Xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp
Với
lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, những năm qua, tỉnh
Gia Lai tập trung phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như
cà-phê, cao-su, hồ tiêu, điều... Ðến nay, toàn tỉnh đã có 78.000 ha
cà-phê, với sản lượng 187.500 tấn cà-phê nhân; 105.000 ha cao-su cho sản
lượng 90.000 tấn mủ khô; 11.245 ha tiêu, sản lượng 32.500 tấn và 17.800
ha điều, sản lượng 44.500 tấn.
|
Mặc dù
diện tích và sản lượng khai thác cây công nghiệp của tỉnh liên tục
tăng, nhưng đời sống phần đông người dân vẫn chưa được cải thiện mà
nguyên nhân một phần do phát triển cây trồng thiếu bền vững, tình trạng
"chặt trồng, trồng chặt" luôn diễn ra.
Ðể cây công nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên đất Tây Nguyên... theo tôi trước hết, các ngành chức năng cần nghiên cứu, khảo sát và xác định các vùng chuyên canh phù hợp các loại cây trồng chủ lực của tỉnh để có quy hoạch vùng cụ thể, đồng thời quan tâm việc đầu tư ứng dụng công nghệ cao như công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ chế biến sâu sau thu hoạch, và xây dựng các nhà máy chế biến gắn liền với vùng nguyên liệu, hạn chế việc xuất khẩu hàng nông sản thô như hiện nay.
Hai là, có định hướng cho người dân để tránh tình trạng đầu tư sản xuất tự phát dẫn đến mất cân đối cơ cấu cây trồng. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho các hiệp hội ngành nghề, nhất là Hội Kinh doanh nông sản xuất khẩu trong việc tìm kiếm thị trường, cũng như xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Ðồng thời có chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ đối với các mặt hàng nông sản thu hoạch có tính mùa vụ như: cà-phê, cao-su, nhằm giữ ổn định giá cả trong mùa thu hoạch, tránh tình trạng bị tư thương ép giá, gây thiệt hại cho nông dân.
Ba là, các ngành, các cấp cần đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ nông dân; quan tâm mở rộng các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo.
Ðể cây công nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên đất Tây Nguyên... theo tôi trước hết, các ngành chức năng cần nghiên cứu, khảo sát và xác định các vùng chuyên canh phù hợp các loại cây trồng chủ lực của tỉnh để có quy hoạch vùng cụ thể, đồng thời quan tâm việc đầu tư ứng dụng công nghệ cao như công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ chế biến sâu sau thu hoạch, và xây dựng các nhà máy chế biến gắn liền với vùng nguyên liệu, hạn chế việc xuất khẩu hàng nông sản thô như hiện nay.
Hai là, có định hướng cho người dân để tránh tình trạng đầu tư sản xuất tự phát dẫn đến mất cân đối cơ cấu cây trồng. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho các hiệp hội ngành nghề, nhất là Hội Kinh doanh nông sản xuất khẩu trong việc tìm kiếm thị trường, cũng như xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Ðồng thời có chính sách hỗ trợ thu mua tạm trữ đối với các mặt hàng nông sản thu hoạch có tính mùa vụ như: cà-phê, cao-su, nhằm giữ ổn định giá cả trong mùa thu hoạch, tránh tình trạng bị tư thương ép giá, gây thiệt hại cho nông dân.
Ba là, các ngành, các cấp cần đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ nông dân; quan tâm mở rộng các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo.