Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2014

Bệnh viện cây trồng

Bệnh viện cây trồng Trong chăn nuôi, vật nuôi đã được phòng bệnh để sống khỏe mạnh, cho chất lượng thịt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong trồng trọt, cây trồng cũng cần được chăm sóc như thế, giảm trị bệnh bằng thuốc bảo vệ thực vật, để giúp cây trồng tốt tươi, cho sản phẩm an toàn. “Bệnh viện cây trồng” ra đời từ đó, chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe cây trồng, theo xu hướng hiện đại của thế giới. Bác sỹ cây trồng khám bệnh cho cây. Ảnh: Ngọc Huyền   Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Trung tâm Sinh học Nông nghiệp quốc tế đã thiết lập được 20 bệnh viện cây trồng ở 4 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Bệnh viện là một địa điểm để người dân mang mẫu vật tới, nhờ bác sĩ cây trồng khám bệnh, kê đơn thuốc chữa trị và tư vấn cách phòng trừ hiệu quả. Rất nhiều nông dân đã đưa cây trồng đến bệnh viện để được các bác sỹ cây trồng khám bệnh, điều trị. TS Nguyễn Thị Ngọc Trúc ở Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết,

Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả sản xuất giống lúa MĐ1

Hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả sản xuất giống lúa MĐ1 Ngày 29/5, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả sản xuất lúa giống MĐ1 trong vụ xuân năm 2014. Nhằm bổ sung những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao vào bộ giống chủ lực của tỉnh, trong vụ xuân năm nay, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm Giống cây trồng tỉnh phối hợp tổ chức sản xuất giống lúa MĐ1 tại Trại sản xuất giống cây trồng Lạc Sơn (thuộc Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Hoà Bình). Đây là giống lúa thuần do nông dân BUCAP thôn Mớ Đá (Hạ Bì, Kim Bôi) lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai Ré Thanh x CR203, cơ quan tác giả là Chi cục BVTV tỉnh Hoà Bình. Giống được Bộ NN&PTNT công nhận cho sản xuất thử từ năm 2009, đến năm 2012 được công nhận là giống chính thức.   Các đại biểu khảo sát thực tế tại ruộng sản xuất lúa giống MĐ1 của Trại sản xuất giống cây trồng Lạc Sơn Kết quả thực hiện mô hình sản xuất lúa giống MĐ1 trong vụ xuân năm nay cho thấy

15 công nghệ nông nghiệp của tương lai

TÂY ĐÔ - 15 công nghệ nông nghiệp của tương lai Policy Horizons Canada phối hợp với nhà phân tích Michell Zappa của tổ chức Envisioning đã xuất bản một báo cáo có tựa đề: "Các công nghệ mới và biểu đồ thông tin đi kèm", trong đó liệt kê các công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, vật liệu và nano, sức khỏe, truyền thông và số hóa. VnReview xin trích một phần báo cáo này thuộc phạm vi các công nghệ nông nghiệp của tương lai: Các công nghệ nông nghiệp được chia làm 4 nhóm chính: cảm biến, thực phẩm, tự động và kỹ thuật. Trong đó, công nghệ cảm biến cho phép nhà nông chuẩn đoán và theo dõi mùa màng theo thời gian thực, hỗ trợ chăn nuôi và máy móc nông nghiệp. Công nghệ thực phẩm sẽ mang lại những thành tựu về gene cũng như khả năng tạo ra thịt từ phòng thí nghiệm. Công nghệ tự động trong nông nghiệp sẽ được thực hiện bởi các robot kích thước lớn hoặc robot siêu nhỏ để giám sát quá trình gieo trồng. Còn công nghệ kỹ thuật

