Chuyển đến nội dung chính

Hàng chục ha bưởi bị vàng lá, nhà vườn phát rầu

Hàng chục ha bưởi bị vàng lá, nhà vườn phát rầu


Chiều 7-11, có mặt tại xã Song Xoài, huyện Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu) phóng viên ghi nhận một diện tích rất lớn bưởi da xanh có hiện tượng vàng lá, thối rễ, thậm chí có nhiều cây đã bị chặt hạ do không phát triển được.
Hiện tượng vàng lá có thể xảy ra trên một vài nhánh hay trên toàn cây, rễ của cây thường cắm sâu xuống đất, cây còi cọc, cành thẳng lên cao, dễ rụng lá khi bị lay động hay mưa và chết dần nếu không có biện pháp can thiệp.
 
Cây bưởi bị nhiễm bệnh khiến quả bưởi cũng ảnh hưởng
Cây bưởi bị nhiễm bệnh khiến quả bưởi cũng ảnh hưởng
 
Anh Nguyễn Hoàng Ân (ngụ ấp Song Xoài 1, xã Song Xoài) cho biết, từ tháng 3-2016 đến nay, khoảng 2 ha bưởi da xanh của gia đình anh thì đến 60% có hiện tượng vàng lá, thối rễ và chết. Đến nay, hiện tượng trên vẫn tiếp tục diễn ra khiến anh vô cùng lo lắng. ”Cứ sau một đợt mưa lớn, sau đó thời tiết nắng thì hiện tượng vàng lá, thối rễ lại nghiêm trọng hơn. Có những cây tôi biết sớm thì có biện pháp phòng như cắt cành, bón phân nhưng cũng nhiều cây tôi đành chặt bỏ. Tôi chưa thống kê thiệt hại nhưng nếu chặt bỏ cây bệnh thì coi như mất trắng”- anh Ân kể.
Anh Ân nói thời gian đầu mới trồng bưởi da xanh, gia đình anh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, giống bưởi gì cũng mua về để trồng và chưa học kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc nên phần nhiều cây đều còi cọc, phát triển chậm, gặp sâu bệnh thì nhanh chết. Sau khi đã được tập huấn về cách trồng bưởi, anh Ân dự định sẽ cưa đi hết số gốc bưởi đã trồng được 2 năm bị nhiễm bệnh để trồng giống mới.
Không riêng gì hộ anh Ân, hộ của ông Nguyễn Văn Đa cũng gặp cảnh tương tự khi hơn 1/3 diện tích bưởi của ông bị bệnh nặng, có loại đã được 4 năm và có quả, cũng có nhiều cây từ 2-3 năm. Theo ông Đa, nguyên nhân có thể xuất phát từ chất đất, giống cây, ảnh hưởng của bộ rễ nhưng nếu không có biện pháp ngăn chặn sâu bệnh thì sẽ lây lan rất nhanh. Tại xã Song Xoài, đa số các hộ trồng bưởi đều có hiện tượng nhiễm bệnh này. So với năm ngoái, thì Tết năm nay vụ bưởi gia đình ông Đa sẽ thất thu hơn.
 
Ông Đa phải chặt bỏ cây bưởi nhiễm bệnh nặng
Ông Đa phải chặt bỏ cây bưởi nhiễm bệnh nặng
 
