Những loại sâu bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 2 - 9/2)
Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại, bệnh chổi rồng tiếp tục hại cục bộ sắn giai đoạn củ to, thu hoạch
Rệp sáp bột hồng hại sắn
a) Các tỉnh phía Bắc: Chuột tiếp tục phát sinh gây hại và có xu hướng tăng trên diện tích mạ và lúa sạ, hại nặng cục bộ tại các vùng ven làng, gò bãi, vùng chưa tổ chức phòng trừ.
Bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh gây hại nhẹ đến trung bình trên mạ và lúa trà sớm, chủ yếu trên các giống nhiễm (Xi 23, IR 1820, X21, BC 15…) tại một số tỉnh Bắc Trung bộ.
Cần tập trung chăm sóc mạ, lúa mới cấy, tiếp tục phòng chống chuột đầu vụ và theo dõi sâu cuốn lá, ốc bươu vàng, rầy các loại, tuyến trùng, nghẹt rễ, bệnh đạo ôn lá.
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Bệnh đạo ôn lá, sâu năn, sâu cuốn lá nhỏ... rải rác hại cục bộ trên lúa ĐX cực sớm giai đoạn cuối đẻ nhánh, đứng cái; chuột, ốc bươu vàng, sâu keo, bọ trĩ, ruồi đục nõn... phát sinh hại chủ yếu lúa ĐX giai đoạn mạ, đẻ nhánh.
c) Các tỉnh Nam bộ
- Rầy nâu phổ biến tuổi 2 - 4 tiếp tục phát triển, gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh chủ yếu ở mức nhẹ, trung bình; giai đoạn lúa làm đòng, trỗ có thể nhiễm nặng cục bộ.
Khi phát hiện rầy nâu mật độ cao cần phun trừ kịp thời bằng các loại thuốc chống lột xác, không phối hợp các loại thuốc phổ rộng tránh nguy cơ bộc phát rầy ở giai đoạn sau và lan truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
- Bệnh đạo ôn lá tuy xu hướng giảm dần về diện tích nhiễm nhưng vẫn phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, đòng trỗ. Cần thăm đồng kiểm tra tình hình bệnh trên ruộng để phòng trị kịp thời. Các trà lúa trỗ cần lưu ý phòng ngừa tốt bệnh đạo ôn cổ bông.
- Ngoài ra, cần lưu ý bệnh bạc lá trên các trà lúa đòng, trỗ; chuột giai đoạn vào chắc đến chín.
- Các địa phương có gieo sạ lúa XH 2015, cần đảm bảo cày ải, phơi đất ngay sau thu hoạch lúa ĐX và giãn vụ tối thiểu là thời gian 15 ngày để bảo đảm an toàn về mặt dịch hại cũng như tránh ngộ độc hữu cơ.
2. Trên cây trồng khác
- Cây vụ đông: Tổ chức diệt trừ chuột. Bệnh đốm lá, rệp, sâu cắn lá, đục thân, bắp, ngô; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy trên rau tiếp tục phát sinh, gây hại với mức độ nhẹ, trung bình.
- Rau họ hoa thập tự: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn tiếp tục hại; sâu tơ, rệp hại tăng; bệnh đốm vòng hại nhẹ.
- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại; bệnh chổi rồng tiếp tục hại cục bộ sắn giai đoạn củ to, thu hoạch.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu có xu hướng giảm về diện tích nhiễm.
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại.
(Nguồn: nongnghiep.vn)
KHUYẾN CÁO
Để sử dụng thuốc bvtv hiệu quả đúng cách – đúng bệnh xin liên hệ Cty Vật Tự Tây Đô Long An, ngoài ra quý bà con có thể tham khảo thêm các sản phẩm tại đây