Việt-Hàn ký thỏa thuận phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp

Việt-Hàn ký thỏa thuận phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp Ngày 27/5, tại Ninh Thuận đã diễn ra lễ ký ghi nhớ (MOU) giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Tập đoàn Cheiljedan (CJ - Tập đoàn thành công ở lĩnh vực thực phẩm, phân phối của Hàn Quốc) và Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thực hiện Dự án xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tại Ninh Thuận. Phát biểu tại buổi ký thỏa thuận, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định dự án này là mô hình hợp tác đối tác công-tư mới giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đảm bảo có thu nhập, đời sống ổn định và sẽ nhân rộng ra các địa phương khác. Dự án được thực hiện trong ba năm (từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2017) tại thôn Tầm Ngân 2, xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn với kinh phí 1,7 triệu USD do KOICA và CJ tài trợ. Các đơn vị tham gia dự án gồm Bộ Nông nghiệp và Phát

Hàng trăm tấn hành tây Đà Lạt phải đổ bỏ

TÂY ĐÔ - Hàng trăm tấn hành tây Đà Lạt phải đổ bỏ Nhiều kho hành tây hàng chục tấn của nhà vườn Đà Lạt đã bốc mùi hôi thối, trong khi sức tiêu thụ và giá bán sụt giảm.  Nhà vườn trồng hành tây Đà Lạt đang buồn rầu vì năm nay thị trường tiêu thụ rất yếu, thời tiết không thuận lợi khiến hành tây thu hoạch bị hư hỏng cao. Nửa cuối tháng 3 đến giữa tháng 4 là cao điểm thu hoạch hành tây. Nhưng năm nay vào thời điểm đó Đà Lạt đổ mưa liên tục 25 ngày, làm cho củ hành khi thu hoạch bị ướt. Số hành cất vào kho để chờ bán dần đã bị thối rất nhanh do ẩm ướt. Chủ nhiều kho hành tây hàng chục tấn phải thuê người hốt đổ bỏ với số lượg lớn, số chưa bị thối thì phần nhiều đã ra rễ trắng. Theo các thương lái, việc bán hành hiện tại không đơn giản vì thị trường đang tràn ngập hành tây Trung Quốc với mẫu mã rất bắt mắt. Hành tây Đà Lạt thu hoạch gặp trời mưa, vỏ có màu đen bầm xấu hơn hành tây Trung Quốc n

Ðổi mới tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

TÂY ĐÔ - Ðổi mới tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 9.600 hợp tác xã (HTX), trong đó 8.866 HTX trồng trọt và chăn nuôi; 142 HTX lâm nghiệp; 480 HTX thủy sản, 35 HTX diêm nghiệp và hơn 136 nghìn tổ hợp tác gồm 3.600 là tổ, đội thủy sản đánh bắt xa bờ, 7.741 tổ thủy lợi và hơn 100 nghìn tổ hợp tác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp... (Ảnh minh hoạ)   Các HTX, tổ hợp tác phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng, chiếm gần 39%; tiếp đến là miền trung chiếm 24% và đồng bằng sông Cửu Long 11,6%; còn lại là ở các vùng khác. Mặc dù số lượng HTX, tổ hợp tác nông nghiệp khá đông, và hằng năm vẫn có khoảng 11 nghìn đến 12 nghìn tổ hợp tác được thành lập mới, nhưng nhìn chung hoạt động chưa hiệu quả và thiếu bền vững, cho nên cũng có khoảng bảy đến tám nghìn tổ giải thể, hoặc tạm ngừng hoạt động. Các HTX còn tồ

Tạo hiệu quả kinh tế nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng

TÂY ĐÔ - Tạo hiệu quả kinh tế nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng Nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ cây truyền thống sang canh tác cây có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, anh Võ Minh Tuấn ở thị trấn Hai Riêng (Sông Hinh) đã từng bước nâng cao đời sống gia đình, xứng đáng là nông dân sản xuất giỏi. Trồng cam mang lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Tuấn - Ảnh: M.DUYÊN   Anh Võ Minh Tuấn cho biết: Gia đình anh có hơn 2ha đất sản xuất, trước kia chỉ trồng sắn và mía, thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Từ khi chuyển sang trồng cam, bưởi, bơ…, gia đình anh mới bắt đầu tích lũy. Hiện tổng thu nhập của gia đình anh khoảng 300 triệu đến 400 triệu đồng/năm; trừ chi phí lãi khoảng 150 triệu đến 200 triệu đồng/năm; cao hơn gấp 3 lần so với trồng sắn, mía. Cây cam là cây trồng mang lại thu nhập cao cho gia đình anh Tuấn. Khi được hỏi về quá trình đưa cây cam về trồng trên vườn nhà, chị Nguyễn Thị Nhung (vợ anh Tuấn) chia sẻ: Năm 2

