Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2016

Thu nhập tiền tỷ từ cây cóc Thái ở Thanh Hà, Hải Dương

Thu nhập tiền tỷ từ cây cóc Thái ở Thanh Hà, Hải Dương Vườn cây cóc Thái với hơn 1000 gốc cho gia đình chị Nguyễn Thị Cúc ở Hải Dương thu từ 700-800 triệu đồng/năm. (Ảnh minh hoạ) Trước đây, gia đình chị Nguyễn Thị Cúc ở thôn Tiên Tảo, xã Thanh An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, chủ yếu trồng ổi, tranh là những cây trồng truyền thống của địa phương thu nhập không ổn định. Chị đã mạnh dạn bàn với gia đình đưa vào trồng thử nghiệm cây cóc Thái. Đến nay, vườn cây cóc Thái với hơn 1000 gốc cho gia đình chị thu từ 700-800 triệu đồng/năm. Chị Nguyễn Thị Cúc cho biết, mới đầu nghe bạn bè mách là trồng cây cóc Thái dễ trồng lại cho thu nhập cao, chị đã tìm hiểu, liên hệ mua giống từ tỉnh Vĩnh Long nơi cây cóc Thái được trồng và cho hiệu quả kinh tế cao. Mới đầu trồng thử nghiệm 200 cây, chị nhận thấy cây cóc Thái dễ trồng, phát triển tốt và phù hợp với đồng đất của địa phương. Tuy nhiên, thời gian đầu chưa có kinh nghiệm cây cóc nhà chị thư

Thành triệu phú nhờ rà mìn, vỡ đất để trồng cây, chăn nuôi

Thành triệu phú nhờ rà mìn, vỡ đất để trồng cây, chăn nuôi Cải tạo đất gò đồi bị ô nhiễm bom mìn, hai vợ chồng ông Lê Văn Núc (SN 1954) và bà Võ Thị Bích Đào (SN 1960) ở thôn Long Bàn Nam, xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ trồng cây ăn trái và chăn nuôi. Rà mìn… vỡ đất Cạnh con mương thủy lợi bên cánh đồng thôn Long Bàn Nam có một khu vườn xanh mướt. Dưới bóng mát của những hàng cau thẳng tắp là nhiều loài cây ăn trái đang sai quả. Khó mà hình dung được, đây từng khu đất gò đồi bị bỏ hoang vẫn còn tàn tích bom mìn. Trở về từ chiến trường K, thương binh Lê Văn Núc quyết tâm làm kinh tế để nuôi sống gia đình nhỏ của mình và phụng dưỡng mẹ già. Năm 1986, vợ chồng ông Núc bà Đào làm một việc mà dân làng lấy làm lạ - rời làng... ra gò ở. Mảnh đất gò đồi khô cằn, một số người dân vỡ đất trồng mì nhưng cây mì ở đây chưa kịp cho củ đã héo rũ. Thấy bà con không mặn mà, ông bà mua gom đất, đổi đất ruộng lấy đ

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 29/8-4/9)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 29/8-4/9) Châu chấu tre tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ tại Sơn La, Bắc Kạn. Cần theo dõi và phòng, chống kịp thời không để lan sang lúa và rau màu 1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc - Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non mật độ tăng và tiếp tục gây hại diện rộng chủ yếu trên trà lúa chính vụ - muộn, tập trung các ven biển và trung du miền núi. - Rầy nâu - rầy lưng trắng: Rầy tiếp tục tăng mật độ, hại diện hẹp trên các giống nhiễm, lưu ý các tỉnh Nam Trung bộ. - Sâu đục thân 2 chấm: Sâu non gây bông bạc, dảnh héo diện hẹp trên các trà lúa, tập trung ở các tỉnh trung du, miền núi. - Bệnh đạo ôn lá, cổ bông… tiếp tục hại diện hẹp trên lúa mùa, chủ yếu ở các tỉnh miền núi. - Các loại sâu bệnh khác gây hại nhẹ trên các trà lúa. b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên - Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép thối hạt, bệnh khô vằn, bệnh chết cây... tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh. - Sâu cuốn lá nhỏ đợt

