Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2015

Cần xem lại cây sắn

Cần xem lại cây sắn   Những năm gần đây do đầu ra thị trường bấp bênh, nông dân không ít lần đã phải bỏ một số cây công nghiệp như cao su, cà phê để chuyển sang trồng sắn. Bởi trước mắt tuy giá thấp nhưng đầu ra của sắn xem ra ổn định, nào là xuất khẩu bột sắn, sắn lát, chế cồn ethanol. Trung Quốc nhập của ta rất nhiều sắn khô và bột sắn, chắc cũng là để chế cồn ethanol hỗ trợ cho chương trình năng lượng sạch của họ. Nông dân mừng vì thấy sắn có đầu ra, chính quyền các địa phương, nhất là Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Trung bộ thì lo vì quy hoạch trồng cây công nghiệp bị vỡ, còn dễ gây ra nạn chặt phá rừng nữa! Xem ra thì cái chuyện gia nhập câu lạc bộ tỷ đô la của sắn chẳng đáng tung hô gì! Thực ra sắn không phải là cây được hoan nghênh lắm. Trong hội thảo về sắn đầu năm 2015, được biết chưa có chính quyền tỉnh nào mặn mà với sắn, lập quy hoạch phát triển sắn, đầu tư nghiên cứu hướng dẫn nông dân thâm canh, dù biết rõ từ năm 1912 tới na

Nhìn lại một năm nhiều biến động của nền nông nghiệp Việt Nam

Nhìn lại một năm nhiều biến động của nền nông nghiệp Việt Nam Năm 2015 có thể xem là một năm nhiều biến động đối với nền nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản.   30,14 tỷ USD là kim ngạch xuất khẩu của nông sản Việt Nam trong năm 2015. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn , mặc dù con số này thấp hơn khoảng 0,8% so với năm 2014, nhưng nhìn chung, đây vẫn là một kết quả hết sức đáng khích lệ. Bởi thực tế, năm 2015 là một năm đặc biệt khó khăn của nông nghiệp Việt Nam. Đã có những thời điểm Việt Nam buộc phải đưa ra dự đoán là kim ngạch xuất khẩu nông sản sẽ sụt giảm vài chục phần trăm và chỉ có thể dao động quanh mức 27 tỷ USD. Có quá nhiều diễn biến bất lợi đối với xuất khẩu nông sản mà một trong số đó là việc giá bán của nhiều mặt hàng nông sản chủ lực giảm mạnh trên thị trường quốc tế. Ngoài việc giá bán giảm của các mặt hàng nông sản chủ lực, nền nông nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với đợt hạn hán và xâm nhập mặ

Khuyến cáo không trồng đại trà cây mắc ca

Khuyến cáo không trồng đại trà cây mắc ca (Ảnh Minh hoạ - Nguồn thegioimacca.com) UBND huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) vừa đưa ra khuyến cáo người dân trong huyện không trồng cây mắc ca bằng mọi giá, thậm chí là không trồng đại trà loại cây này. UBND huyện Đơn Dương nêu rõ là "điều kiện đất đai trên địa bàn huyện không phù hợp trồng cây mắc ca nên khuyến cáo nhân dân không phát triển đại trà". Hiện trên địa bàn huyện Đơn Dương được hỗ trợ một số mô hình trồng cây mắc ca với diện tích 20 ha. Các mô hình này tập trung ở xã Tu Tra; chủ yếu sử dụng đất ven núi, xen canh với cây dài ngày. Trong thực tế, tại huyện Đơn Dương cũng đã có một số hộ dân trồng cây mắc ca từ nhiều năm trước và loại cây trồng này cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để trồng cây mắc ca một cách bài bản, cần có sự khảo sát, thử nghiệm... thật khoa học thì mới có thể phát triển đại trà. Dự kiến trong quý I năm 2016, huyện sẽ tổ chức tổng kết chương trình hỗ trợ trồng mắc ca đ

Làm giàu từ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi

Làm giàu từ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi Xuất phát điểm là một nông dân không đất sản xuất, giờ đây nông dân Thạch Cơne, dân tộc Khmer, ở ấp Kim Hòa, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) đã vươn lên thành hộ khá giả từ mô hình ao tôm, ruộng lúa, chuồng trại chăn nuôi heo thịt, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Khởi nghiệp với đôi bàn tay trắng, ông Cơne phải đi làm thuê để kiếm sống.Với ý chí vượt khó vươn lên, ông vừa làm vừa tích lũy được vốn và kinh nghiệm, rồi ông mua được 0,4 ha đất sản xuất 1 vụ lúa kết hợp với nuôi tôm, từ đó kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Tranh thủ lúc nông nhàn, vợ chồng ông xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo thịt và heo nái. Đối với mô hình chăn nuôi, lúc nào trong chuồng nhà ông cũng duy trì từ 20-30 con heo thịt, mỗi năm lợi nhuận thu được từ chăn nuôi heo trên 200 triệu đồng.   Mô hình chăn huôi heo của ông Cơne. Nhờ làm ăn đạt hiệu quả, tí

Lâm Đồng xây mô hình du lịch nông nghiệp

Lâm Đồng xây mô hình du lịch nông nghiệp Du khách tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt - Ảnh: G.B   Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhất là những loại đặc sản, nông sản có ưu thế như rau, hoa, cây công nghiệp dài ngày, nuôi cá nước lạnh. Nhiều sản phẩm nông nghiệp được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như rau Đà Lạt, hoa Đà Lạt, trà B’Lao, cà phê Di Linh, dứa Ceydenne Đơn Dương, chuối La Ba, cá nước lạnh Đà Lạt... Cùng với đó là những mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở địa phương phát triển hàng đầu trong nước. Đây là những lợi thế để Lâm Đồng phát triển du lịch canh nông, nhất là tại địa bàn TP.Đà Lạt. Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Lâm Đồng, du lịch nông nghiệp hiện còn khá mới mẻ và chưa phổ biến. Chính sách hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của loại hình này chưa được chú trọng, các giải pháp phát triển vẫn còn hạn chế. Gần đây trên địa bàn bắt đầu xuất hiện một số mô hình

Triệt phá "công xưởng" chế thuốc trừ sâu giả ở TP.HCM

Triệt phá "công xưởng" chế thuốc trừ sâu giả ở TP.HCM Công an TP.HCM cho biết vừa triệt phá đường dây chuyên sản xuất các loại thuốc trừ sâu giả, nhái nhãn hiệu nổi tiếng rồi tuồn về các tỉnh miền Tây tiêu thụ với giá trị mỗi ngày cả trăm triệu đồng. Lượng lớn thuốc trừ sâu bị thu giữ.   Tối 23/12, các trinh sát thuộc Đội 7, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TPHCM đã ập vào căn nhà nằm tại số B21/448A, tổ 21, ấp 2 xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP HCM bắt quả tang 4 đối tượng gồm Nguyễn Vũ Hoài Anh (22 tuổi, quê tỉnh Bến Tre), Nguyễn Văn Thanh Tú (19 tuổi, quê tỉnh Hậu Giang), Nguyễn Văn Hiền (27 tuổi, quê tỉnh Bến Tre), Lê Văn Kương (23 tuổi, quê tỉnh Hậu Giang) đang sản xuất thuốc trừ sâu giả . Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở.   Qua kiểm tra cơ sở này, cơ quan chức năng phát hiện lượng lớn thuốc trừ sâu giả dán nhãn mác các thương hiệu như Chess, Filia, Til