Nông dân đua tài nuôi bò lai

TÂY ĐÔ - Nông dân đua tài nuôi bò lai Khắp các thôn xóm, nẻo đường ở xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) hôm nay đông vui lạ thường. Hàng trăm người náo nức dắt bò, bê đổ về sân vận động của thôn Long Đại tham gia Hội thi “Nông dân chăn nuôi bò lai giỏi”. Hội thi vừa được Hội ND tỉnh tổ chức tại thôn Long Đại, xã Hiền Ninh. Mỗi chi hội lựa chọn 5 cặp bò mẹ và bê lai từ 10 tháng tuổi trở xuống tham gia hội thi. Sân chơi của người nuôi bò Ông Mai Văn Ngọc - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Bình, Trưởng ban Tổ chức hội thi cho biết: “Hội thi nhằm nâng cao nhận thức và đẩy mạnh phong trào chăn nuôi; chọn lựa được những con bò khỏe, đẹp về ngoại hình, thể chất, có sức đề kháng cao, khả năng chịu bệnh tật và khả năng sinh sản tốt; là dịp tuyên dương, khuyến khích người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đầu tư phát triển chăn nuôi bò sinh sản theo hướng Zêbu hóa. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tạo diễn đàn, sân chơi giao lưu trao đổi, học tập ki

Xây dựng mô hình liên kết năng động, sáng tạo trong nông nghiệp

Tây Đô - Xây dựng mô hình liên kết năng động, sáng tạo trong nông nghiệp Tại Thông báo 208/TB-VPCP , Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng: Năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam còn nhiều tiềm năng, doanh nghiệp nông nghiệp hoàn toàn có thể phát triển và làm giàu từ nông nghiệp, vấn đề đặt ra là phải có giải pháp tái cơ cấu và mô hình liên kết đúng, năng động và sáng tạo. Ảnh minh họa Tại Hội nghị sơ kết thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát động phong trào thi đua “Toàn ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá, việc tập trung đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp thời gian qua đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Nhận thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với chế biến, thị trường tiêu thụ, áp dụng tiến bộ khoa công nghệ, chất lượng, thương hiệu sản phẩm đã được nâng lên;

Tìm kế sách vực vốn FDI vào nông nghiệp

TÂY ĐÔ - Tìm kế sách vực vốn FDI vào nông nghiệp Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dù xuất khẩu nông sản tăng rất mạnh, song vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp sụt giảm rất đáng báo động. FDI nông nghiệp tụt dốc  Phát biểu tại Hội thảo lấy ý kiến tham vấn các chuyên gia về Dự thảo Đề án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI vào nông - lâm - ngư nghiệp diễn ra đầu tuần này, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, dù xuất khẩu nông sản tăng rất mạnh, song vốn FDI vào lĩnh vực này sụt giảm rất đáng báo động.       Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn   Nếu cách đây 15 năm, FDI vào nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 15% tổng vốn FDI của cả nước, thì hiện chỉ chiếm chưa đến 0,5%. Không chỉ vốn đầu tư ít, mà cơ cấu vốn FDI vào nông nghiệp cũ

Tăng cường tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam

TÂY ĐÔ - Tăng cường tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam Đó là mục đích của Hội thảo “Mô hình kinh doanh và giải pháp tái sử dụng chất thải nông nghiệp tại Việt Nam” ngày 22/5 tới.   Thách thức ... Với trên 19,3 tỷ kg chất thải từ khoảng 16,5 triệu con lợn mỗi năm, Việt Nam hiện phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong quản lý chất thải chăn nuôi. Có khoảng 55% trang trại nuôi lợn trên cả nước tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng, trong đó phần lớn các chất thải chăn nuôi không được sử dụng mà được thải ra môi trường xung quanh. Một số mô hình kinh doanh dựa trên việc tái sử dụng chất thải chăn nuôi đã được nghiên cứu và phát triển, nếu được áp dụng sẽ đem lại lợi ích cho nhiều đơn vị ở các quy mô khác nhau. Nếu những mô hình kinh doanh này được thông qua sẽ giúp các công ty, tổ chức và tư nhân tham gia vào lĩnh vực kinh doanh liên quan, các nhà phát triển công nghệ, cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Các doanh ng