Cây trồng biến đổi gene không gây hại đến sức khỏe của con người

Cây trồng biến đổi gene không gây hại đến sức khỏe của con người Theo một công bố mới đây của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học quốc gia Mỹ, các cây trồng biến đổi gene không hề chứa tác nhân gây hại đến sức khỏe của con người. Cây trồng biến đổi gene (Genetically engineered crops – GE) là các loại cây trồng được lai tạo ra bằng cách sử dụng các kỹ thuật của công nghệ sinh học hiện đại, hay còn gọi là kỹ thuật di truyền. Bằng một số phương pháp đặc biệt, các nhà khoa học làm cho DNA tái tổ hợp và chuyển một hoặc một số gene chọn lọc để tạo ra cây trồng mang tính trạng mong muốn.   Về mặt bản chất, các giống lai từ trước đến nay đều là kết quả của quá trình cải biến di truyền. Điểm khác biệt duy nhất giữa giống lai truyền thống và giống biến đổi gene là DNA được chọn lọc một cách chính xác dựa trên khoa học công nghệ hiện đại và chuyển vào giống cây trồng để đem lại một tính trạng mong muốn một cách có kiểm soát.   Câ

Trồng tre lấy măng: Làm chơi, ăn thật

Trồng tre lấy măng: Làm chơi, ăn thật Mùa mưa đến, người dân các xã: Bàu Hàm 2, Xuân Thạnh… (huyện Thống Nhất) tranh thủ thu hoạch măng trồng quanh nhà để kiếm thêm thu nhập. Nhiều người cho biết, vài năm gần đây, giao thông thuận lợi, lượng người đi lại trên các quốc lộ 1 và 20 ngày càng nhiều nên nhu cầu thu mua măng bán cho khách vãng lai và thương lái các tỉnh khác cũng tăng cao. Do đó, nhiều hộ đã tranh thủ trồng thêm tre trên đất nhà để vừa giữ đất vừa có thêm thu nhập. Ông Liêu Văn Cảnh cắt măng đem bán. Làm chơi, ăn thật Khi mặt trời chưa ló dạng, ông Liêu Văn Cảnh (ấp Nguyễn Thái Học, xã Bàu Hàm 2) đã cầm dao, bao tải ra sau vườn nhà cắt măng đem bỏ mối. Gia đình ông Cảnh là một trong những hộ trồng măng tre lớn ở xã Bàu Hàm 2, với khoảng 50 bụi tre. Ông cho hay, cây tre không phải cây trồng chủ lực nên rất ít người trồng, phần lớn chỉ trồng vài bụi ở các hàng ranh để giữ đất và lấy măng phục vụ bữa ăn gia

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 22-28/8/2016)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 22-28/8/2016) Tại các tỉnh phía Nam, dự kiến tuần tới sẽ có đợt rầy nâu di trú rộ vì vậy khuyến cáo nông dân duy trì mực nước trên ruộng thích hợp để hạn chế rầy chích hút thân cây lúa.   1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc - Đối với lúa Hè Thu – lúa mùa cực sớm, sớm trong thời gian tới chú ý các đối tượng gây hại chính như sâu cuốn lá, rầy, chuột hại nặng; bệnh khô vằn, bạc lá hại nhẹ. - Đối với lúa mùa chính vụ - muộn quan tâm các đối tượng sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, chuột. - Đối với lúa 1 vụ vùng cao cần để ý tới chuột, sâu đục thân, rầy, bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá nhỏ. - Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Tiếp tục gây hại tăng do ảnh hưởng của mưa, bão, hại nặng những ruộng bón thừa đạm, giống lúa lai có bản lá to, chân đất lầy thụt.  - Các loại sâu bệnh khác gây hại nhẹ, diện hẹp. b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên - Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép thối hạt, bệnh khô vằn, bệnh chết cây,

