Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2015

Phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn vải sau thu hoạch

Phòng trừ sâu bệnh hại cho vườn vải sau thu hoạch Mùa thu hoạch vải chính vụ ở các địa phương như Lúc Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương) đã kết thúc. Đây cũng cũng chính là lúc bà con nông dân cần tập trung vào cải tạo vườn vải, nhất là áp dụng ngay các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại để phục vụ cho vụ sau, nhất là đối với những vườn vải xuất khẩu Tây Đô xin giới thiệu cùng những nhà làm vườn quy trình phòng trừ sâu bệnh hại do Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) hướng dẫn. Dọn vườn, loại trừ sâu bệnh ngay sau thu hoạch Nhà trồng hơn 500 gốc vải, anh Trần Văn Nam ở thôn Kép, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, anh đã làm quen dần với việc sản xuất vải thiều sạch theo hướng dẫn của cán bộ BVTV địa phương. Theo anh Nam, do các trà vải thiều năm nay thu hoạch sớm hơn so với năm trước từ 7 - 10 ngày nên việc đốn, tỉa cành sau thu hoạch sẽ sớm hơn. Những cây năm trước đã được đốn, tỉa cành đúng kỹ thuật, bà con dùng dao phát toàn bộ

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (27/7 - 2/8)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (27/7 - 2/8) Tại các tỉnh phía Bắc, rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục phát sinh tích lũy mật độ và gây hại trên lúa giai đoạn làm đòng - trỗ   (Ảnh minh hoạ) 1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc - Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại tăng trên lúa giai đoạn bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh tại khu vực gần ao hồ, đầm. Mức độ hại nhẹ đến trung bình. - Chuột tiếp tục phát sinh, gây hại tăng trên lúa HT giai đoạn làm đòng, trỗ. Lúa mùa giai đoạn đẻ nhánh rộ đứng cái, hại nặng những vùng gần gò bãi, mương máng, khu vục gần làng, vùng có mật độ chuột cao chưa được phòng trừ. - Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng; trứng nở, sâu non gây hại diện hẹp trên trà lúa sớm - chính vụ vào cuối tháng 8 đầu tháng 9. Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mật độ trưởng thành, trứng trên ruộng và có biện pháp phòng trừ kịp thời. - Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục phát sinh tích lũy mật độ và gây hại trên lúa giai đoạn

7 tháng nhập khẩu hơn 13 tỉ USD

7 tháng nhập khẩu hơn 13 tỉ USD Bộ NN&PTNT cho biết, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 7 tháng đầu năm 2015 ước đạt 13,34 tỉ USD, tăng 7,1% so với năm cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính đạt khoảng 10,12 tỉ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh hoạ) Trong số các nhóm ngành hàng nhập khẩu, hiện phân bón và ngô đang dẫn đầu về mức tăng tưởng khối lượng cũng như giá trị nhập khẩu. Về phân bón, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 7 đạt 521.000 tấn với giá trị 161 triệu USD. Như vậy, khối lượng nhập khẩu phân bón 7 tháng đầu năm 2015 đạt 2,56 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 811 triệu USD, tăng 18,5% về khối lượng và cũng tăng 18,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, mặc dù thị phần thấp hơn năm 2014, nhưng vẫn chiếm tới 45,4 % tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này. Các thị trường có giá trị nhập khẩu tăng mạnh so vớ

Nhãn lồng Hưng Yên mất mùa

Nhãn lồng Hưng Yên mất mùa Vào trung tuần tháng 8 là mùa nhãn lồng Hưng Yên nhưng năm nay, bà con “ủ rũ” vì trong vườn xuất hiện những cây nhãn không quả. Vườn nhãn không quả của gia đình ông Cừ - Ảnh: Trần Hạnh Tại xã Hồng Nam, TP. Hưng Yên, khu vực có đặc sản “nhãn lồng Phố Hiến” nổi tiếng, nhiều hộ dân cho biết, sản lượng nhãn năm nay giảm đáng kể. Gia đình ông Nguyễn Văn Cừ, hộ trồng nhiều nhãn nhất xã Hồng Nam chia sẻ: “Với 1,4 ha, nếu như năm ngoái sẽ cho sản lượng gần 30 tấn nhãn, thì năm nay sản lượng không bằng một nửa”. Theo ông Cừ, cơn mưa axit cuối tháng 2 đầu tháng 3 vừa qua đã khiến cho hoa nhãn bị hỏng. Những cây nhãn ra hoa vào đúng dịp này, coi như là không đậu được quả nào. Vườn nhãn nhà ông Cừ có tổng cộng trên 400 cây nhãn thì gần 2/3 số cây không có quả. Không chỉ vườn nhãn nhà ông Cừ, mà hầu như hộ dân nào trong xã cũng mất mùa kiểu này. Ngoài tình trạn