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp

Tây Đô - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp Hội thảo lần này là dịp để các chuyên gia đề xuất một số biện pháp nhằm thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp. Hôm nay (19/5), tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tham vấn Dự thảo đề án thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông lâm ngư nghiệp. Trong khi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) vào Việt Nam tăng trưởng đều suốt hơn 20 năm qua, chủ yếu là các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ du lịch, công nghệ cao... tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp lại giảm dần.   Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp   Nếu như năm 2001, vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 8% tổng vốn FDI cả nước, 10 năm sau, con số này chỉ còn 1%, với khoảng 500 dự án còn hiệu lực. Không những ít, nguồn vốn phân bố cũng không đều, tập trung nhiều vào một số ngành chăn nuôi, chế biến thức ăn, trồng rừng, chế biến lâm s

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chuyển đổi được 87.000ha lúa sang cây trồng khác

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chuyển đổi được 87.000ha lúa sang cây trồng khác Ngày 17.5, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ NNPTNT đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, qua gần 1 năm triển khai thực hiện đề án, Bộ đã tiến hành rà soát quy hoạch, cơ cấu các loại cây trồng chủ lực và xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế của các địa phương và nhu cầu thị trường. Trước hết tập trung đối với cây lúa theo hướng giảm diện tích gieo trồng lúa ở những nơi không có lợi thế, hiệu quả sản xuất thấp sang trồng các loại cây màu, cây làm thức ăn chăn nuôi có hiệu quả cao hơn. Trong 6 tháng cuối năm 2013, đầu năm 2014, Bộ đã phối hợp với các địa phương, hướng dẫn nông dân chuyển đổi trên 87.000ha lúa sang trồng ngô, vừng, rau… Về lĩnh vực thủy sản: đến năm 2013, hàng thủy sản của Việt Na

Làm nông trên vùng đất hẹp

Làm nông trên vùng đất hẹp Nhằm chủ động ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, thanh niên ở 3 thành phố: Đà Nẵng, Cần Thơ và Quy Nhơn đã có sáng kiến “Thanh niên thích ứng với biến đổi khí hậu”. Rau màu phủ xanh cao ốc Nhận ra được tầm quan trọng của thanh niên trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), năm 2012, Tổ chức Thách thức để thay đổi phối hợp với TP.Đà Nẵng đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nhóm thanh niên nhằm ứng phó với BĐKH. Trong số 60 nhóm tham gia đóng góp sáng kiến vào công tác xây dựng khả năng thích ứng của cộng đồng tại khu vực đô thị, có 12 sáng kiến thanh niên của 3 thành phố đã được ban tổ chức dự án lựa chọn hỗ trợ phát triển với số tiền từ 500 - 5.000 USD. Qua 2 năm thực hiện, các nhóm đã nghiên cứu và triển khai vào thực tiễn những dự án của mình nhằm giúp cộng đồng trong khu vực mình thích ứng với khí hậu. Thanh niên TP.Đà Nẵng đang rất tích cực đưa ra các sáng kiến nhằm

Thí điểm cho vay mô hình liên kết trong nông nghiệp

Thí điểm cho vay mô hình liên kết trong nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước sẽ thí điểm chính sách cho vay để phát triển các mô hình liên kết trong nông nghiệp... Qua khảo sát, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ lựa chọn khoảng 20 mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân để thí điểm cho vay theo chương trình này.   Ngân hàng Nhà nước đang chủ trì phối hợp với các bộ ngành liên quan triển khai xây dựng chương trình thí điểm cho vay đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao và phục vụ xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp. Tại hội thảo chuyên đề ngày 15/5, ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, chương trình thí điểm cho vay hỗ trợ của ngành ngân hàng trong mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân hướng vào hai nội dung: giảm chi phí đầu vào cho sản phẩm sản xuất liên kết, thông qua việc cho vay lãi suất phù hợp (thấp hơn lãi suất thị trường); tháo gỡ

