãi suất cho vay các dự án thuộc chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 14 của Chính phủ. Theo đó, mức lãi suất cho vay tối đa đối với các dự án vay thuộc chương trình trên được giảm: cho vay ngắn hạn tối đa từ 7%/năm xuống còn 6,5%/năm; cho vay trung hạn tối đa từ 10%/năm xuống còn 9,5%/năm; cho vay dài hạn tối đa từ 10,5%/năm xuống còn 10/%/năm. Đối với những mô hình liên kết theo chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ có thời gian vay trên 12 tháng (nhưng không quá 18 tháng), mỗi khâu

Trồng bưởi sạch cho thu nhập gấp 10 lần trồng lúa

Trồng bưởi sạch cho thu nhập gấp 10 lần trồng lúa Sau bao năm xây dựng, hiện cây bưởi Sóc Sơn đã được ngành chức năng cấp chứng nhận thương hiệu “Bưởi sạch Sóc Sơn”. Điều này không chỉ góp phần tăng thêm giá trị kinh tế cho những hộ trồng bưởi, mà thị trường tiêu thụ cũng được phủ rộng khắp cả nước. Bà Nguyễn Thị Mười (thôn Thụy Hương, xã Phú Cường) cho biết, năm nay gia đình bà có khoảng 4.500 quả bưởi Diễn và hầu hết đã được khách đặt mua.   Tìm “tên” cho bưởi Sóc Sơn là huyện ngoại thành của Hà Nội, có diện tích lớn, địa hình chủ yếu là gò, đồi thấp nên rất thích hợp cho việc phát triển cây ăn quả lâu năm. Khoảng hơn chục năm trước, cây bưởi Diễn đã được người dân nơi đây trồng khá phổ biến. Đặc biệt là những năm gần đây, khi Nhà nước thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì bưởi Diễn đã trở thành cây trồng được ưu tiên số 1 ở vùng đồi gò này. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Long Hưng – Chủ tịch

Khơi thông những “điểm nghẽn” trong bảo hiểm nông nghiệp

Khơi thông những “điểm nghẽn” trong bảo hiểm nông nghiệp Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN phát) Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh, trong đó, bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là những người nông dân, hiện chiếm trên 70% dân số. Điều đáng nói là trong bối cảnh khó khăn đó, nông dân dường như đang phải “đơn thương, độc mã” trong cuộc chiến không cân sức với “ông trời” khi các hoạt động bảo hiểm nông nghiệp vẫn ách tắc trong việc triển khai trên diện rộng. Tìm hiểu nguyên nhân và lời giải cho hoạt động bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Tăng Minh Lộc - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. -Thưa ông, ông có thể đánh giá tổng quan về thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam và theo ông điểm nghẽn của bảo hiểm nông nghiệp hiện nay là gì? Ông Tăng Minh Lộc: Vừa qua chúng ta đã triển khai 3 năm thí điểm bả

Khử trùng an toàn cho đất nông nghiệp

Khử trùng an toàn cho đất nông nghiệp Từ ngày 1/1/2015, vùng nông nghiệp Lâm Đồng phải loại trừ hoàn toàn thuốc Methyl Bromide xông hơi, khử trùng trong sản xuất các loại rau, hoa… theo cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện Nghị định thư Montreal của Liên Hợp quốc về chống suy giảm tầng ôzôn. Theo Chi cục BVTV Lâm Đồng, vùng nông nghiệp tỉnh hiện đang canh tác đa dạng các chủng loại rau, hoa. Tuy nhiên, ­diễn biến dịch hại ngày càng phức tạp, trong đó xuất hiện nhiều loại bệnh hại rất khó lường như tuyến trùng, nấm Fusarium sp.... Thời gian dài, các loại cây trồng chủ lực như hoa cát tường, cẩm chướng, đồng tiền, cúc, dâu tây, rau thuộc họ thập tự… thường xuyên nhiễm các loại bệnh như sưng rễ, thối rễ, héo rũ..., dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng không nhỏ. Để trừ diệt những mầm bệnh “kinh niên” này, nông dân Lâm Đồng đã tìm đến thuốc Methyl Bromide dùng để xông hơi, khử trùng cho đất trước khi xuống giống gieo trồng các loại rau,

Kết nối thương mại nông nghiệp để thu hút đầu tư

Kết nối thương mại nông nghiệp để thu hút đầu tư Nhiệm vụ trọng tâm của nông nghiệp trong thời gian tới là cần phải mở rộng thị trường thương mại cho sản phẩm nông nghiệp. Ảnh minh họa Các sản phẩm nông nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế thì mới khuyến khích được mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp. Xuất phát từ thực tế trên, Chính phủ Đan Mạch đã tài trợ thực hiện dự án “Nghiên cứu và xúc tiến kết nối thương mại trong lĩnh vực nông sản, thủy sản và sản phẩm gia cầm”. Dự án nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho một hợp phần quan trọng trong tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp. Hôm nay (16/12), Bộ NN&PTNT và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo về kết quả “Dự án nghiên cứu và xúc tiến kết nối thương mại trong lĩnh vực nông sản thủy sản và các sản phẩm gia cầm”. Dự án tập trung vào 4 đối tượng để nghiên cứu điểm là chè, khoai tây, cá tra và gia cầm. Thông qua các

Vườn bưởi thu lãi 10 tỷ đồng mỗi năm

Vườn bưởi thu lãi 10 tỷ đồng mỗi năm Bình Dương: Lão nông Sáu Xê và vườn bưởi thu lãi 10 tỷ đồng mỗi năm Với 12ha trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, trang trại của ông Sáu Xê đạt khoảng 500 tấn quả/năm. Với giá bán trung bình khoảng 50.000 đồng/kg, doanh thu hàng năm của gia đình ông đạt gần 14 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, ông còn lãi gần 10 tỷ đồng. “Với việc sử dụng hệ thống tưới phun tự động, chỉ cần một vài thao tác nhẹ nhàng là có thể tưới cho cả một diện tích hàng chục ha bất kể là ngày hay đêm và có thể điều chỉnh mức độ tưới theo ý muốn”. Đó là chia sẻ của ông Lê Văn Xê (Sáu Xê) - Chủ Trang trại Phương Uyên, xã Hiếu Liêm huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương về hệ thống tưới tự động– chìa khóa giúp ông thành công lớn với cây bưởi da xanh. Ông Xê là 1 trong số 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2014, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vình chọn, tôn vinh vào tháng 10 vừa qua.   Những ngày đầu khó khăn Tôi biết lão

Lĩnh vực nông nghiệp thu hút doanh nghiệp ngoại

Lĩnh vực nông nghiệp thu hút doanh nghiệp ngoại Tiềm năng từ lĩnh vực nông nghiệp của nước ta đang nhận sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có làn sóng đầu tư rất mạnh của các doanh nghiệp nước ngoài vào nông nghiệp Việt Nam Ảnh minh họa. Những tín hiệu vui Vừa qua, hàng loạt đoàn doanh nghiệp (DN) ở nhiều địa phương của Nhật Bản, Hàn Quốc đã sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Những tín hiệu này cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài đang quan tâm đến việc đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam. Hội Nông dân tỉnh An Giang đã hợp tác với Công ty TNHH Angimex - Kikotu (Nhật Bản) triển khai dự án "Liên kết sản xuất lúa Nhật”. Nông dân tham gia dự án sẽ được DN Nhật bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao và nhiều chế độ đãi ngộ khác. Hiện với diện tích mở rộng hơn 4.000 ha, mô hình trên đã thu hút hàng trăm nông hộ ở các huyện Châu Thành, Châu Phú... tham gia. Th