Lúa mùa Ninh Thuận bị sâu bệnh tấn công
Vụ mùa này, người trồng lúa ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn do sâu bệnh bùng phát và tấn công.
Nông dân huyện Ninh Phước chăm sóc lúa vụ mùa.
|
Theo
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Ninh Thuận), vụ vùa này, người trồng lúa ở một số địa phương
trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn do sâu bệnh bùng phát và tấn
công, như sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh lem lép hạt… đã
làm 100 ha lúa bị sâu bệnh tấn công có diện tích hư hại từ 5 đến 10%, có
nơi lên đến 20%.
Tại một số địa phương của huyện Ninh Phước, Thuận Bắc và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ đồng đang bị sâu đục thân gây hại. Nếu không xử lý kịp thời thì nguy cơ thất thu vụ lúa là rất lớn.
Kỹ sư Phạm Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Thuận cho biết, ngoài yếu tố thời tiết tác động thì nguyên nhân làm cho sâu bệnh phát sinh là do nhiều diện tích người nông dân tự gieo cấy ngoài kế hoạch, gieo ở vùng gò đồi. Đây là thuận lợi lớn để sâu bệnh gây hại tấn công. Bên cạnh đó, việc gieo ngoài thời vụ, không giãn vụ để cày ải, phơi đất cũng là nguyên nhân làm sâu bệnh bùng phát, nhất là ở các địa phương của huyện Ninh Sơn.
Tại một số địa phương của huyện Ninh Phước, Thuận Bắc và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ đồng đang bị sâu đục thân gây hại. Nếu không xử lý kịp thời thì nguy cơ thất thu vụ lúa là rất lớn.
Kỹ sư Phạm Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Ninh Thuận cho biết, ngoài yếu tố thời tiết tác động thì nguyên nhân làm cho sâu bệnh phát sinh là do nhiều diện tích người nông dân tự gieo cấy ngoài kế hoạch, gieo ở vùng gò đồi. Đây là thuận lợi lớn để sâu bệnh gây hại tấn công. Bên cạnh đó, việc gieo ngoài thời vụ, không giãn vụ để cày ải, phơi đất cũng là nguyên nhân làm sâu bệnh bùng phát, nhất là ở các địa phương của huyện Ninh Sơn.
Trước
thực trạng trên, Chi cục đã chỉ đạo các Trạm trồng trọt và bảo vệ thực
vật ở 4 huyện là Ninh Sơn, Ninh Phước, Thuận Bắc, Bác Ái và thành phố
Phan Rang - Tháp Chàm trực tiếp phân công cán bộ kỹ thuật phối hợp chặt
chẽ với cộng tác viên bảo vệ thực vật cơ sở, chính quyền địa phương tăng
cường kiểm tra, giám sát đồng ruộng.
Đồng
thời, tuyên truyền cho nông dân thường xuyên thăm đồng, hướng dẫn nông
dân phát hiện, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng” để
phòng trừ sinh vật gây hại kịp thời, tránh xảy ra thiệt hại lớn. Bên
cạnh đó, khuyến cáo nông dân bón phân cân đối, đúng giai đoạn sinh
trưởng của cây lúa để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, kháng
được sâu bệnh.
Kỹ sư
Phạm Dũng cho rằng, đối với các địa phương của huyện Ninh Phước, Thuận
Bắc và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có trà lúa đang bị sâu đục thân
gây hại, Chi cục đã chỉ đạo các Trạm tăng cường giám sát thuốc bảo vệ
thực vật mà người dân sử dụng phun diệt trừ sâu đục thân. Nếu phát hiện
thuốc phun không có hiệu lực, hiệu quả thì ngành chức năng sẽ kiến nghị
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ các loại thuốc này, để
người dân khỏi bị mất tiền, thất thu do sâu bệnh gây hại.
Theo
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, trong vụ mùa
2016, tỉnh Ninh Thuận đã gieo cấy với diện tích hơn 14.500 ha. Trước đó,
do một số địa phương không chủ động nước tưới nên nhiều diện tích lúa
gieo cấy không đúng thời vụ. Hiện nay, nhiều trà lúa đang thời kỳ sinh
trưởng và phát triển ở nhiều giai đoạn khác nhau, giai đoạn làm đòng,
giai đoạn trổ, đẻ nhánh… Vì vậy, lúa bị sâu bệnh gây hại là không thể
tránh khỏi.