Mưa bão: Đề phòng sâu cuốn lá trên lúa, bệnh thối rễ ở cây có múi

Mưa bão: Đề phòng sâu cuốn lá trên lúa, bệnh thối rễ ở cây có múi Hôm nay 20.8, miền Bắc và bắc miền Trung chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, thời tiết xấu với mưa to gió lớn, gió giật, những cơn mưa to mở rộng từ đông sang tây, có thể gây lũ quét và sạt lở đất vùng núi, lũ lụt ngập úng ở đồng bằng và trung du. (Ảnh minh hoạ) Qua đầu tuần mưa giảm trong 2 - 3 ngày, sau đó từ giữa đến cuối tuần do dải hội tụ nhiệt đới nên có mưa đêm và sáng, ban ngày có nơi hửng nắng. Ở phía nam đèo Hải Vân, từ Đà Nẵng trở vào thời tiết có dấu hiệu chuyển mùa, nắng xen kẽ với mưa rào và giông về chiều tối, sẽ giúp tình hình nắng nóng dịu dần. Gió mùa tây nam sẽ suy yếu dần, mưa ở các tỉnh Tây nguyên và Nam bộ giảm cả về diện và lượng, tập trung vào chiều tối, ngày có nắng từ sáng đến trưa nhưng không oi bức, nhiệt độ không vượt quá 33 - 34C o . Giữa và cuối tuần sau, gió mùa tây nam mạnh dần (do tác động bởi 1 cơn bão hoạt động ở phía đông Philippines), sẽ có mưa nhiề

Tạo giống khoai tây kháng bệnh virus và mốc sương

Tạo giống khoai tây kháng bệnh virus và mốc sương hóm nghiên cứu tại Viện Sinh học nông nghiệp do GS.TS. Nguyễn Quang Thạch đẫn đầu vừa thực hiện thành công đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống khoai tây kháng bệnh virus và mốc sương bằng phương pháp công nghệ sinh học”. Đây là một hướng đi mới đầy triển vọng trong chọn tạo các giống khoai tây trồng kháng các loại bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa   Trong các loại bệnh gây hại và làm giảm năng suất khoai tây, bệnh virus và bệnh mốc sương được coi là những bệnh nguy hiểm nhất. Nhiều biện pháp đã được đưa ra để hạn chế tác hại của bệnh như sử dụng các giống mới cho những vùng nhiễm bệnh, sản xuất các giống sạch virus để thay thế giống nhiễm bệnh, sử dụng các loại thuốc hóa học phòng chống bệnh mốc sương, ngăn cản tác nhân trung gian truyền nhiễm virus nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các loại khoai tây dại như S.pinnatisectum, S.tarnii, S.bulbocastanum mang

Thế giới sẽ phải nhịn chuối trong thập kỷ tới?

Thế giới sẽ phải nhịn chuối trong thập kỷ tới? Nghiên cứu được đăng trên tạp chí công nghệ PLOS Genetics thông báo phát hiện một số loài nấm bệnh có thể gây chết chuối hàng loạt. Nhà thực vật học Ioannis Stergiopoulos từ ĐH California cho biết nhóm nghiên cứu nhận thấy hai trong số ba loại nấm chuối đã trở nên nguy hiểm hơn nhờ tăng khả năng can thiệp vào việc trao đổi chất và lấy đi dinh dưỡng của cây. Chúng dường như đã thích nghi rất nhanh với vai trò là vật chủ. Chuối là một trong 5 loại thực phẩm chủ yếu trên thế giới. Khoảng 100 triệu tấn được sản xuất hàng năm trên 120 quốc gia. Nhờ vào tính phổ biến mà đa số sẽ luôn có nhận thức rằng chuối luôn luôn có sẵn. Trong thực tế, Stergiopoulos lo lắng rằng ngành công nghiệp chuối toàn cầu có thể bị xóa sổ chỉ trong 5-10 năm vì nấm lây lan khắp nơi. Hiện tại nấm Sigatoka đã làm giảm sản lượng tới 40%. Lá và quả bị bệnh  Ba biến thể của Sigatoka, nấm vàng và nấm đốm lá, đặc biệt nấm

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần Châu chấu tre tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ tại Sơn La, Bắc Kạn, Điện Biên và tiếp tục di chuyển sang các khu vực khác. Cần theo dõi và phòng, chống kịp thời không để lan sang lúa và rau màu   (Ảnh minh hoạ) 1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc - Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành sẽ vũ hóa khoảng trung tuần tháng 8; sâu non sẽ nở rộ và gây hại khoảng cuối tháng 8 và có khả năng gây hại nặng trên các trà lúa, đặc biệt trên những ruộng gieo cấy sớm, ruộng xanh tốt. - Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục tích lũy số lượng và gia tăng cả về phạm vi, mức độ gây hại. Đối với các tỉnh Bắc Trung bộ khả năng rầy gây hại nặng, trên diện rộng là rất lớn và có thể gây ra “cháy rầy” vào giai đoạn lúa ôm đòng - trỗ trở đi nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời. - Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành lứa 4 tiếp tục ra rộ, sâu non nở rộ khoảng trung tuần tháng 8 và gây hại trên trà lúa mùa sớm và chính vụ. - Bệnh bạc