Nhiều nông dân ở Đắk R’moan chuyển đổi cây trồng, nâng cao thu nhập

Nhiều nông dân ở Đắk R’moan chuyển đổi cây trồng, nâng cao thu nhập Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn đưa một số giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, đó là cách mà nhiều nông dân xã Đắk R’moan (Gia Nghĩa - Đắk Nông) đang thực hiện có hiệu quả. Nhiều năm gắn bó với cây cà phê, nhưng do đất ít, chỉ có 4 sào, trong khi cà phê lại già cỗi, đầu tư nhiều, lợi nhuận mang lại thấp, nên gia đình chị Nguyễn Thị Liên ở thôn Tân Lợi đã tính đến chuyện chuyển đổi cây trồng để mong có thu nhập ổn định hơn. Vì vậy, năm 2014, sau khi tham khảo cách làm kinh tế của người thân ở Lâm Đồng, chị đã mạnh dạn chuyển đổi 1 sào cà phê sang trồng cây dương xỉ Pháp. Mô hình trồng dương xỉ Pháp của gia đình chị Liên đem lại thu nhập cao, ổn định   Theo chị Liên thì sau 2 năm, thấy trồng dương xỉ chi phí ít, thị trường, giá cả ổn định, nên đến nay, gia đình chị đã chuyển đổi toàn bộ đất cà phê sang trồng loại cây này.

Nông dân Đác Lắc làm giàu từ cây hồng hoa

Nông dân Đác Lắc làm giàu từ cây hồng hoa Cây hồng hoa được đưa vào trồng thử nghiệm tại Đác Lắc từ năm 2014 tại huyện Buôn Đôn, Krông Ana, thành phố Buôn Ma Thuột.   NDĐT - Cây hồng hoa (còn gọi là cây bụp giấm hay atiso đỏ, tên khoa học là Hibiscus sabdariffa) được đưa vào trồng thử nghiệm tại Đác Lắc từ năm 2014 tại Buôn Đôn, Krông Ana, thành phố Buôn Ma Thuột. Cây hồng hoa cho thu hoạch sau 4 tháng gieo trồng, năng suất trung bình đạt từ 13 đến 17 tấn hoa tươi/ha, giá dao động từ 5 đến 15 nghìn đồng/kg, thời gian thu hái từ cuối tháng 10 đến hết tháng 12, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân địa phương. Cây hồng hoa còn gọi là cây bụp giấm hay atiso đỏ.   Cây thích nghi với nhiều loại thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau, có khả năng sinh trưởng ở những nơi có địa hình đồi dốc, cằn cỗi.   Nông dân xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn thu hoạch hồng hoa sau 4 tháng gieo trồng.   C

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 21-27/12)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 21-27/12) Tại các tỉnh phía Nam, rầy nâu sẽ xuất hiện rộng hơn và có mật số cao hơn, tập trung phổ biến ở tuổi trưởng thành   (Ảnh minh hoạ - Nguồn: Agriviet.com) 1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc: - Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành xuất hiện rải rác, mật độ nơi cao 1-3 con/m2; trứng rải rác, nơi cao mật độ 0,2-1 ổ/m2. - Chuột, ốc bươu vàng gây hại nhẹ trên lúa gieo sạ. b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên: - Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục nõn... phát sinh hại cục bộ trên lúa ĐX sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh. - Chuột: Hại nhẹ rải rác trên lúa ĐX sớm ở một số địa phương. Hại cục bộ giống gieo vùng ven làng, đồi gò. - Ốc bươu vàng: Lây lan mạnh theo nguồn nước. c) Các tỉnh phía Nam: - Do thời tiết thuận lợi, bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh phát triển, trong 7 ngày tới bệnh đạo ôn có thể tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên trà lúa ĐX sớm giai đoạn đẻ nhánh và lúa TĐ - mùa giai đoạn đ

Hà Nội quy hoạch khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Hà Nội quy hoạch khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Một vườn dâu công nghệ cao tại Đà Lạt. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN) Ngày 18/12, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội công bố quy hoạch phân khu, tỷ lệ 1/2.000, sản xuất dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Thủ đô. Quy hoạch phân khu xây dựng khu sản xuất, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các khu chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển ứng dụng công nghệ cao của thành phố. Đồng thời khu này sẽ là mô hình mẫu có ý nghĩa thiết thực nhằm chuyển giao mạnh mẽ với tiến bộ kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, góp phần phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng hiện đại bền vững. Quy mô diện tích khu đất nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 75,95 ha thuộc phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội; trong đó sẽ xây dựng trung tâm nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao kỹ thuật sản x

Cây ăn quả Hà Nội lên hương

Cây ăn quả Hà Nội lên hương Hà Nội hiện có 15.161 ha cây ăn quả, tập trung ở hai vùng chính đồi gò và bãi ven sông, chủ yếu ở các huyện Ba Vì 1.986 ha, Chương Mỹ 1.016 ha, Sóc Sơn 1.257 ha, Sơn Tây 853 ha, Mê Linh 765 ha. Trong rất nhiều loại đặc sản nức tiếng của Thủ đô đầu tiên phải kể đến cam Canh, thứ trái cây từng được làm vật để tiến cống cho các bậc vua chúa ngày xưa. Trước đây cam Canh chủ yếu trồng ở huyện Từ Liêm (cũ) nhưng ngày nay đã phát triển sang các huyện Đông Anh, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai... Mùa vụ của cam Canh bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến Tết Nguyên đán. Bưởi Diễn, đặc sản của Thủ đô.   Tiếng gọi là cam nhưng cam Canh chính là một loại quýt. Cây sinh trưởng khoẻ, tán hình dù, lá màu xanh đậm, thường cao 3-3,5 m, đường kính 3-4 m, ra hoa tháng 2-3, thu hoạch tháng 11-12. Quả cam Canh hình cầu dẹt, trọng lượng trung bình 80 -120 gram. Cam Canh thích nghi rộng, trồng được ở nhiề

Nhật Bản nghiêm túc triển khai thỏa thuận nông nghiệp với Việt Nam

Nhật Bản nghiêm túc triển khai thỏa thuận nông nghiệp với Việt Nam   Nông dân Cà Mau đang chăm sóc trà lúa Đông-Xuân. (Ảnh: Kim Há/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ trưởng Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản Hiroshi Moriyama khẳng định Nhật Bản sẽ nghiêm túc triển khai các cam kết trong thỏa thuận hợp tác nông nghiệp trung và dài hạn với Việt Nam. Tuyên bố được đưa ra trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Moriyama với Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Quốc Cường ngày 14/12. Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Hiroshi Moriyama và Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã trao đổi về các biện pháp tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trên các lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước trong thời gian tới. Bộ trưởng Moriyama cho biết ông vui mừng trước sự hợp tác ngày càng phát triển trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp giữa hai nước trong thời gian qua. Ông đánh giá cao cơ chế đối thoại cấp cao về nông nghiệp giữa hai nước và việc hai nước đã ký Tầm nhìn trung và dài hạn tron

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần từ 14-20/12/2015

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần từ 14-20/12/2015 Tại các tỉnh phía Nam, rầy tiếp tục phát triển ở tuổi 3-5, trưởng thành di trú do lúa TĐ đang thu hoạch rộ 1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng rải rác trên các trà mạ chiêm. b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên - Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục nõn... phát sinh hại cục bộ trên lúa ĐX sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh. - Chuột: Hại nhẹ rải rác trên lúa ĐX sớm ở một số địa phương. Hại cục bộ diện tích lúa gieo vùng ven làng, đồi gò. - Ốc bươu vàng: Lây lan mạnh theo nguồn nước. c) Các tỉnh phía Nam - Rầy tiếp tục phát triển ở tuổi 3-5, trưởng thành di trú do lúa TĐ đang thu hoạch rộ. Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu ngoài đồng, phun trừ khi ruộng lúa xuất hiện với mật số cao nhằm tránh thiệt hại do rầy nâu gây ra và di trú mang mầm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở các tỉnh Đông Nam bộ theo gió mùa đông bắc đến các trà