Trước thực trạng trên, nhiều người đã tự trị bệnh cho cây bằng cách mua thuốc chống sâu bệnh đổ vào rễ hay xịt lên lá để khống chế bệnh nhưng vẫn không giải quyết được mầm bệnh, bởi chỉ sau một thời gian ngắn thì cây lại tiếp tục vàng lá, thối rễ.
Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Thành, có khoảng 50 ha- 60 ha bưởi bị nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ trong đó từ 2 ha- 3 ha bị bệnh nặng. Khi gặp mưa lớn, cây bưởi không thể chống chịu được và chết.
Một cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Thành nhận xét hiện tượng bưởi chết trong thời gian qua không phải do mưa, nguyên nhân của tình trạng trên là do những năm gần đây bưởi luôn được xử lý quanh năm khiến sức đề kháng của cây yếu đi, ngoài ra người trồng bưởi cũng không thực hiện đúng quy định chăm sóc nên dễ bị nấm bệnh tấn công và chết.
Để phòng trị bệnh cho cây bưởi, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo nông dân nên chú ý lối thoát nước cho cây trong mùa mưa, bổ sung lượng vôi vừa đủ cho cây và tăng cường nhiều biện pháp bón phân, tỉa cành, loại bỏ cành bệnh để tăng sức đề kháng cho cây…
Hàng năm, Trạm bảo vệ thực vật huyện Tân Thành cũng tổ chức nhiều đợt tập huấn về kỹ thuật trồng bưởi cho người dân. Tuy nhiên, nhiều hộ dân không tham gia hoặc không thực hiện theo đúng hướng dẫn như đã học.
 
(Tin Tây Đô)

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu

Cách trồng và chăm sóc cây lá lốt trong chậu Xuất hiện trong nhiều món ăn quen thuộc và có nhiều tác dụng khác nhau nên lá lốt được trồng ở khắp nơi. Người dân chỉ cần chú ý theo một số kỹ thuật trồng cây dưới đây là có thể tự cung cấp rau cho gia đình. Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot, thuộc họ  hồ tiêu  (Piperaceae) và có  kỹ thuật trồng cây  rất đơn giản. Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô. Lá lốt có kỹ thuật trồng cây không quá khó Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, thân có rãnh dọc. Lá đơn nguyên, mọc so le, hình tim, có màu xanh đậm, mặt lá bóng. Hoa mọc từ nách lá, cụm hoa bông, hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả mọng chứa một hạt. Cây thường mọc hoang trong rừng, nơi ẩm ướt dọc các bãi cát ven suối và phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam

Những cây trồng mang lợi nhuận tỷ đô tại Việt Nam Thị trường giống cây trồng Việt Nam có nhiều biến động mạnh trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt là giống cây trồng các loại hạt được liệt vào danh sách siêu thực phẩm, cho giá trị kinh tế hàng tỷ USD. Cao lương Cây cao lương hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao lên tới hàng tỷ USD Cây cao lương vốn không còn là loại cây xa lạ với người Việt Nam, từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước người dân đã tròng nhiều và dung làm lương thực thay thế gạo lúc đói kém.   Sau hàng chục năm không mang lại hiệu quả gì về kinh tế thì Tập đoàn Sol Holding (Nhật Bản) đã mang giống cao lương trở lại Việt Nam với nhiều hứa hẹn hấp dẫn về giá trị kinh tế. Theo ý kiến từ công ty này, đây là giống cây siêu cao lương được các nhà khoa học Nhật Bản lai tạo đưa lại năng suất cao và đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích làm thức ăn chăn nuôi, chúng còn được sử dụng để chế biến viên nén sinh

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân?

Chăn nuôi nông hộ giúp gì cho nông dân? Nhiều hộ dân xã An Dương (Tân Yên, Bắc Giang) đầu tư phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. LTS - Tiếp tục cuộc thi viết về: "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" do Báo Nhân Dânphối hợp Hội Nông dân Việt Nam và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam) tổ chức, bắt đầu từ hôm nay (17-4), chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài gửi tham dự cuộc thi năm 2014 với chủ đề: "Tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới". Rất mong nhận được sự cộng tác của các cộng tác viên và bạn đọc. Đối với sản xuất nông nghiệp nông hộ, có thể coi ngành chăn nuôi như là "nhà máy chế biến" các sản phẩm phụ trồng trọt mà con người không ăn được (rơm cỏ, thân, lá, rễ, hạt) hoặc sản phẩm phụ có dinh dưỡng thấp (cám, bã...) để tạo ra những sản phẩm cao cấp, đó là thịt, trứng, sữa... Chính sự liên kết giữa trồng trọt và chăn nuôi đã tạo nên sức mạnh