Giá ớt tăng cao kỷ lục, người trồng ớt lãi lớn

Giá ớt tăng cao kỷ lục, người trồng ớt lãi lớn     Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, nông dân trồng ớt trên địa bàn tỉnh đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ ớt, với giá tăng cao kỷ lục, nông dân trồng ớt thu được lãi cao. Ông Nguyễn Văn Hoàng, ấp Bình Quới Hạ, xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo canh tác 3.500m2 ớt, phấn khởi cho biết, ớt hiện được thương lái thu mua tại ruộng với giá dao động từ 30.000-40.000 đồng/kg. Thậm chí, giá loại quả này có lúc lên đến 45.000 đồng/kg, tăng ấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Theo các hộ trồng ớt, đây là mức giá cao nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Với mức giá trên, sau khi trừ chi phí, nông dân trồng ớt thu lãi khoảng 250 triệu đồng/ha/vụ. Ông Phạm Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Bình Ninh cho biết, ớ t đang trở thành cây rau màu chủ lực, giúp cho nhiều nông dân vươn lên làm giàu. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, địa phương khuyên khích người dân tăng cường đưa cây màu

Công ty Tây Đô Long An tặng quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở các vùng Miền Đất Nước.

Công ty Tây Đô Long An tặng quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở các vùng Miền Đất Nước. Chương trình bắt đầu từ 15/7 và kéo dài đến hết tháng 9/2016  

Thủy sản là chỗ dựa cho ngành nông nghiệp tăng trưởng cuối năm

Thủy sản là chỗ dựa cho ngành nông nghiệp tăng trưởng cuối năm   Để lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2016, ngành nông nghiệp cần lựa chọn ngành hàng có lợi thế xuất khẩu và khai thác thị trường mới. Lĩnh vực được coi là còn dư địa phát triển sản xuất lớn nhất hiện nay của ngành nông nghiệp chính là thủy sản. Theo các chuyên gia, để lấy lại đà tăng trưởng, ngành nông nghiệp cần lựa chọn ngành hàng có lợi thế xuất khẩu và khai thác thị trường mới. Đóng góp gần 20% GDP cả nước mỗi năm, nhưng trong 6 tháng đầu năm nay, lần đầu tiên lĩnh vực nông, lâm, thủy sản của nước ta đạt mức tăng trưởng âm 0,18%. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt khoảng 398 nghìn tỷ đồng, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì sao có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng lĩnh vực nông lâm thủy sản và ngành nông nghiệp lại gặp cảnh sụt giảm sản xuất và giá trị? Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, hạn mặn do Elnino và thị trường tiêu thụ khó

Bưởi Diễn trồng trên ‘đất nhút’ cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha

Bưởi Diễn trồng trên ‘đất nhút’ cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha Nghiên cứu thấy chất đất, khí hậu vùng Thanh Chương (Nghệ An) phù hợp với giống cây có múi, anh Hồ Sỹ Phượng ở Xóm 5, xã Thanh Liên đã mạnh dạn trồng 500 gốc bưởi Diễn. Năm nay mặc dù nắng nóng kéo dài nhưng bưởi Diễn vẫn cho nhiều quả ngọt. Bưởi Diễn trồng trên 'đất nhút' cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/ha Điều đặc biệt, từ mô hình thành công của anh, huyện Thanh Chương lập quy hoạch nhân rộng 200 ha bưởi Diễn với những chính sách khuyến khích nông dân trồng giống cây này.    Mặc dù năm nay nắng nóng kéo dài nhưng bưởi Diễn của anh Hồ Sỹ Phương vẫn trĩu quả ngọt.   Sau khi tốt nghiệp THPT, anh Hồ Sỹ Phượng theo học một lớp Trung cấp nghề làm vườn hoa, cây cảnh. Sau lúc ra trường tham gia làm cây giống tại Trung tâm giống- cây trồng thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam. Với kinh nghiệm tích lũy, anh về lại quê hương, đấu thấu 1 ha đất của xã để trồng bưởi Diễn.