Nông nghiệp Việt quá ỉ lại vào thị trường Trung Quốc
Việt Nam là một nước nông nghiệp từ ngàn năm nay song đến giờ nông sản Việt vẫn được tiêu thụ kiểu tự tiêu, cũng với đó là sự nửa vời trong quản lý chất lượng cũng như quy hoạch chế biến nông sản. Vậy nên, chẳng hề khó hiểu khi nông dân lại hồ hởi với thị trường Trung Quốc khi thương lái nước này sang tận nơi bao hàng, thu gom với giá cao.
Chủ
tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam, ông Đinh Văn Hương cho rằng một trong
những nguyên nhân khiến cho nông sản Việt Nam thiếu sức cạnh tranh khi
muốn vươn ra các thị trường khác là do chính sách biên mậu với Trung
Quốc dễ dãi nên đã tạo ra sự thiếu công bằng đối với các doanh nghiệp
Việt Nam làm ăn chân chính.
Thêm
vào đó, thương nhân Trung Quốc đã làm “hư” nông dân và thương lái Việt
khi tập cho họ cách làm ăn cẩu thả, gian dối khiến chất lượng nông sản
thấp mà lại còn sử dụng nhiều hóa chất độc hại. Khi Trung Quốc ngừng thu
mua thì nông sản đó cũng không thể bán vào thị trường khác. Ngoài ra,
chính sách dễ dãi cũng khiến cho các sản phẩm nông sản độc hại có giá
thành thấp từ Trung Quốc “thản nhiên” nhập khẩu vào thị trường trong
nước khiến nhiều nông sản Việt lao đao vì không cạnh tranh nổi về giá
hay mẫu mã với hàng Trung Quốc.
Trung Quốc thu mua nông sản Việt không khó tính về chất lượng, thủ tục lại nhanh gọn đã khiến cho nông dân cùng thương lái Việt chuộng xuất khẩu hàng sang thị trường này và không chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Thế nên chỉ cần Trung Quốc ngừng thu mua, ép giá là hàng loạt xe nông sản Việt như trường hợp dưa hấu, thanh long trước đó bị ùn ứ ở cửa khẩu, thậm chí phải bỏ đi do bị hư thối. Những nông sản này cũng không thể xuất khẩu sang những thị trường giàu tiềm năng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…vì chất lượng không đồng đều, mẫu mã kém, không đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu quốc tế.
Trung Quốc thu mua nông sản Việt không khó tính về chất lượng, thủ tục lại nhanh gọn đã khiến cho nông dân cùng thương lái Việt chuộng xuất khẩu hàng sang thị trường này và không chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Thế nên chỉ cần Trung Quốc ngừng thu mua, ép giá là hàng loạt xe nông sản Việt như trường hợp dưa hấu, thanh long trước đó bị ùn ứ ở cửa khẩu, thậm chí phải bỏ đi do bị hư thối. Những nông sản này cũng không thể xuất khẩu sang những thị trường giàu tiềm năng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…vì chất lượng không đồng đều, mẫu mã kém, không đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu quốc tế.
Thêm
vào đó, khâu quảng cáo, tiếp thị vẫn còn yếu kém khiến nhiều loại hoa
quả đặc sản của Việt Nam vẫn chưa được nhiều nước biết đến chi phí vận
chuyển cao làm giá cao, khó cạnh tranh với sản phẩm các nước khác…khiến
nông sản Việt khó tiếp cận được các thị trường trên. Chẳng hạn như quả
vải, nhiều khách hàng ở châu Âu chưa hề biết loại quả này, các nước lân
cận như Singapore, Malaysia đều bán vải của Trung Quốc vì giá thành rẻ.
Trước
những bất cập này, Hiệp hội rau quả Việt Nam đưa ra đề xuất các doanh
nghiệp cần phải áp dụng kỹ thuật công nghệ cao trong chế biến nông sản
để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế đồng
thời cần đẩy mạnh marketing cho nông sản Việt.
Về phía Chính phủ, Hiệp hội đề nghị cần có hành lang pháp lý phù hợp với quốc tế, cần xem xét lại chính sách biên mậu với Trung Quốc để có thể kiểm soát chạt chẽ chất lượng nông sản nhập khẩu đồng thời có chính sách hỗ trợ nông dân để hướng họ vào nền nông nghiệp sạch, an toàn.
Về phía Chính phủ, Hiệp hội đề nghị cần có hành lang pháp lý phù hợp với quốc tế, cần xem xét lại chính sách biên mậu với Trung Quốc để có thể kiểm soát chạt chẽ chất lượng nông sản nhập khẩu đồng thời có chính sách hỗ trợ nông dân để hướng họ vào nền nông nghiệp sạch, an toàn.
Theo Sống Mới