Cây cam
xuất hiện trên đất các xã: Bản Giang, Bản Hon (huyện Tam Đường) từ vài
chục năm về trước, Đến năm 2011, mở rộng diện tích trồng cam là hướng
chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
nơi đây. Sau một thời gian trồng, chăm sóc, trên cây cam xuất hiện một
số đối tượng sâu bệnh gây hại. Tuy được phun thuốc bảo vệ thực vật phòng
trừ nhưng tỷ lệ bệnh gây hại không giảm, nhất là rầy, bệnh vàng lá gân
xanh. Đây là một trong các nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng
quả sau khi thu hoạch. Mô hình trồng ổi xen canh cây cam được cho là
“phao cứu cánh”.
Ông Nguyễn Hồng Quân – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Đường cho biết: “Thông qua mô hình nhằm chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, tạo ra phương thức canh tác mới trong sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, đặc biệt hạn chế rầy, bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam. Qua tìm hiểu tại các Viện Nghiên cứu cây ăn quả và thực tế tại một số địa phương đã áp dụng trồng ổi xen cam cho thấy rầy, bệnh vàng lá giảm rõ rệt. Việc trồng xen canh cây ổi với cam được cho là biện pháp hiệu quả, giảm chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật, tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho người dân. Khi mô hình được triển khai thí điểm tại 2 bản Nà Bỏ (xã Bản Giang), Chăn Nuôi (xã Bản Hon) với diện tích 9ha đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của cấp ủy, chính quyền và nông dân. Đây là giống ổi có vị ngọt, ăn giòn. Ngoài quả chính vụ, ổi còn cho quả trái vụ”.
Ông Nguyễn Hồng Quân – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Đường cho biết: “Thông qua mô hình nhằm chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật, tạo ra phương thức canh tác mới trong sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, đặc biệt hạn chế rầy, bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam. Qua tìm hiểu tại các Viện Nghiên cứu cây ăn quả và thực tế tại một số địa phương đã áp dụng trồng ổi xen cam cho thấy rầy, bệnh vàng lá giảm rõ rệt. Việc trồng xen canh cây ổi với cam được cho là biện pháp hiệu quả, giảm chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật, tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho người dân. Khi mô hình được triển khai thí điểm tại 2 bản Nà Bỏ (xã Bản Giang), Chăn Nuôi (xã Bản Hon) với diện tích 9ha đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của cấp ủy, chính quyền và nông dân. Đây là giống ổi có vị ngọt, ăn giòn. Ngoài quả chính vụ, ổi còn cho quả trái vụ”.
Người dân bản Nà Bỏ (xã Bản Giang, huyện Tam Đường) chăm sóc cây ổi trồng xen canh cây cam.
Trước
khi triển khai mô hình, các bản tổ chức họp dân lấy ý kiến, đăng ký tham
gia. Cán bộ các phòng, ban chuyên môn huyện phối hợp với chính quyền
địa phương rà soát diện tích cam của từng hộ để phân bổ số cây ổi cho
phù hợp. Cùng với đó, hướng dẫn quy trình đào hố, bón phân, trồng, chăm
sóc theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Ổi được phân tán trong vườn cam,
trồng theo phương pháp 1 hàng ổi xen với 2 hàng cam. Định mức tính cho
1ha trồng xen bao gồm: 124 cây giống (cây cách cây là 8m, hàng cách hàng
10m); đào hố với kích thước 40 – 60cm, bón phân NPK, kali, đạm và phân
chuồng.
Cây giống ban đầu có chiều cao hơn 50cm. Sau 5 tháng triển khai trồng, chăm sóc, ổi đã ra hoa và cho quả bói. Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện trực tiếp đến vườn của từng hộ hướng dẫn ngắt bỏ quả, tập trung dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển. Dự kiến sang năm sau cây cho quả bói. Với giá quả ổi trên thị trường 25 – 30 nghìn đồng/kg, cây ổi hứa hẹn mang đến thu nhập cao cho người dân.