Ngâm nước đất trồng, xử lý sâu bệnh

Ngâm nước đất trồng, xử lý sâu bệnh Đất chuyên canh rau màu có rất nhiều loài sâu, nấm, vi khuẩn, tuyến trùng cùng tồn tại trong đất và gây hại cây trồng; chúng được tích lũy và nhân lên qua các vụ/lứa rau màu. Ngâm nước là biện pháp kỹ thuật luân canh cạn - nước đơn giản, tạo môi trường không thuận lợi, phòng trừ hiệu quả sâu bệnh phát sinh, gây hại cho vụ sau. Đông Anh là huyện có diện tích trồng rau lớn của thành phố Hà Nội, trong đó xã Vân Nội là địa phương điển hình SX chuyên canh quanh năm với đa dạng các chủng loại rau ăn lá như cải canh, cải ngồng, cải ngọt, cải chíp, cải Đông Dư… Ngâm nước đất trồng là biên pháp đơn giản nhất hạn chế sâu bệnh. Do các lứa rau cải được gieo trồng liên tiếp trong năm nên là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bọ nhảy. Nhằm tìm ra biện pháp ngăn ngừa bọ nhảy gây hại trên cây rau cải, đặc biệt là giảm số lần phun thuốc BVTV hóa học độc hại, năm 2014

Hạn hán, sâu bệnh, xâm nhập mặn gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp

Hạn hán, sâu bệnh, xâm nhập mặn gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp Nhiều diện tích ngô ở xã Tả Gia Khâu (Mường Khương, Lào Cai) đang bị khô héo vì hạn hán. Ảnh Báo Lào Cai   Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 20-22 độ vĩ bắc cho nên ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) có mưa dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai cho biết, từ tối ngày 17 đến 7 giờ ngày 18-7, khu vực Tây Bắc Bộ rải rác có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến dưới 30 mm, một số trạm có lượng mưa lớn như Bắc Mê (Hà Giang) 82 mm, Bắc Quang 76 mm (Hà Giang), Phương Viên (Bắc Cạn) 69 mm, Bảo Yên (Lào Cai) 48 mm... Ngoài ra, theo dự báo, mực nước sông Thao tiếp tục lên nhanh trong 12 giờ tới, hạ lưu sông Lô tiếp tục dao động theo điều tiết của hồ Tuyên Quang và Thác B

Kỹ thuật trồng cây Bòn bon cho sai quả, tránh sâu bệnh

Kỹ thuật trồng cây Bòn bon cho sai quả, tránh sâu bệnh Bòn bon có nguồn gốc ở Đông Nam Á, phân bổ nhiều ở Thái Lan, Indonesia, Philippies, Malaysia và Việt Nam. Cây Bòn bon cao khoảng 15 – 20m, lá kép long chim, cụm hoa đơn độc hoặc từng chùm ở trên thân hay trên cành to, hoa lưỡng tính, Quả nhỏ hình cầu màu vàng rạ, võ quả có lông nhung có 4-5 múi, nhưng thường chì có 1-2 hạt. Phấn thoái hóa không thụ phấn được cho nhụy. Hạt vì vậy gọi là vô giao (apomitic) giống hệt cây mẹ.   Cây Bòn bon cần được chăm sóc đúng kỹ thuật mới đạt năng suất, tránh sâu bệnh Cây Bòn bon được coi là một trong những loại cây ăn quả phát dục chậm nhất trồng từ hạt 10-15 năm mới ra hoa kết quả.Tuy không yêu cầu cao lắm về đất, nhưng tốt nhất là đất sâu, thoát nước, nhiều mùn có thể là đất pha cát, li mông (bùn), li mông pha cát mịn, hoặc cát pha li mông. Quan trọng nhất là phải thoát nước và nước ngầm không được quá gần mặt đất. Là cây của rừng nhiệt đới ẩm, kh