Tràn lan phân bón, thuốc trừ sâu dỏm

Tràn lan phân bón, thuốc trừ sâu dỏm Tình trạng thuốc trừ sâu dỏm, phân bón kém chất lượng lại rộ lên ở ĐBSCL, làm nhiều nông dân lâm vào cảnh trắng tay Thời gian qua, Báo Người Lao Động liên tục nhận được thư phản ánh của nhiều người dân ở ĐBSCL về tình trạng đại lý vật tư nông nghiệp bán phân bón và thuốc trừ sâu kém chất lượng hoặc hàng giả. Sau một thời gian dốc sức đầu tư vào ruộng vườn, không ít nông dân lâm vào cảnh thất bát, nợ nần. Tiền mất tật mang ĐBSCL là vùng trồng lúa, trái cây và nuôi thủy sản lớn nhất nước nên đây là thị trường béo bở cho các đại lý vật tư nông nghiệp. Thế nhưng, thị trường có hàng ngàn loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) khiến nông dân như đứng giữa “ma trận”, họ chỉ mua theo cảm tính khi thấy quảng cáo trên truyền hình hoặc nghe lời mời mọc của nhân viên tiếp thị. Ông Lê Thanh Phong (ngụ xã Huyền Hội, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) cho biết: “Tôi canh tác 2 ha lúa, khi thấy trên truyền

Các loại rau không cần chăm vẫn lớn như thổi

Các loại rau không cần chăm vẫn lớn như thổi Ít sâu bệnh, chỉ cần tưới nước đều là các cây ngót Nhật, ngải cứu... có thể mọc xanh tốt sau 1-2 tháng chăm sóc. 1. Ngót Nhật Ngót Nhật sống tốt trong điều kiện khắc nghiệt. Giống cây mới này được các chị em trồng nhiều trong vài năm gần đây. Cây có thể nấu canh, xào ăn vị gần giống với mồng tơi. Dù không phải cây bản địa của Việt Nam nhưng ngót Nhật lại rất dễ trồng, có thể giâm cành. Cây ít sâu bệnh và xanh tốt trong cả thời tiết giá rét.   2. Ngải cứu Bạn nên trồng một ít ngải cứu trong vườn vì cây có nhiều công dụng. Cây vừa được sử dụng làm thuốc vừa để chế biến các món ăn như trứng ngải cứu, gà tần, hấp chung với cá. Cây có thể trồng bằng cành hoặc hạt. Cây mọc rất nhanh, có thể um tùm cả thùng xốp sau 1-2 tháng.   3. Lá lốt Các món ăn làm từ lá lốt quen thuộc với người dân Việt Nam.

Đằng sau “hiện tượng hồ tiêu”

Đằng sau “hiện tượng hồ tiêu” Một trong những điểm sáng trong xuất khẩu nông sản từ đầu năm đến nay là xuất khẩu hồ tiêu. Trong bối cảnh bức tranh xuất khẩu nông sản nói chung khá ảm đạm và có bước lùi thì trong 11 tháng năm 2015, cả nước xuất khẩu 124 nghìn tấn hồ tiêu, trị giá gần 1,2 tỷ USD, tăng 2,8% về giá trị so năm 2014, đây rõ ràng là một bước tiến đáng ghi nhận. Đặc biệt, hồ tiêu đã trở thành “hiện tượng” khi điệp khúc “được mùa, mất giá” đã không diễn ra.   (Ảnh Minh hoạ - Nguồn vietq.vn)   Tuy nhiên, đằng sau sự tăng trưởng khá ngoạn mục này, không phải không có những mối lo tiềm ẩn. Có ý kiến cho rằng, giá hồ tiêu cao trong thời gian dài là động lực làm bùng nổ diện tích trồng mới, tạo áp lực lên các cây trồng công nghiệp khác như cà-phê, nhất là cao-su khi giá xuống quá thấp. Đã xuất hiện tình trạng trồng hồ tiêu xen trong vườn cà-phê, điều, thậm chí đã manh nha hiện tượng người dân chặt bỏ một số loại cây trồng khác

Trồng cây dược liệu, hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp

Trồng cây dược liệu, hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp Chăm sóc vườn a-ti-sô tại phường 12, TP Đà Lạt (Lâm Đồng)   Chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu hàng hóa là một trong những chủ trương của Đảng, Nhà nước trong tái cơ cấu nền nông nghiệp. Việc lựa chọn cây trồng phù hợp gắn với kỹ thuật trồng trọt, thu hái, chế biến theo hướng dẫn GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO) là một thách thức, đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa "bốn nhà" (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân) để tạo ra hướng phát triển mới trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay.   Bài 1: Cần quản lý và phát triển cây dược liệu một cách khoa học Đã từ lâu, ở nước ta có nhiều mô hình trồng dược liệu của bà con mang lại giá trị kinh tế cao, lên đến hàng trăm triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với nhiều cây trồng khác. Tuy nhiên, việc phát triển và sử dụng dược liệu đang b