Gia đình chị Giàng Thị Tình ở bản Nà Bỏ (xã Bản Giang) trồng cam từ năm 2013. Hiện nay, cam sinh trưởng, phát triển tốt và đang cho quả bói. Qua quá trình chăm sóc chị Tình thấy trên cam xuất hiện bệnh vàng lá, chị mua thuốc đặc trị về phun phòng trừ nhưng hiệu quả không cao. Chị Tình chia sẻ: “Được tham gia vào mô hình trồng xen canh ổi, tôi hy vọng bệnh trên cây cam giảm, thu nhập từ vườn cây ăn quả sẽ tăng cao. Ổi trồng được 5 tháng đã cho quả bói, tôi thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, ngắt bỏ quả non giúp cây tập trung phát triển cành, tán. Trồng xen canh thêm cây ổi, vườn cam cũng ít cỏ hơn”.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của xã Bản Giang, cam được xác định là cây làm giàu. Xã có 129ha cây cam, trong đó 1/3 diện tích đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Việc trồng xen canh ổi sẽ tạo cho vườn cam phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Nguyễn Bá Kiện – Chủ tịch UBND xã Bản Giang cho biết: “Qua trồng thử nghiệm cho thấy cây ổi thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây và là cây có khả năng xua đuổi một số loại bệnh trên cây cam. Hiện xã mới trồng 5ha cây ổi xen canh cây cam. Những năm tiếp theo thông qua các chương trình, dự án, chính quyền xã tiếp tục phối hợp với các phòng chuyên môn triển khai trồng thêm ổi xen canh. Đồng thời, tổ chức đưa các hộ dân đến thăm quan vườn trồng xen để bà con tự bỏ vốn đầu tư giống ổi giúp vườn cam sinh trưởng, giảm nguồn bệnh”.
Việc trồng cây ổi xen canh cây cam đang là hướng đi tích cực trong việc giảm tỷ lệ bệnh gây hại trên cam, tạo nguồn thu cho những năm cây cam trong giai đoạn kiến thiết, giảm chi phí vật tư nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Cây giống ban đầu có chiều cao hơn 50cm. Sau 5 tháng triển khai trồng, chăm sóc, ổi đã ra hoa và cho quả bói. Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện trực tiếp đến vườn của từng hộ hướng dẫn ngắt bỏ quả, tập trung dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển. Dự kiến sang năm sau cây cho quả bói. Với giá quả ổi trên thị trường 25 – 30 nghìn đồng/kg, cây ổi hứa hẹn mang đến thu nhập cao cho người dân.
Gia đình chị Giàng Thị Tình ở bản Nà Bỏ (xã Bản Giang) trồng cam từ năm 2013. Hiện nay, cam sinh trưởng, phát triển tốt và đang cho quả bói. Qua quá trình chăm sóc chị Tình thấy trên cam xuất hiện bệnh vàng lá, chị mua thuốc đặc trị về phun phòng trừ nhưng hiệu quả không cao. Chị Tình chia sẻ: “Được tham gia vào mô hình trồng xen canh ổi, tôi hy vọng bệnh trên cây cam giảm, thu nhập từ vườn cây ăn quả sẽ tăng cao. Ổi trồng được 5 tháng đã cho quả bói, tôi thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ chuyên môn, ngắt bỏ quả non giúp cây tập trung phát triển cành, tán. Trồng xen canh thêm cây ổi, vườn cam cũng ít cỏ hơn”.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của xã Bản Giang, cam được xác định là cây làm giàu. Xã có 129ha cây cam, trong đó 1/3 diện tích đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Việc trồng xen canh ổi sẽ tạo cho vườn cam phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Nguyễn Bá Kiện – Chủ tịch UBND xã Bản Giang cho biết: “Qua trồng thử nghiệm cho thấy cây ổi thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây và là cây có khả năng xua đuổi một số loại bệnh trên cây cam. Hiện xã mới trồng 5ha cây ổi xen canh cây cam. Những năm tiếp theo thông qua các chương trình, dự án, chính quyền xã tiếp tục phối hợp với các phòng chuyên môn triển khai trồng thêm ổi xen canh. Đồng thời, tổ chức đưa các hộ dân đến thăm quan vườn trồng xen để bà con tự bỏ vốn đầu tư giống ổi giúp vườn cam sinh trưởng, giảm nguồn bệnh”.
Việc trồng cây ổi xen canh cây cam đang là hướng đi tích cực trong việc giảm tỷ lệ bệnh gây hại trên cam, tạo nguồn thu cho những năm cây cam trong giai đoạn kiến thiết, giảm chi phí vật tư nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
(Nguồn: Tây Đô)