Đầu tư vào nông nghiệp, còn nhiều rào cản

Đầu tư vào nông nghiệp, còn nhiều rào cản Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các DN vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lớn của ngành Rất nhiều nút thắt, bất cập trong đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn đã được các DN nêu ra trong các cuộc trao đổi, đối thoại với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tổ chức mới đây tại Hà Nội và TP. HCM. Hiện nay đang có xu hướng nhiều DN, tập đoàn lớn tìm hiểu cơ hội và mong muốn đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn như Vingroup, Him Lam, Viettel, FLC… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập nhóm thu hút đầu tư nông nghiệp - nông thôn với sự tham gia của các cơ quan quản lý thuộc Bộ và 30 DN nòng cốt đầu tư trong nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu những rào cản không được tháo gỡ, rất khó thu hút DN bỏ vốn vào lĩnh vực này. Trước hết phải kể đến bất cập trong nhóm chính sách hỗ trợ DN. Đơn cử, chính sách quy định, khi quy hoạch hạ tầng cơ sở cho dự án đầu tư nông nghiệp, Nhà nước

Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đối phó với thời tiết khắc nghiệt

Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đối phó với thời tiết khắc nghiệt Ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Ninh Thuận là vùng khô hạn nhất nước. Cơn đại hạn vừa qua đặt ra yêu cầu cấp bách đối với ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thời tiết ngày càng có xu hướng khắc nghiệt hơn.  Xã Phước Nam, huyện Thuận Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do đợt hạn vừa qua với hàng chục ha trồng lúa không thể canh tác được. Người dân địa phương đã chuyển đổi diện tích đất lúa sang trồng cây ngắn ngày chịu hạn, ưu tiên trồng cỏ để phát triển đàn gia súc. Thôn Văn Lâm 4 thuộc xã Phước Nam đã chuyển 22 ha đất trồng lúa sang trồng cỏ, đậu xanh và bắp. Mô hình trồng cỏ voi làm thức ăn chăn nuôi trên đất khô hạn. (Ảnh: KT) Ông Thiên Sanh Thể ở xã Phước Nam

El Nino sẽ ảnh hưởng tới nhiều loại cây trồng ở châu Á và Nam Mỹ

El Nino sẽ ảnh hưởng tới nhiều loại cây trồng ở châu Á và Nam Mỹ Cơ quan dự báo thời tiết của Chính phủ Mỹ mới đây cho biết El Nino có thể sẽ kéo dài hơn so với những dự báo trước đây, và chắc chắn sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới Bán cầu Bắc đến tận mùa Xuân năm sau. Theo Trung tâm Dự báo Khí hậu (CPC) của Cơ qna Dự báo Thời tiết Quốc gia Mỹ, có tới 90% khả năng El Nino sẽ tiếp tục kéo dài qua mùa đông, và 80% khả năng sẽ kéo dài tới đầu mùa Xuân ở Bán cầu Bắc. Như vậy, hiện tượng này sẽ kéo dài hơn 9 tháng so với những dự báo trước đây. El Nino – làm cho nước bề mặt của Biển nóng lên – có thể gây hậu quả xấu đối với nông nghiệp, làm mưa nhiều mà gây lũ lụt ở Nam Mỹ nhưng lại gây nóng và khô hạn ở châu Á và miền Đông châu Phi. CPC cho rằng với riêng nước Mỹ, ảnh hưởng của El Nino trong mùa Hè này sẽ không lớn, song sẽ gia tăng vào mùa Thu và mùa Đông. Các khu vực trồng trọt chính của Mỹ có thể có nhiều mưa hơn, mùa bão (tháng 6- tháng 11) có thể

Nông nghiệp 6 tháng đầu năm: Khó cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu

Nông nghiệp 6 tháng đầu năm: Khó cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu (Ảnh minh hoạ - nguồn anhbaochi.org)   Xuất khẩu nông sản quý I/2015 đã có sự sụt giảm mạnh cả về giá trị và kim ngạch, với mức giảm trên 10% so với cùng kỳ năm 2014. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt khoảng 14,42 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Có 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm là lúa gạo, cao su, cà phê, tôm và cá.  Từ đầu tháng 4, giá lúa đã giảm khá mạnh trong khi năng suất lúa năm nay đạt khá cao.   Cùng với đó là xu hướng xuất khẩu các mặt hàng nông sản được coi là thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà phê và thủy sản đều chững lại. Do vậy, trong 6 tháng đầu năm, giá trị nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng có 2,3%, đóng góp vào mức tăng GDP 0,42 điểm phần trăm, thấp hơn  năm ngoái  tới 13 điểm phần trăm.   Sự sụt giảm này đã gây ảnh hưởng nhất định tới cán cân thương mại và các