Trồng Atiso chuyên lá - hướng đi mới cho nông dân Đơn Dương

Trồng Atiso chuyên lá - hướng đi mới cho nông dân Đơn Dương Nhắc đến Atiso người ta thường nghĩ rằng loại cây này chỉ phù hợp với khí hậu Đà Lạt và Lạc Dương. Tuy nhiên, gần đây, nằm trong chương trình đa dạng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã đưa vào trồng thử nghiệm cây Atiso tại địa phương và bước đầu đã đem lại kết quả khả quan, được nông dân trong vùng phát triển ra diện rộng. Và quan trọng hơn nữa là toàn bộ diện tích Atiso của Đơn Dương được bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng tiêu thụ. Bà con nông dân thu hoạch atiso chuyên lá   Gia đình ông Huỳnh Văn Trung (xã Ka Đô, huyện Đơn Dương) đã chuyển đổi từ việc canh tác cây rau, cà chua sang cây Atiso được gần 1 năm nay. Ban đầu, ông có nhiều lo lắng nhưng được sự hỗ trợ về nguồn giống chất lượng và kỹ thuật canh tác từ chính đơn vị bao tiêu sản phẩm cùng với sự nỗ lực học hỏi của bản thân, đến nay, ông đã sở hữu một vườn Atiso tươi t

32 doanh nghiệp Nhật đến VN khảo sát nông nghiệp

32 doanh nghiệp Nhật đến VN khảo sát nông nghiệp Một phái đoàn gồm đại diện 32 doanh nghiệp Nhật Bản sẽ bắt đầu một chương trình khảo sát nông nghiệp tại Việt Nam từ ngày 7-12 đến ngày 12-12 nhằm tìm kiếm các cơ hội đầu tư, theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO).   Trái cây trong nước bán trong siêu thị. Hợp tác nông nghiệp với Nhật Bản sẽ giúp nông sản Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới - Ảnh minh họa: Quốc Hùng   Các doanh nghiệp Nhật tham gia chuyến khảo sát, do JETRO tổ chức, sẽ đến tìm hiểu một số khu vực sản xuất nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam, nông trại và gặp gỡ với lãnh đạo chính quyền địa phương và các doanh nghiệp có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Theo lịch trình, đoàn sẽ làm việc với một số doanh nghiệp địa phương tại Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Cần Thơ, TPHCM và Lâm Đồng. JETRO cho biết đoàn hy vọng sau chuyến khảo sát này sẽ thu thập được thông tin để tìm kiếm đối tác kinh doanh. Các do

Vụ cà phê đau buồn

Vụ cà phê đau buồn Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam nhận định vụ mùa năm nay là vụ cà phê "đau buồn" không chỉ của người nông dân mà cả doanh nghiệp xuất khẩu. Bà Thanh, người có gần một ha cà phê tại tỉnh Kon Tum than thở, từ đầu tháng 11 đến nay cà phê tại đây đã rầm rộ thu hoạch, tuy nhiên, giá lại rớt thê thảm chỉ dao động quanh 6.000-7.000 đồng một kg thay vì 9.000 đồng như năm trước. Trong khi đó, giá nhân công tăng cao từ 200.000 lên 300.000 đồng một ngày nhưng lao động không hiệu quả, còn thuê khoán thì 100.000 đồng một tạ. Ngoài ra, chủ vườn thậm chí còn phải đổ xăng cho người lao động thì mới thuê được người.   Cà phê năm nay không chỉ mất mùa mà giá còn giảm. Ảnh:   MH . “Vì nhân công quá đắt, giá cả lại sụt giảm, cộng thêm thời tiết năm nay thiếu thuận lợi khiến sản lượng cà phê giảm 30-40% nên 2 mẹ con tôi không dám thuê người vì sợ lỗ, đành tự thân vận động hái tới 20 ngày mà vẫn