Phát triển nông nghiệp hướng đến mô hình tăng cầu

Phát triển nông nghiệp hướng đến mô hình tăng cầu Một trong những khó khăn lớn nhất của nông nghiệp hiện nay là vấn đề thị trường. Phát triển thị trường bao gồm phần đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện tại và làm tăng nhu cầu tiềm năng đối với sản phẩm nông nghiệp. Sự gia tăng nhu cầu là yếu tố quan trọng cho phát triển nông nghiệp. Người tiêu dùng chọn các sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN) Đó là nhận định của tiến sỹ Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ vừa cho biết tại Hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao” do Báo Nhân Dân phối hợp Ngân hàng Nhà nước, Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tổ chức sáng nay (15/5), tại Hà Nội. Theo tiến sỹ Võ Hùng Dũng, ngành nông nghiệp cần thay đổi quan niệm phát triển thị trường bằng cách làm gia tăng nhu cầu trong và ngoài nước. Sản

Lão nông thuần hóa... rắn, tậu cơ ngơi bạc tỷ

Lão nông thuần hóa... rắn, tậu cơ ngơi bạc tỷ Sau hơn 20 năm chăm bẵm lũ rắn, lão nông Phan Kế Đông đã thuần hóa được cả những chú hổ mang phì hung dữ nhất. Từ một nông dân nghèo rớt mồng tơi, giờ lão đã có cơ ngơi tiền tỷ. Hôm chúng tôi đến nhà, lão đang tất bật sửa lại mấy chuồng rắn. Lão bảo: “Làm nông nghiệp, mình luôn phải giám sát và làm chủ được tất cả các khâu. Sao nhãng công đoạn nào là gánh hậu quả ngay”. Tỷ phú giữa vùng chiêm trũng Người làng Bạch Xá, xã Hoàng Đông (Duy Tiên, Hà Nam) thường gọi lão với cái tên đầy đủ là Phan Kế Đông. Ngoài 20 tuổi lão lấy vợ, cả hai vợ chồng đều nghèo. Một hôm lão bàn với vợ: Mình ở nhà, để tớ lên miệt rừng làm nghề “sơn tràng” kiếm đồng ra, đồng vào. Hơn 20 năm nuôi rắn, lão Đông giờ là tỷ phú vùng chiêm trũng Ngày đó lão ba lô túi dết lên đường, với bao hy vọng về một sự đổi thay của đời trai trẻ. Ở Lạng Sơn được vài tháng, lão mới thấm thía cái cảnh ăn hang ở lỗ. Hì hục kéo xẻ

Cánh đồng lớn gặp khó

Cánh đồng lớn gặp khó Đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia quy hoạch diện tích vùng nguyên liệu thông qua cánh đồng lớn, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất ổn trong hợp tác sản xuất lúa giữa các bên trong mô hình mới này. Tại cuộc họp về vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo các tỉnh ĐBSCL sáng 12.5 ở TP.HCM, Bộ NNPTNT quyết định giao Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chủ trì, phối hợp với các địa phương để tiếp tục triển khai mô hình này trong vụ hè thu 2014. Thực hiện kiểu đối phó Ông Lê Thanh Tùng – chuyên viên Cục Trồng trọt cho biết, chưa kể Cà Mau và Bến Tre, hiện đã có nhiều doanh nghiệp (DN) đăng ký thực hiện cánh đồng lớn tại các ấp, xã của 11 tỉnh còn lại thuộc vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đăng ký đạt khoảng 134.000ha. Trong khi đó, diện tích hè thu xuống giống theo kế hoạch khoảng 1 triệu ha, với cơ cấu giống đa dạng để các DN chọn lựa, yên tâm thực hiện các liên kết sản xuất. Dự kiến, tổng diện tích cánh đồng lớn đăng ký có