Từ nông dân thành tỷ phú trăm triệu nhờ cây trồng

Từ nông dân thành tỷ phú trăm triệu nhờ cây trồng Khởi nghiệp chỉ với số vốn nhỏ nhoi vay mượn được họ đã biến mảnh vườn nhà thành nơi hái ra tiền, biến những nông dân thành tỷ phú trăm triệu. Làm giàu từ cây giống Anh Khương bên vườn cây giống cho lãi hơn 300 triệu đồng/năm Anh Lê Ngọc Khương (34 tuổi) nổi tiếng tại xã Đông Phước A, Châu Thành, Hậu Giang với biệt danh tỷ phú giống cây trồng. Cơ sở cây giống Sáu Quang của anh được người dân biết đến là nơi cung cấp các sản phẩm cây giống chất lượng trong vùng. Luôn có mặt trong các kỳ hội chợ ở các tỉnh ĐBSCL trong suốt nhiều năm liền, hệ thống cây giống của anh luôn chiếm được niềm tin của người dân và đưa lại thu nhập khủng cho gia đình anh. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khó, cậu bé út trong gia đình đã phải dừng việc học khi vừa hết lớp 9. Bám trụ với 1,4 ha lúa của gia đình nhưng không đưa lại hiệu quả cao về kinh tế, khó khăn cứ mãi khó khăn. Chàng tr

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (13 - 20/7)

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (13 - 20/7) Ảnh minh hoạ   Tại các tỉnh phía Bắc, ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên mạ, lúa mùa giai đoạn bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh tại khu vực gần ao hồ, đầm 1. Trên lúa a) Các tỉnh phía Bắc - Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy lứa 4 có khả năng phát sinh gây hại cục bộ trên lúa HT giai đoạn đứng cái - làm đòng. - Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên mạ, lúa mùa giai đoạn bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh tại khu vực gần ao hồ, đầm. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, hại nặng tại những chân ruộng chưa được phòng trừ trước và sau gieo cấy. - Chuột tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên mạ, lúa mới gieo cấy vùng gần gò bãi, mương máng, khu vục gần làng. Cần thực hiện vệ sinh đồng ruộng; tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột trước và đầu vụ SX. - Châu chấu, sâu keo, sâu năn: Có khả năng gây hại tăng trên lúa mùa đẻ nhánh, hại nặng những chân ruộng gần các khu đất bỏ hoang không gieo trồng, khu vực miền núi. - Ngoài ra,

Dâu xiêm miền Tây giá cao

Dâu xiêm miền Tây giá cao Dâu miền Tây có nhiều loại, phổ biến nhất là hạ châu, bòn bon, dâu xanh và dâu xiêm. Riêng dâu xiêm năm nay có giá cao hơn năm ngoái, bình quân 13.000–15.000 đồng/kg, cao gấp 3-4 lần dâu bòn bon và dâu xanh, tương đương với dâu hạ châu. Ông Lý Văn Sàng ở khu vực 3, phường Ba Láng, quận Cái Răng (TP Cần Thơ) cho biết, vườn dâu của ông rộng 12.000 m2 trồng đủ loại, sản lượng mỗi năm trên 20 tấn, trong đó dâu xiêm chỉ hơn 1,5 tấn nhưng thu nhập đáng kể nhờ có giá cao so với các loại dâu khác.   Tây Đô - Dâu xiêm được bày bán dọc theo các tỉnh lộ miền Tây.   Ông cho biết dâu xiêm trái to, dài, màu vàng, mùi vị thơm ngon, ngọt dịu và có bột. Một cây dâu xiêm trưởng thành khoảng 7 năm tuổi, mỗi vụ có thể cho 200-300 kg trái. Cây càng lâu năm năng suất càng cao. Đây là giống dâu chỉ mới phát triển gần đây nên số lượng chưa nhiều. Hiện ông đang cung cấp cây giống (cây ghép) cho nhiều nhà vườn ở miền Tây.

Ngành thủy sản trước cơ hội giữ vững kim ngạch

Ngành thủy sản trước cơ hội giữ vững kim ngạch Theo thống kê của Bộ Công thương, trong sáu tháng đầu năm 2015 kim ngạch xuất khẩu hàng thủy hải sản Việt Nam sang các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ đã giảm đến 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa. Nguyên nhân chủ yếu là do đồng euro và yen Nhật mất giá so với USD làm hàng Việt Nam bị giảm sức cạnh tranh về giá. Bên cạnh khó khăn đó, ngành thủy hải sản Việt cũng đang phải đối mặt với việc giảm sút uy tín tại các thị trường truyền thống khi số lượng lô hàng bị trả về không ngừng tăng. Vài tháng trước, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã từ chối cấp phép nhập khẩu cho 107 lô tôm của Việt Nam do hàm lượng kháng sinh cao. Riêng trong hai tháng đầu năm 2015, số lô tôm bị FDA từ chối tương đương một phần ba tổng lô tôm bị từ chối trong năm 2014. Tháng 6 vừa qua, tại hội thảo “Hài hòa hóa quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y d

Để cây vú sữa cho trái sớm, thu lãi cao

Để cây vú sữa cho trái sớm, thu lãi cao Cũng giống như nhiều loại cây ăn trái khác, nhà vườn đều có thể “điều khiển” cho cây vú sữa ra trái sớm để thu lợi nhuận cao. Kinh nghiệm quý của anh Lê Văn Đông (Tổ trưởng Tổ sản xuất vú sữa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, ấp Long Trị, xã Bàng Long, huyện Châu Thành, Tiền Giang) đã giúp nhiều nhà vườn đổi đời. Vào khoảng cuối tháng 12 (âm lịch), khi trên cây vẫn còn một số trái (trái cuối mùa, xấu, chất lượng kém) thì tiến hành vặt bỏ trái, quét sạch vườn. Cắt bỏ những cành vô hiệu (cành bị sâu bệnh, cành chết khô, cành bên trong tán ít có khả năng cho trái…) để tạo lại tán. Nếu muốn, nhân dịp này tạo lại tán cho cây tròn trịa thì cũng có thể cắt bỏ cả những cành lớn cỡ cổ tay. Tạo tán xong, rút hết nước trong mương vườn (xiết nước), để đất vườn khô cằn lại. Sau khi xiết nước 10-15 ngày, khi thấy lá cây sắp héo thì tiến hành bơm nước vào đầy vườn (bơm lùa), giữ nước trong vườn để nước ngấm hết vào trong liếp đất.

Kỹ thuật trồng lạc xen sắn

Kỹ thuật trồng lạc xen sắn Để trồng lạc xen sắn đạt hiệu quả cao bà con cần lưu ý một số điểm: Làm đất kỹ, bón phân đầy đủ, nhất là bón lót, lên luống để trồng với khoảng cách và mật độ thích hợp, sao cho mỗi cây trồng đều tận dụng được không gian dinh dưỡng (ánh sáng, không khí, đất) để sinh trưởng và phát triển đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Với diện tích trên dưới 10.000 ha/năm, cây sắn đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho hàng nghìn hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo tại các vùng trung du và miền núi Bình Định, phát huy được lợi thế so sánh giữa các cây trồng khác. Tuy nhiên, năng suất bình quân sắn ở Bình Định chưa cao (khoảng 24,3 tấn/ha vào năm 2014), chất lượng củ thấp và độ đồng đều không cao; nguy cơ bạc màu, xói mòn rửa trôi đất trồng vẫn tiềm ẩn, SX thiếu bền vững, mà nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật canh tác, đầu tư thâm canh, độ phì đất, giá bán dao động lớn.   Trồng lạc xen sắn ở huyện

Sâu bệnh hại keo: Sâu ăn lá keo tai tượng

Sâu bệnh hại keo: Sâu ăn lá keo tai tượng Xin giới thiệu đặc điểm và biện pháp phòng trừ những loại sâu bệnh hại keo để các địa phương tham khảo, vận dụng Những đối tượng gây hại chính và nguy hiểm trên cây keo gồm sâu kèn nhỏ, mối, sâu nâu vạch xám, bệnh phấn trắng hại lá, bệnh thán thư, bệnh đen thân, bệnh bồ hóng, bệnh nấm hồng. sâu bệnh hại keo   Xin giới thiệu đặc điểm và biện pháp phòng trừ để các địa phương tham khảo, vận dụng. Có tới 30 loài sâu ăn lá keo tai tượng thuộc 14 họ và 3 bộ côn trùng khác nhau, trong đó bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) có số họ (9/14 họ) và số loài (23/30 loài) nhiều hơn cả. 2 họ có nhiều loài sâu ăn lá là họ Ngài đêm (Noctuidae 6 loài) và họ Sâu kèn (Psychidae 5 loài). Trong số 30 loài sâu ăn lá kể trên có 4 loài đã từng phát dịch ở mức độ khác nhau, nguy hiểm hơn cả là loài sâu nâu, sâu vạch xám rồi đến loài sâu chùa. - Sâu hại họ Noctuidae: Có thể đẻ 1.500 - 2.000 trứng, sâu non thành thục có kích thước 45 - 70 mm, màu nâu vàng